Hay giai thich cau tuc ngu " thuong nguoi nhu the thuong than ".
hay lap dan y cho de bai sau:
Hay chung minh cau tuc ngu:' Thuong nguoi nhu the thuong than'
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc. và trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam đó là tình yêu thương và long vị tha. Để dạy dỗ con cháu có một tấm long yêu thương đùm bao thì từ xa xưa ông bà ta có câu “thương người như thể thương thân”. Đó là một lời dạy vô cùng ý nghĩa, một lời nhắn nhủ vô cudng thiết thực đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống này.
II. Thân bài :
1. Giải thích câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Thân là chính bản thân mình, thương thân là thương chính bản thân mình. Khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc của bản thân.
- Thương người : người là mọi người xung quanh ta. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
- “ thương người như thể thương thân”: là yêu thương mình như thế nào thì yêu thương người khác như thế ấy. nếu người khác cũng lâm vào cảnh khó khăn khổ cực như ta đã từng thì cũng chia sẻ cảm thong với người đó.
2. Tác dụng của câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Là lời nhắc nhở chúng ta phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
- Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái
3. Chứng minh câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”
- Một cá nhân không thể tách rời tập thể, cộng đồng xã hội,…. Vd: cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc
- Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy
III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”
- Rút ra kinh nghiệm bản thân, bài học.
Viết doan van ngan neucam nhan cua em ve cac cau tuc ngu sau:
a)an qua nho ke trong cay
b)hoc an hoc noi hoc goi hoc mo
c)thuong nguoi nhu the thuong than
a, Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay......
b,“Học ăn, học nói,học gói, học mở” Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc.
Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức th& igrave; giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc....
c, Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người.
giai nghia cau''thuong nguoi nhu the thuong than''
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn. Để con cháu thấy được truyền thống quý báu của cha ông, ông cha ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.
Yêu thương con người, yêu thương đồng loại là điều kiện cần thiết trong xã hội loài người. Một xã hội mà mọi người đồng tâm đồng lòng, yêu thương giúp dỡ lẫn nhau, có phúc mọi người cùng hưởng, có họa mọi người cùng chịu, cái xã hội đó sẽ không có sự bất bình đẳng, sẽ không có sự phân biệt kẻ giàu người nghèo. Câu tục ngữ trên là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình: Như một lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại”, một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể”, – Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người chung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ… cho tấm thân ta. Thấm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc học như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.
Để tồn tại lên một xã hội thì những con người sống trong xã hội ấyphải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng, cùng nhau xây dựng, cùng góp sức để xã hội đó tồn tịa và phát triển. Trong gia đình mối quan hệ anh em, cha mẹ và con cái những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Nếu ai trong số những người thân trong gia đình gặp khó khăn, mọi người sẽ cùng chung tay gánh vác.
Ngoài những người thân trong gia đình chúng ta còn có bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia sẽ ngọt bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc làm mà ta phải thực hiện. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi có lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ… Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con ngời trong xã hội. Có thể nói tất cả mọi người đã sống trên trái đất này đều phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau, chia ngọt sẻ bùi cho nhau. Đó không chỉ là tình cảm giữ con người với con người mà nó còn trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, truyền thống ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi “một miếng khi đói bằng một gói khi no” của Đảng và Nhà nước ta để chung góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng hầu chia sẻ nổi đau với các nạn nhân của thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng “Thương người như thể thương thân” mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.Tiếp nối truyền thống quý báu của cha ông, cũng như thực hiện tốt lời dạy đó, mỗi chúng ta cần hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình là một việc làm tốt đáng để cho mọi ngời noi theo. Ngày nay, câu tục ngữ không còn mang ý nghĩa hẹp của cá nhân mà nó mang nội dung rộng lớn, nó trở thành tình cảm chung, nếp sống chung của toàn xã hội. Và tình cảm nhân đạo ấy được phát triển lan rộng qua mối quan hệ với cả cộng đồng nhân loại. Thấm nhuần lời dạy ấy, bản thân mỗi chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện đạo đức. Ngay từ nhỏ phải biết sống đoàn kết yêu thương nhau từ trong gia đình, lớp học đến mọi người xung quanh. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, không có gì lớn lao, chỉ cần biết giúp đỡ bạn trong lớp, tham gia quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, giúp đỡ gia đình neo đơn, người già, người tàn tật. Đó chính là biểu hiện tốt đẹp giữa người và người trong xã hội mà mỗi chúng ta cần phải thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.Câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của cha ông là chúng ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, mọi giá trị xã hội giường như có sự thay đổi, việc thể hiện lòng yêu nước, tình yêu thương giũa con người với con người cũng có nhiều cách thể hiện khác nhau. Chúng ta có thể có nhiều cách giúp đỡ người khác, nhưng cần nhờ một điều tinh thần thương người như thể thương tâm, luôn được ghi tâm khắc cốt, luôn chảy trong dòng huyết mạch của mỗi người Việt Nam.
Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì ? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sấng của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. cũngchính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì “vị kỉ” và “ích kĩ” là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên : hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.
Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.
Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "
đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”
Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:
"Nhiễu điểu phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:
"Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch định ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”
Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng. Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.
Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.
DOC KI CAC CAU TUC NGU
_MOT MAT NG BANG MUOI MAT CUA
-DOI CHO SACH , RACH CHO THOM
-THUONG NG NHU THE THUONG THAN
-AN QUA NHO KE TRONG CAY
A, cau tuc ngu tren thuoc van ban nao ? viet theo chu de gi
B, nhung phep tu tu nao su dung trong cau tuc ngu tren
Tất cả các câu tục ngữ trên thuộc loại tục ngữ về con người và xã hội
Phép tu tự được sử dụng ở những câu trên là:
-so sánh
-vần lưng
-đối vế
-lối nói ẩn dụ
Giup minh giai bai tieng viet nhe
Tim hai cau thanh ngu tuc ngu ve long thuong nguoi
thương người như thể thương thân và lá lành đùm lá rách
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các bài toán hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
bo dang hoc vo toan thi lai lac sang tieng viet a?
neu cau tao ngoai cua than?Giai thich tai sao nhung cay lay go nguoi ta thuong tia canh va nhung cay an qua nguoi ta thuong bam ngon
Cấu tạo ngoài của thân gồm có:
- Thân chính
- Cành
- Chồi ngọn
- Chồi nách (gồm Chồi lá và Chồi hoa)
Cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành để tập trung chất dinh dưỡng nuôi một thân chính, để thu được thân gỗ có đường kính thân to, thẳng, dài.
Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn để cho ra nhiều cành. Nhiều cành sẽ có nhiều hoa và nhiều quả. Hơn nữa, bấm ngọn để cây hạn chế phát triển chiều cao. Cây thấp, nhiều cành sẽ có nhiều quả và dễ thu hoạch quả.
Cấu tạo ngoài của thân gồm có:
- Thân chính
- Cành
- Chồi ngọn
- Chồi nách (gồm Chồi lá và Chồi hoa)
Cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành để tập trung chất dinh dưỡng nuôi một thân chính, để thu được thân gỗ có đường kính thân to, thẳng, dài.
Cây ăn quả người ta thường bấm ngọn để cho ra nhiều cành. Nhiều cành sẽ có nhiều hoa và nhiều quả. Hơn nữa, bấm ngọn để cây hạn chế phát triển chiều cao. Cây thấp, nhiều cành sẽ có nhiều quả và dễ thu hoạch quả.
cac ban oi co the cho minh biet de thi hoc ki 2 mon van 7 1 trong 2 cau tuc ngu sau dang nghi hi:do la 1 cay lam chang nen non 3 cay chum lai nen hon nui cao hoac thuong nguoi nhu the thuong than , giup minh voi minh sap thi roi .cam on nhieu
Ý bn là sao viết rõ rang hơn đi nhớ đanhs dấu nhé
các bạn ơi cho mình biết đề thi hoc kì 2 môn văn lớp 7 ,1 trong 2 cau tục ngữ :1 cây làm chẳng nên non 3 cây chụm lại nên hòn núi cao hay là thương người như thể thương thân.1 trong 2 câu đó nên ôn câu nào nhỉ.
