Ngày nay nhân dân ở khu vực Đông Nam Á đã làm gì để bảo vệ nền hòa bình dân tộc
Giữa thế kỉ XX, các dân tộc ở Đông Nam Á đã anh dũng đứng lên đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc. Đông Nam Á ngày nay đang "Gắn kết với nhau bởi một khát vọng chung và ý chí tập thể được sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, kinh tế tăng trưởng bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung và nhằm thúc đẩy các lợi ích, nguyện vọng và lí tưởng quan trọng" (Trích Lời Mở đầu, Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á). Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á như thế nào? Qúa trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á ra sao?
♦ Hành trình giành độc lập của các nước Đông Nam Á: Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.
- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:
+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản.
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới trong phong trào đấu tranh.
- Giai đoạn 2: từ năm 1920 - 1945:
+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.
+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước, mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Giai đoạn 3: từ năm 1945 - 1975:
+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào.
+ Trong 10 năm đầu sau chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao. Nhiều nước đã giành được độc lập.
+ Trong hơn 20 năm sau (1954 - 1975), các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunây được trao trả độc lập năm 1984).
♦ Quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á
- Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.
- Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.
- Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.
Trước những vấn đề tranh chấp biển Đông nước ta, bản thân em là một công dân Việt Nam, thế hệ tương lai của đất nước tự thấy cần làm những gì để đấu tranh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, bảo vệ nền hòa bình quốc gia?
Quyết định nào của hội nghị Ianta (2-1945) đã buộc nhân dân các nước Đông Nam Á phải tiếp tục đứng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc mình?
A. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
B. Các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây
C. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên
D. Việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân Quốc vào phía Bắc
Đáp án B
Tại hội nghị Ianta (2-1945) đã quy định các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. Quyết định này đã thừa nhận sự hợp pháp của việc các nước thực dân phương Tây quay trở lại xâm lược, thống trị các thuộc địa cũ. Nhân dân các nước Đông Nam Á đã buộc phải tiếp tục đứng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Câu 4: Hiện nay, Hiệp hội các nước Đông Nam Á cần làm gì để đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định khu vực?
2.
- Hiện nay hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần phải đoàn kết thể hiện trách nhiệm chung trong vấn đề liên quan đến hòa bình an ninh và phát triển khu vực.
- Trước những hành động leo thang của Trung Quốc trên biển Đông, ASEAN cần phải thể hiện rõ vai trò trung tâm về vấn đề biển Đông, vai trò định hướng trong việc giải quyết các xung đột để đảm bảo hòa bình ổn định khu vực.
- Việt Nam và các nước trong ASEAN cần tuân thủ những nguyên tắc mà ASEAN đề ra, tôn trọng nguyên tắc Liên Hợp Quốc, Luật biển năm 1987
- Lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc ở biển Đông, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.
- ASEAN cần giữ vững quan điểm lập trường hòa bình nhưng phải dựa trên nguyên tắc là kiên quyết bảo vệ chủ quyền của các quốc gia.
Ngày nay chúng ta cần làm gì để gìn g iữ và bảo vệ nền độc lập dân tộc
bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập, bảo vệ chủ quyền của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, trong đó tập trung bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân; bảo vệ hòa bình bền vững cho đất nước
Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á hiện nay rất đa dạng và là biểu tượng cho nền độc lập dân tộc của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trong khu vực đều phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ để giành độc lập dân tộc, sau đó là quá trình tái thiết và phát triển đất nước, đưa Đông Nam Á trở thành khu vực năng động như ngày nay. Hành trình đó diễn ra như thế nào? Hãy chia sẻ một số sự kiện liên quan đến cuộc đấu tranh giành độc lập và quá trình phát triển của các nước ở Đông Nam Á mà em biết.
Tham khảo:
Một số cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu ở các quốc gia Đông Nam Á:
Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (In-đô-nê-xi-a);
Cuộc khởi nghĩa Đa-ga-hô (Phi-lip-pin);
Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha, A-cha Xoa, Pu-côm-bô (Cam-pu-chia);
Phong trào Cần Vương (Việt Nam);
Câu 14: (2 điểm)Vì sao phải bảo vệ hòa bình trong giai đoạn hiện nay? Là học sinh, chúng ta có thể làm gì để đóng góp sức mình bảo vệ hòa bình cho đất nước và toàn nhân loại?
