Phát biểu cảm nghĩ về một chuyện vui (hoặc chuyện buồn ) thời thơ ấu
1. Em hãy kể một trải nghiệm đáng nhớ nhất ( vui hoặc buồn) của bản thân.
2. Kể về 1 trải nghiệm thời ấu thơ ( vui hoặc buồn )
1)
Tham khảo:
Những trải nghiệm thật đáng trân trọng. Đặc biệt hơn cả khi được trải qua cùng với những người thân của mình.
Em sinh ra và lớn lên ở thành phố Hồ Chí Minh. Nghỉ hè, em đã cùng bố mẹ ra Hà Nội chơi. Gia đình em còn đến thăm nhà bác Hòa. Bác là anh trai của mẹ em. Mấy ngày ở Hà Nội, em đã được đến thăm nhiều nơi. Nhưng em cảm thấy thích nhất là được đến hồ Gươm, một điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội.
Chuyến đi của em có sự hướng dẫn của một hướng dẫn viên rất nhiệt tình. Đó là chị Thu, con gái của bác Hòa. Từ sớm, chị Hòa đã đến khách sạn để đón em. Đúng tám giờ sáng, hai chị em đi bộ bến xe buýt. Từ khách sạn ra bến xe mất khoảng năm phút. Đi xe buýt ở Hà Nội cũng là một trải nghiệm thú vị của em. Xe đến, hai chị em lên xe và trò chuyện rất vui vẻ. Đường phố Hà Nội thật đông đúc. Mất khoảng hai mươi phút là đến nơi.
Đến nơi, chị Thu đưa em đi dạo một vòng quanh hồ. Vừa đi, chúng em vừa trò chuyện rất vui vẻ. Chị còn giới thiệu cho em về hồ Gươm. Em đã biết thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích. Hồ Gươm nằm ở quận Hoàn Kiếm. Diện tích hồ không rộng lắm. Xung quanh hồ có rất nhiều cây xanh. Tháp Rùa nằm ở chính giữa hồ. Gần hồ còn có đài Nghiên, tháp Bút và cầu Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn.
Buổi trưa, chị đưa em đi ăn phở, một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Ở Sài Gòn cũng có phở, nhưng em cảm thấy phở ở Hà Nội đặc biệt thơm ngon hơn. Sau đó, chúng em còn đến thăm một số địa điểm gần hồ Gươm như Nhà Hát Lớn Hà Nội và Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Em và chị còn chụp rất nhiều bức ảnh kỉ niệm cùng nhau.
Chuyến đi tuy ngắn nhưng đã giúp em có được nhiều trải nghiệm bổ ích. Em cũng thêm yêu Hà Nội, thủ đô xinh đẹp của đất nước mình nhiều hơn.
2)
Tham khảo:
Kỉ niệm luôn đem đến cho chúng ta nhiều cảm xúc đẹp đẽ. Đặc biệt là những kỉ niệm thời thơ ấu đã trở thành hành trang quý giá trong cuộc sống của tôi cho đến bây giờ.
Trong gia đình, người tôi gắn bó nhất chính là ông nội. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Ông đã dạy cho chúng tôi rất nhiều bài học bổ ích. Và tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm đẹp về ông.
Trong kí ức của tôi, ông nội là một người rất yêu thích công việc trồng cây nên khu vườn trong nhà luôn xanh tốt quanh năm. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Cứ mỗi buổi chiều, ông lại ra vườn để chăm sóc cây cối. Còn nhớ lúc đó, tôi thường chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút chúng một cách nâng niu, cẩn thận. Ông nói rằng: “Cây cối cũng giống như con người cần được chăm sóc”. Nhờ vậy, mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi. Cây ổi cho tôi leo trèo cùng lũ bạn trong xóm. Cây cam cho trái thơm ngọt ngào. Những khóm hoa: đồng tiền, cẩm tú cầu, mười giờ... giúp tôi cảm thấy thư giãn sau một ngày học tập mệt mỏi. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”.
Không chỉ là chăm sóc cây trong vườn, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Những câu chuyện về cuộc sống ngày xưa. Một thời đã xa với những câu chuyện thật thú vị. Giờ đây, những kỉ niệm về ông chỉ còn lại trong kí ức. Nhưng tình cảm với ông vẫn còn mãi đây.