Mk nghĩ bn nên ôn cả 2 câu.Trường mk thì lại vào câu đói cho sạch rách cho thơm
chu diem thuong nguoi nhu the thuong than dat cau hoac neu hoan canh su dung
TRẢ LỜI:
Giải bởi Vietjack
Chủ điểm | Thành ngữ hoặc tục ngữ | Đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng |
Thương người như thể thương thân | Ở hiền gặp lành Lá lành đùm lá rách | - Ông bà từ xưa đã dạy rằng ở hiền thì gặp lành. - Dân tộc ta từ xưa đã có truyền thống lá lành đùm lá rách. |
Măng mọc thẳng | Thẳng như ruột ngựa Đói cho sạch, rách cho thơm | - Tính tình bạn Phương thẳng như ruột ngựa. - Mẹ em thường dạy đói cho sạch rách cho thơm. |
Trên đôi cánh ước mơ | Cầu được ước thấy | - Em vẫn ao ước có được chú gấu Mi-sa bằng bông. Sinh nhật vừa rồi mẹ đã tặng em, thật đúng là cầu được ước thấy. |
giai thich cau tuc ngu that bai la me than cong
Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn. Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối vớinhững người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗlực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó. Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có một mục đích sống. Để chạm tới cái đích đó thực sự không phải là điều dễ dàng gì. Chúng ta phải trải qua rất nhiều chông gai, khó khăn, thử thách và những lần vấp ngã. Nhưng quan trọng là chúng ta biết đứng lên từ những lần thất bại đó. Bởi vậy chúng ta mới thấy rằng câu tục ngữ sau thật ý nghĩa “Thất bại là mẹ thành công”
Thất bại và thành công là hai cái đối lập nhau. Những kẻ thất bại sẽ không thành công và ngược lại. Tuy nhiên câu tục ngữ dường như có ý nghĩa khác. Thất bại là mẹ thành công? Liệu rằng có như thế được không?
Đúng vậy, chúng ta luôn ấp ủ những ước mơ và không ngừng cố gắng phấn đấu để đạt được nó. Tuy nhiên con đường để chạm đến thành công không như bạn nghĩ. Trên chặng đường đó đầy rẫy những khó khăn, thử thách, chông gai và cả những cạm bẫy nữa. Đó là những trở ngại mà buộc mỗi người cần vượt qua. Chúng ta có thể thất bại, ngã gục, mất hết ý chí nhưng đó chưa phải là kết quả cuối cùng. Nếu như chúng ta biết cách đứng dậy, biết cách vượt qua, biết cách rút kinh nghiệm cho mình thì chắc chắn thành công sẽ không ở đâu xa.
Những người biết đứng dậy, biết vươn lên trong cuộc sống và khắc phục những trở ngại thì họ sẽ trân trọng hơn cuộc sống này. CHính thất bại mà họ phải trải qua chính là bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho bạn có thể không sa vào vết xe đổ, không để bản thân mình bị cám dỗ và vấp ngã. Thất bại sẽ dẫn đến tình trạng buông xuôi, bỏ bê, phó mặc cho số phận. Điều này thật đáng trách?
Thực tế chứng minh rằng nhưng người biết đứng dậy sau vấp ngã là những người có nghị lực và bản lĩnh hơn. Họ sẽ không ngần ngại đánh đổi, không ngần ngại vất vả, khó khăn, vẫn hướng về mục tiêu phía trước để phấn đấu.
Khi thất bại thì đừng nên nản lòng, vì chính nó sẽ cứu vớt cuộc đời bạn về sau. Khi chúng ta biết chấp nhận thất bại có nghĩa chúng ta đã nhận ra những sai lầm mình mắc phải, chắc chắn lần sau chúng ta sẽ không vướng phải những sai lầm đó nữa.
Rất nhiều bạn học sinh sau khi không đậu đại học năm thứ nhất đã nhanh chóng buông bỏ, chán nản, không muốn tiếp tục cố gắng nữa. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều người dù 1 năm, 2 năm không đậu đại học nhưng họ vẫn tiếp tục cố gắng, rèn luyện từng ngày để đạt được kết quả mà mình mong đợi.
Còn ban, bạn có phải là người dễ dàng bỏ cuộc hay không? Đừng ngần ngại thất bại, vì tuổi trẻ mà, chúng ta có thất bại thì mới trưởng thành, chín chắn được. Những vấp ngã bạn trải qua sẽ là hành trang theo bạn đến mãi sau này.
Như vậy câu tục ngữ khuyên răn mỗi người chúng ta đừng vì thất bại trường mắt mà bỏ cuộc, hãy kiên trì và theo đuổi thành công đến cùng.
Hãy rèn luyện bản thân mình từng ngày, hãy đừng ngại ngần xông pha, dù thất bại cũng ngẩng cao đầu để bắt đầu giấc mơ.
mình có sưu tầm được bài này:
Bài làm
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công".
Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chăng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến. Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.
Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một ngìn lần trong thì nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!
Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy!
Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên): Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại bạn đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế...
Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vừng vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!