Đề kiểm tra học kì I - Địa lí lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Hoàng Mã
Xem chi tiết
Bùi Ngọc
29 tháng 10 2017 lúc 20:58

Có ai biết trả lời ko, trả lời giùm điiiiiiiiii

Phạm Thạch Phương Linh
29 tháng 10 2017 lúc 22:14

ai bk xin hãy trả lời sớm nhất có thể đi ạaaaaaaaaaaaaa

Tuấn Anh Nguyễn
30 tháng 10 2017 lúc 12:54

Vãi lớp

Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Ngoc Minhh
Xem chi tiết
Vũ Duy
Xem chi tiết
Sherlock Home
27 tháng 11 2017 lúc 18:10

Câu 2: Đặc điểm tự nhiên:

- Địa hình: có nhìu núi và sơn nguyên

+ Phía Đông - Bắc và Tây - Nam có nhìu núi cao và sơn nguyên đồ sộ, chiếm phần lớn diện tích.

+ Phần trung tâm là đồng = Lưỡng Hà màu mỡ

- Khí hậu: nóng và khô ( đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới)

- Sông ngòi: kém phát triển, thưa thớt. Có 2 con sông chính là sông ti- grơ và Ơ- phrat.

_ Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

- Tài nguyên: dầu mỏ quan trọng nhất và có trữ lượng nhìu nhất. A- rập Xê- út, I- ran, I- rắc, Cô- oét là các nước có nhìu dầu mỏ nhất.

Đặc điểm dân cư: có khoảng 286 triệu người, phần lớn là người a- rập, theo đạo Hồi. Sống tập trung nhìu nhất ở ven biển và đồng =

Đặc điểm kinh tế:

- Phát triển công nghiệp và thương mại, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ

- Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới

Nguyễn Thị Hoàng Dung
27 tháng 11 2017 lúc 18:06

câu 1

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế đã kiệt quệ, đời sống người dân khó khăn. Mãi đến nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế mới có những chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng số lượng các quốc gia nghèo khó vẫn chiếm tỉ lệ cao

Nguyễn Thị Hoàng Dung
27 tháng 11 2017 lúc 18:06

câu 3

Tây Nam Á rộng trên 7 triệukm2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.

Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.

Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung ở các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước.

Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.
Ngày nay, công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hàng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới. Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét. Li-băng.

Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa tới nay đây vẫn là nơi xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
Sự không ổn định vé chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.

Nguyễn Ngân Anh
Xem chi tiết
Hiiiii~
8 tháng 12 2017 lúc 5:03

Câu 1:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

Ngọc Hnue
4 tháng 12 2017 lúc 13:39
Hiiiii~
8 tháng 12 2017 lúc 5:04

Câu 2:

Những thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á:

- Sản lượng lúa gạo của toàn bộ châu lục rất cao,chiếm tới 93% sản lượng lúa gạo thế giới.

- Hai nước có số dân đông nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực thì nay đã đủ dùng và còn thừa để xuất khẩu.

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam không những đủ lương thực mà hiện nay còn là những nước xuất khẩu gạo thứ nhất và thứ hai trên thế giới.

Phương Tran
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
12 tháng 10 2018 lúc 11:25
Kiêm Hùng
12 tháng 10 2018 lúc 11:27

Em thấy bài giảng của cô giảng dễ hiểu lắm ạ! Nhưng mà em có xin góp chút ý kiến là em nghĩ cô cho thêm một số câu khác nâng cao hơn một chút để tụi em có thể học nhiều hơn ạ.

vd như câu này: Thực trạng hiện nay của TNTN Châu Á em thấy không có ạ, cô Ngọc Hnue

Thuỳ Hoàng
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
3 tháng 12 2017 lúc 20:44

Câu 1: Đặc điểm cơ bản về tự nhiên của Tây Nam Á

- Diện tích trên 7 triệu km2, khu vực có nhiều núi và cao nguyên.

+ Phía đông bắc: các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.

+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap.

+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa sông Ti-grơ và Ơ-phrat bồi đắp.

- Tây Nam Á có các kiểu khí hậu: Nhiệt đới khô, cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt lục địa → cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

- Có nguồn tài nguyên dầu mỏ quan trọng, trữ lượng lớn tập trung phân bố ven vịnh Péc xích và đồng bằng Lưỡng Hà.

Ngọc Hnue
3 tháng 12 2017 lúc 20:45
Diệp Phi Yến
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
27 tháng 12 2017 lúc 15:10

Để tính mật độ dân số em lấy: Dân số/ diện tích của khu vực đó (Đơn vị: người/km2) nhé!

nguyen thi vang
27 tháng 12 2017 lúc 15:54

Thiên nhiên và con người ở các châu lục

Xem chi tiết
Văn Thùy
4 tháng 12 2017 lúc 20:03

Phần đất liền của Đông Á chiếm tới 83.7% diện tích lãnh thổ. Đây là một bộ phận có điều kiện tự nhiên rất đa dạng.
Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc. Nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm, là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.
Các vùng đối, núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
Phần đất liền của Đông Á có ba con sông lớn là A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang. Sông A-mua chảy ở rìa phía bắc khu vực, đoạn trung lưu làm thành ranh giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Liên bang Nga. Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông rồi đổ ra Hoàng Hà và biển Hoa Đông, ở hạ lưu, các sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước của hai sông đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ. Các sông có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân. Tuy nhiên Hoàng Hà có chế độ thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lụt lớn gây thiệt hại cho mùa màng và đời sống nhân dân.
- Phần hải đảo nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương". Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây tai họa lớn cho nhân dân. Ở Nhật Bản, các núi cao phần lớn là núi lửa

câu a

Văn Thùy
4 tháng 12 2017 lúc 20:05

câu b dài

Kim Ngân
Xem chi tiết
Hiiiii~
22 tháng 12 2017 lúc 22:55

Câu 1:

Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung ở các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước.

Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.
Ngày nay, công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hàng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới. Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét. Li-băng.

Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa tới nay đây vẫn là nơi xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
Sự không ổn định vé chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.