Những kỉ niệm thời thơ ấu cùng ông nội thật đẹp đẽ. Tôi tự hứa bản thân phải cố gắng học tập thật tốt, để ông sẽ luôn tự hào về đứa cháu của mình. Tôi rất yêu ông nội của mình.
Mỗi bài văn dài 4 trang
Cảm nghĩ về sách vở mk đọc hằng ngày
Cảm nghĩ về món quà mà em nhận được thời thơ ấu
Cảm nghĩ về vườn nhà
Cảm nghĩ về con vật nuôi ( con chó , mèo ,...)
Cảm nghĩ về mái trường thân yêu
Cảm nghĩ về dòng sông quê hương
Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu
Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
Cảm nghĩ vui buồn tuổi thơ
Hãy phát biểu cảm nghĩ về tuổi ấu thơ đi học qua một món quà tuổi thơ .
Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi.
Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.
Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.
Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó.
Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".
Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.
Tuổi thơ tôi gắn liền với sách vở, quà bánh nhưng tôi thích nhất là món quà mẹ tặng cho tôi hồi lớp 4. Đó chính là một quyển sách toán.
Có lẽ tôi không thể nào quên được cái ngày mà tôi nhận được quyển sách đó. Hôm ấy, mẹ đi làm về và đưa cho tôi một quyển sách. Tôi rất thích thú với món quà của mẹ cho. Ôi! quyển sách mới hay làm sao! Tôi đã có rất nhiều món quà của mẹ tặng cho nhưng đây là một món quà quý giá nhất mà tôi đã nhận được. Nó quý giá không phải vì giá trị vật chất mà ở chỗ nó đã đưa tôi đến một chân trời kiến thức. Nó đã giúp tôi biết thêm nhiều kiến thức về toán học và cả về cuộc đời của các nhà Toán học có tên tuổi.Đề 1. Kể lại một trải nghiệm của bản thân (mỗi một trải nghiệm viết thành một bài văn).
- Kể chuyện về trải nghiệm buồn.
- Kể chuyện về trải nghiệm vui.
- Kể chuyện về trải nghiệm lý thú, bổ ích…
Đề 2. Viết đoạn văn nêu cảm xúc về một bài thơ đã học.
Đề 1 thì theo mình bạn nên tham khảo ở đây: Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một trải nghiệm của bản thân (hoatieu.vn)
Đề 2 thì theo mình bạn nên tham khảo ở đây: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ lục bát hoặc bài ca dao đã học (doctailieu.com)
Bị điểm kém đối với nhiều người có lẽ chẳng phải là điều gì quá ghê gớm, thế nhưng đối với với một học sinh được xếp nhất lớp, thì đó là một sự xấu hổ vô cùng với bạn bè, với thầy cô và cả sự sợ hãi nếu như bố mẹ biết. Thế nên một đứa như tôi đã làm một việc rất hài hước và ngờ nghệch.
Lúc đó là thời lớp 5, khi mọi đứa trẻ đã bắt đầu lớn đã có suy nghĩ riêng và cũng nhận thức được tầm quan trọng của sĩ diện, lớp chúng tôi có sự phân bì rất lớn giữa những cá nhân có lực học tốt nhất lớp. Và bản thân tôi luôn là đứa đứng đầu, lại là lớp trưởng thế nên mẹ tôi tự hào về tôi lắm, cô chủ nhiệm cũng rất thích nói về tôi khi họp phụ huynh. Rồi có một ngày trong buổi kiểm tra thường xuyên, chẳng biết đầu óc tôi lú lẫn thế nào lại làm sai hai trên tổng số ba bài, kết quả là tôi được ba điểm, khi phát bài tôi sốc vô cùng. Tôi cảm thấy mặt mình nóng lên, tôi vội cất bài kiểm tra của mình đi. Cả buổi học hôm ấy tôi không thể vui vẻ nổi, tôi lại nghĩ đến mẹ và tôi tìm cách giấu bài kiểm tra, bởi sợ mẹ sẽ thất vọng và sẽ buồn vì tôi lắm.