Câu 15: (3 điểm)Trường của Mai tổ chức đêm văn hóa các dân tộc trên thế giới, nhưng Mai không tham dự. Các bạn hỏi vì sao không tham gia thì Mai nói rằng Mai không thích, tham dự mất thời gian, ảnh hưởng tới học tập.
a. Em có tán thành với ý kiến của Mai không? Vì sao?
b. Nếu là bạn của Mai, em sẽ khuyên Mai như thế nào?
Tham khảo:
Câu 14:Chúng ta phải bảo vệ hòa bình để ngăn chặn chiến tranh. Tất cả mọi người không ai mong muốn sẽ có chiến tranh xảy ra. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, nhà cửa, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất. ... Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình bằng mọi cách
- Học tập thật tốt có kiến thức vững chãi nâng cao nhận thức tránh làm điều sai trái
Câu 15:
a.Em không tán thành với ý kiến của Mai.Vì Mai đã không nói chuyện lịch sự với bạn.
b.Nếu em là bạn Mai,em sẽ khuyên Mai nên nói nhỏ nhẹ,lịch sự
tk
+chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình vì:
Chúng ta phải bảo vệ hòa bình để ngăn chặn chiến tranh. Tất cả mọi người không ai mong muốn sẽ có chiến tranh xảy ra. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, nhà cửa, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất.
Ngoài ra, một khi đã có chiến tranh thì những người nông dân phải hy sinh vô tội. Bất kể ai được sinh ra đều có quyền được sống và bảo vệ mạng sống của chính mình. Do vậy, ai cho chiến tranh có quyền cướp đi mạng sống, người thân, của cải vật chất của chúng ta.
Bảo vệ hòa bình chính là bảo vệ cuộc sống của không chỉ chúng ta mà còn của con cháu chúng ta đời đời về sau. Giá trị của hòa bình không có gì có thể đánh đổi được, có hòa bình chúng ta mới có thể phát triển mọi mặt, mọi sự phát triển đều được đặt trên nền tảng của hòa bình.
Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình bằng mọi cách.
+ Chúng ta phải học tập mà việc học tập và phải có đạo đức tốt . Ngay từ khi còn là học sinh, chúng ta phải hiểu được tầm quan trọng của chữ “đức” và sống có nhân cách tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ như giúp đỡ người khác, trung thực, chân thành,… không ngừng nỗ lực để mai sau cống hiến cho nước nhà.
Câu 14:Chúng ta phải bảo vệ hòa bình để ngăn chặn chiến tranh. Tất cả mọi người không ai mong muốn sẽ có chiến tranh xảy ra. Việc chiến tranh diễn ra sẽ mất đoàn kết giữa các nước, phá hoại đất nước, nhà cửa, hao tổn nền kinh tế, phá hỏng nhà cửa, của cải, vật chất. ... Do đó, chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình bằng mọi cách
- Học tập thật tốt có kiến thức vững chãi nâng cao nhận thức tránh làm điều sai trái
Câu 15:
a.Em không tán thành với ý kiến của Mai.Vì Mai đã không nói chuyện lịch sự với bạn.
b.Nếu em là bạn Mai,em sẽ khuyên Mai nên nói nhỏ nhẹ,lịch sự
Giúp mik lm bài này với =))))
1. Theo em các dân tộc trên thế giới nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng cần làm gì để bảo vệ hòa bình thế giới?
2. Liên hệ với bản thân về trách nhiệm trong việc bảo vệ hòa bình?
MIK CẢM ƠN TRƯỚC NHÉ
2.Liên hệ
– Tham gia các phong trào bảo vệ hoà bình như:
+ Đi bộ vì hoà bình;
+ Viết thư cho bạn bè quôc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hoà bình…
+ Tham gia các diễn đàn vì hoà bình, chông chiến tranh do trường, địa phương tổ chức;
+ Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, hoà bình;
+ Có ý thức tìm hiểu, tôn trọng văn hoá các dân tộc và các quốc gia khác.
1.Các dân tộc cần học hỏi, tôn trọng lẫn nhau
Ai có thể giúp mik bài viết này đc ko ạ, cô bảo mik bài viết chưa nêu được suy nghĩ và Bố cục chưa rõ ràng.
Đất nước có được nền hòa bình ngày hôm nay, không biết bao cha anh đã ngã xuống, không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một tấm gương sáng trong số những người anh hùng như vậy.
Anh Kim Đồng là người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Sống trong cảnh đất nước bị xâm lược nên từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.
Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ, lòng dũng cảm, trung kiên với Tổ Quốc.