Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
7 tháng 3 2018 lúc 22:59

bn tự điền vào bảng giúp mình nhé!

-Khu vực vùng núi đông bắc :có vị trí nằm ở tả ngạn sông Hồng ,đi từ dãy Con Voi đến vùng đồi núi ven biển.đặc điểm nổi bật về địa hình:có những cánh cung lớn và vùng đồi phát triển rộng.địa hình cacxto khá phổ biến

-Khu vực vùng núi tây bắc:có vị trí nằm giữa sông Hồng và sông Cả.đặc điểm nổi bật về địa hình:có những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam

-Khu vực vùng núi trường sơn bắc:vị trí:từ phía nam sông cả tới dãy núi bạch mã .đặc điểm nổi bật về địa hình:thấp,có 2 sườn không đối xứng,hẹp và dốc,có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đb duyên hải Trung Bộ

-Khu vực vùng núi trường sơn nam:vị trí:tiếp dãy trường sơn bắc tới hết vùng tây nguyên.đặc điểm nổi bật về địa hình:có các cao nguyên rộng lớn,mặt phủ đất đỏ badan

Bình luận (0)
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
10 tháng 3 2022 lúc 20:18

Tham khảo

1]Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt NamĐịa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Thuận lợi: . • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...)

. • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

Khó khăn: . • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. • Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô. • Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

2]Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta

(Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài  hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km). - Đối với các điều kiện tự nhiên: + Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.
Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Anh
Xem chi tiết
Đặng Minh Quân
22 tháng 5 2016 lúc 21:18

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên việt nam. Cụ thể:

- Bảo vệ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên: (1,0điểm)

+ Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralit chiếm ưu thế: ở độ cao dưới 700m ở miền bắc  và 1000m ở miền nam thì tính chất nhiệt đới gió mùa của khí hậu được bảo toàn. Do vậy cảnh quan là  rừng nhiệt đới gió mùa. Đai này rộng nên diện tích rừng nhiệt đới chiếm ưu thế. (0,5điểm)

+ Quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh và chiếm ưu thế (60%). (0,5điểm)

- Sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên: (1,0điểm)

Địa hình đồi núi tạo nên sự phân hoá cảnh quan theo đai cao và theo địa phương(đông- tây và bắc nam)

+ Theo độ cao: 3 đai..

+Theo bắc- nam.

+ Theo đông- tây

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
5 tháng 3 2018 lúc 21:36

5.

a)Giống nhau:

-Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

-Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.

b)Khác nhau

-Đồng bằng sông Hồng

+Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.

+Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.

+ Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.

+Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.


Bình luận (1)
Cầm Đức Anh
5 tháng 3 2018 lúc 21:38

4.

a) Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b)Khu vực đồng bằng

-Các thế mạnh:

+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

-Hạn chế:

Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.


Bình luận (1)
trinh nhung
Xem chi tiết
trinh nhung
5 tháng 12 2017 lúc 18:14

câu 4 nếu trả lời thì phải kể tên hết các khu vực ở châu á hả mọi ng 

Bình luận (0)
Đặng Quốc Bảo
5 tháng 12 2017 lúc 18:22

Châu Á là nơi ra đời của những tôn giáo lớn như: Đạo Hồi, Phật giáo, Kito giáo, 

Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Mô-gô-lô-it, Ốt-xtra-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it

Châu Á có dân số đông nhất thế giới, nhưng vấn đề về bùng nổ dân số cũng đang xảy ra rất nghiêm trọng.

Vị trí : Châu Á kéo dài từ điiểm cực Bắc đến phía xích đạo

Tiếp giáp với Thái BÌnh Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, các châu Âu, Phi

Sông ngòi dày đặc nhiều sông lớn nhưng không đồng đều.

+ Bắc Á: sông dày đặc : Lê-na, I-ê-nit-xây, Ôbi

+Đông, NAm, Đông NAm Á: dày đặc, nhiều sông lớn

+Tây Nam Á, Trung Á: kém phát triển: Ti giơ, Ô-phrat

Bình luận (0)
trinh nhung
5 tháng 12 2017 lúc 18:23

+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương. 

+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).

- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng  xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.



có phải không mọi ng hỏi ý kiến 

Bình luận (0)
Ngoc Huy
Xem chi tiết
Quang Nhân
14 tháng 3 2021 lúc 11:51

Vị trí và giới hạn lãnh thổ.

 a. Đất liền: diện tích 331.212 km2

- Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.

- Tiếp giáp:

          + Điểm cực Bắc : vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

            + Điểm cực Nam : vĩ độ 80 34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

            + Điểm cực Tây : kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

            + Điểm cực Đông : kinh độ 1090 24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

  - Nằm trong khu vực múi giờ số 7.

  - Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.

 b. Phần biển:

- Diện tích trên 1 triệu km2 trên biển Đông.

- Có 2 quần đảo lớn là: Hoàng Sa và Trường Sa.

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).

 

 
Bình luận (0)
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH
14 tháng 3 2021 lúc 11:53

undefined

Bình luận (0)
Mon
14 tháng 3 2021 lúc 15:40

*Đặc điểm vị trí -giới hạn và hình dạng lãnh thổ VN:

- Vị trí -giới hạn: Việt Nam nằm trải dài từ 8° 34 ' B đến 23° 23'B(kéo dài khoảng 15 độ vĩ tuyến); trong khoảng 102°10'Đ đến 109°24'Đ.

- Diện tích phần đất liền :329 247 km vuông.

-Phần biển có diện tích khoảng 1 triệu km vuông.

=> Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai Nội chí tuyến bán cầu bắc, lại nằm ở TT khu vực Đông Nam Á, vừa có vùng đất liền vừa có vùng biển Đông rộng lớn.

-Hình dạng: hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều B-N tới 1650 km, tương đương với 15° vĩ tuyến .Nơi hẹp nhất theo chiều T-Đ thuộc Quảng Bình chưa đầy 50km .Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260km hợp với trên 4550 km đường biên giới trên đất liền làm thành khung cơ bản của lãnh thổ Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức
Xem chi tiết

Đối với phát triển kinh tế – xã hội:
*Thuận lợi:
-Đối với công nghiệp: Là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.
+Dự trữ thuỷ năng để phát triển thuỷ điện.
+Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
-Đối với nông, lâm nghiệp:
+Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp.
+Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.
-Đối với du lịch: Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.
*Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xẩy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế – xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng…) 

Bình luận (0)
nguyen thi thanh hoa
Xem chi tiết
ss Lẽn (Heo con biết nói...
17 tháng 12 2018 lúc 22:28

4.Là nơi qua lại của 3 châu lục : Á, Âu, Phi

Tiếp giáp với biển và các đại dương

Nguồn tài nguyên dồi dào chủ yếu là dầu mỏ

Bình luận (0)
Diêu Ngô
Xem chi tiết
Hải Đăng
14 tháng 11 2017 lúc 13:58

1:- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới.
Chúc bạn học tốt.


3:Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên
cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.

4:Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo khiến cho đới lạnh là nơi có rất ít dân. Dù đã thích nghi, các dân tộc sống lâu đời ờ phương Bắc cũng chỉ sống được trong cái đài nguyên ven biển phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Người La-pông . Bắc Àu và người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et ở Bắc Á sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý. Người I-nuc ở Bắc Mĩ và ở đảo Grơn-len sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắn tuần lộc, hải cầu, gấu trắng... để lấy mỡ thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo.

5: - Các nguồn tài nguyên chính của đới lạnh là : khoáng sản. hải sản, thú có lông quý.

- Nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác là do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật tiên tiến.

6: -Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.

Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (1)