Tôi đã giấu nó ở ngăn trong cùng của cặp sách, rồi khóa lại chỉ đơn giản vì tôi nghĩ mẹ sẽ không bao giờ lục cặp sách của tôi đâu. Ai ngờ tôi đã lầm, mẹ đã tìm ra bài kiểm tra của tôi, nhưng mẹ không mắng tôi mà mẹ chỉ lắc đầu cười nói với tôi: “Mẹ chưa thấy đứa nào dốt như mày, ai đời lại đi giấu bài kiểm tra trong cặp sách, tưởng mẹ không xem chắc, ít nhất ngày xưa mẹ còn biết thủ tiêu nó đi cơ. Sao mẹ sinh ra mày mà mày lại chẳng thông minh được như mẹ gì cả”. Tôi đứng hình với câu nói hóm hỉnh của mẹ, bỗng tôi thấy mình ngốc thật, đúng là trẻ con thì khó mà nghĩ xa xôi được. Sau đó mẹ nhẹ nhàng nói với tôi: “Mẹ nói nhé, con người cũng có lúc sai lầm, có lúc thất bại, nhìn xem bố mẹ trồng cà phê đâu phải chưa từng có cây bị chết, nhưng chính từ những cây chết đó bố mẹ mới rút được kinh nghiệm để trồng thành công cả vườn cà xanh tốt như bây giờ. Học tập cũng vậy, điểm kém là để con phấn đấu và không lơ là trong học tập, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho con, chứ không việc gì phải xấu hổ, người có bản lĩnh chính là người đứng lên từ thất bại để thành công con ạ”.
Những lời mẹ nói từ lâu ấy, tôi vẫn nhớ mãi đến hôm nay, tôi không biết nó là bài học thứ bao nhiêu mẹ dạy, mẹ ít chữ nhưng những gì mẹ dạy đều quý giá vô cùng. Nghĩ vậy tôi lại càng yêu mẹ hơn. Tuổi thơ của tôi lại có thêm một ký ức về lần phạm lỗi ngô nghê nhưng đắt giá.
Đề 1. Kể lại một trải nghiệm của bản thân (mỗi một trải nghiệm viết thành một bài văn).
- Kể chuyện về trải nghiệm buồn.
- Kể chuyện về trải nghiệm vui.
- Kể chuyện về trải nghiệm lý thú, bổ ích…
Đề 2. Viết đoạn văn nêu cảm xúc về một bài thơ đã học.
Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông ngoại. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.
Nhà ông tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.
Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.
Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ông nội. Vì ông đã dạy cho tôi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu thương và kính trọng ông rất nhiều.
Hãy viết một bài văn biểu cảm về một trong các đề sau: ( KHÔNG CHÉP MẠNG NHA!CẢM ƠN NHÌU ^^)
1.Cảm nghĩ về dòng sông(hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,, ...) quê hương
2.Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu
3.Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
4. Vui buồn tuổi thơ
5. Loài cây em yêu
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM
đề 1: cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
đề 2: vui buồn tuổi thơ
đề 3: loài cây em yêu
đề 4: cảm xúc về con vật nuôi
đề 5: cảm nghĩ về món quà mà em đã nhận thời thơ bé
Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện. Hãy chỉ ra những nội dung đó trong các đề sau:
a) Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây, …) quê hương.
b) Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.
c) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
d) Vui buồn tuổi thơ.
e) Loài cây em yêu.
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.
1. Chuẩn bị.
- Chọn một nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ) đã mang lại cho em nhiều cảm xúc (ví dụ: Ma-ri-a trong Nhà phát minh 6 tuổi, người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến, người bà trong Quả ngọt cuối mùa, chú gà con trong Bầu trời trong quả trứng,...),
- Điều gì ở nhân vật gây ấn tượng với em (ngoại hình, tính cách, suy nghĩ, hành động,...)
- Tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật đó như thế nào?
2. Tìm ý.
3. Góp ý và chỉnh sửa.
- Bố cục đoạn văn đầy đủ, rõ ràng.
- Thông tin về nhân vật được chọn lọc kĩ, thể hiện đúng đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm.
- Tình cảm, cảm xúc của em được nêu cụ thể.
1.
Bài tham khảo:
- Chọn một nhân vật: Nhân vật người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến.
- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em: Tính cách ấm áp và nhân hậu và cách hành động mua chậu lan mà không cần ai biết của ông.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất mến mộ và kính trọng ông nhạc sĩ.
2.
Mở đầu: Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em.
Triển khai:
- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em:
+ Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng.
+ Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến.
+ Em đã đọc lại câu chuyện nhân vật rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui.
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ.
Kết thúc: Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
3.
Em tiến hành góp ý cho đoạn văn của bạn và chỉnh sửa bài văn của bản thân nếu có