đóng vai con trâu kể lại câu chuyện trí khôn của ta đây
Hãy đóng vai người nông dân kể lại câu chuyện trí khôn của ta đây bằng tiếng anh
E hèm...đây là trang hỏi toán, sáng h mà hỏi câu này nhé...^-^
ừm, sorry, mk lộn câu, mấy bn lm j gắt z
hãy đóng vai nhân vật người nông dân kể lại câu chuyện trí khôn của ta đây bằng tiếng anh
I am a farmer specializing in plowing. When I was plowing near the edge of the forest, I saw a golden tiger rolling around and then he sat in a place a statue to look at us in surprise. I realized this tiger had eaten my goats the day before. Compassion for me pretending to not know it in the world, we continue to plow. Both me and Buffalo exchanged for one last time plans to take revenge on the damned tiger.
When the tiger moves closer. Buffalo asked me loudly:
Grandfather, when will you give me some wisdom to eat some wild boar or garden, destroying your farm?
I scoop up the whip whiskers soaked into the butt of the Buffalo and shouted:
- You do not have to plow it! Buffalo house that also requires wisdom! The only animals that are only Tigers are OK!
The sun was on my side and the buffalo was tired. I opened the plow for the buffalo, and I was sitting under a banana that had been drinking water and smoking in Laos. I looked at the buffalo is grasping the tiger has come to see it from time to time. You whisper something important and secret. It looks Tigers are begging and Buffy shakes his head. Then Buffalo said it loudly:
- He asked him again. I do not know.
The tattooed tiger walked up to me. I saw Buffalo smile a happy smile with white teeth.
With an arrogant look, the Tiger asked me curtly:
- What is wisdom? Give me a little okay?
Quick reply:
"Oh, do not you know what intelligence is? Wisdom is used to catch all animals that eat meat delight. I told him that only the tiger is worthy of wisdom and to him I will give a little,
Great cats:
- okay, give me a little bit, let me hurry!
I said:
- I know I can stay home, I can get back to him. But you have to tie me up in this corner so that my Buffalo is not eaten by me. Do you bear it?
Tigers obediently let me use the ropes to tie the cows tightly to the tree.
When I was sure the tigers could not move anymore, then I picked up the whips, and threw the rain on my head, pressing my body against the tiger's neck. Just hit me just shout: "Wisdom I here, how much you need? How much is this enough?" The tiger scared to shake and rumbled.
Not angry at me just next to his sin told the Buffalo pulled a bunch of straw large, I straw around the Tiger. And with the ignition of the fire still smoking I blow it and fire. The tiger flickered, the tiger roared in the air, his eyes were both angry and scared, just as each ray of green was shining, the smell of the burning hair was burning.
The landscapes of the lacquered forest are very funny. I laughed tears Buffalo laughed and laughed back.
Wire torn off, tiger up, curved tail to carry the body is smoking smoke into the forest.
Unhappily, the buffalo face is distorted, swollen. It turns out, laughing, Buffalo's upper jaw hit the rock and fell off without a single tooth.
Since then, the Buffalo was born without teeth, and since then, the tigers have always had black stripes on their backs, traces of the day's fire.
Since the tigers are growing up or hurting people, are they worthy of the punishment of our human mind? I do not regret to treat such tigers. Only feel sorry for Buffalo ...,
Nhập vai con trâu để kể lại truyện trí khôn của ta đây bằng tiếng Anh
(giống bài 2 SGK Anh 8 unit 4 Write)
Giúp vs mai thứ hai học r
A tiger from the forest came out, saw a farmer plowing with an ox is under the field. Buffaloes painstakingly go step by step, sometimes a whip whipped the butt. The tiger was surprised too. By noon, open plow, near Buffalo Tiger went back to ask:
- Hey, look he's healthy, why did you let the beat so miserable?
Buffaloes answered softly into the ear Tiger:
- He is small, but who has the intellect, he sir!
Tiger does not understand, curiously asked:
- What is Wisdom? How is it?
Buffaloes do not know how to explain, had answered via tangerine:
- Wisdom is wisdom, but there is something else? Want to know, then ask him!
Tiger strolled back to the farmer and asked:
- Where his words of wisdom, let me see a little bit okay?
British farmer thought for a moment and then said:
- Wisdom me to stay home. Let me take him to see. Do you need, I'll give him a little.
Tiger heard, so happy.
British farmers attempted to go, to do what he remembered saying:
- But where I come from, he ate buffalo miss me?
Tiger unknown wondering how to answer, the farmer has to say:
- Or do you take the trouble to do forced temporarily into this tree for me is reassuring.
Tiger consent, farmer and he took a rope tied tightly tiger to a tree. Done straw substance he took around Tiger, on fire and shouted:
- My wisdom here! My wisdom here!
Buffaloes saw it like so, roll out the laughing cow, unfortunately maxillary hitting rocks, broken teeth do not have one available.
But after burning off the ropes, the new Tiger busted up running straight into the woods last dared not look back.
Since then, the tiger was born on his son also had long black stripes, which are traces of burn marks, while Buffalo is such that the teeth on both.
@Thiên Bình
@My Sunshine
@Lê Khánh Hà
các bn hc cùng trường hả
kể lại câu chuyện '' trí khôn ta đây'' bằng lời của em...giúp mk nha mk tích cko
Vào một ngày nọ, Cọp đang dạo chơi trong khu rừng thì thấy một con trâu đang hì hục kéo cày giữa trời nóng bức.Nó ghé vào tai trâu và hỏi :
“Anh này, anh trông khỏe thế mà sao lại chịu để cho con người hành hạ khổ sở đến vậy ?”- Cọp khẽ hỏi.
Trâu khẽ thì thầm vào tai Cọp: “Con người nhìn tuy nhỏ bé nhưng họ lại có trí khôn đấy anh ạ!”.
Cọp thấy khó hiểu lại tò mò nên hỏi tiếp: ” Trí khôn nó là cái gì ? Nó như thế nào hả anh ?
Trâu cũng không biết phải giải thích thế nào, bèn trả lời cho xong chuyện: “Thì trí khôn là trí khôn chứ còn là cái gì nữa ? Nếu anh muốn biết rõ hơn thì đi mà hỏi con người ấy!”.
Bước thong thả, Cọp tiến lại gần chỗ bác nông dân. “Trí khôn của anh ở đâu, cho tôi xem một lúc có được không ?”- Cọp hỏi.
“Trí khôn của tôi để ở nhà mất rồi. Để tôi về lấy nó cho anh xem. Nếu anh cần thì tôi sẽ cho anh một ít”- Bác nông dân nghĩ ngợi một lúc và nói.
Thấy bác nông dân nói vậy, Cọp ta mừng lắm.
Bác nông dân định đi nhưng hình như lại chợt nhớ ra điều gì liền quay lại nói: “Nhưng nhỡ đâu khi tôi đi anh lại ăn mất con trâu của tôi thì sao ?”.
Cọp còn đang băn khoăn chư biết phải trả lời ra sao thì bác nông dân lại nói tiếp: ” Để tôi được yên tâm, hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này”.
Cọp không một chút mảy may nghi ngờ mà chấp thuận luôn. Bác nông dân lấy dây thừng trói thật chặt Cọp vào dưới gốc cây. Sau đó bác mang rơm khô chất đầy xung quanh Cọp rồi châm lửa đốt và quát lớn:
“Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây !”
Thấy vậy, trâu thích thú và bò lăn lóc ra mà cười, chẳng may hàm trên đập vào đá làm răng rụng hết không còn cái nào.
Cọp vùng vẫy trong đám lửa. Một lúc lâu sau, dây thừng bị lửa làm đứt Cọp mới vội vùng dậy co chân chạy một mạch thẳng vào rừng sâu mà không dám ngoảnh lại nhìn nữa.
Kể từ đó, cọp con mới sinh ra con nào con ấy đều có những vằn màu đên kéo dài trên người. Đó chính là dấu tích của những vết cháy năm xưa. Còn trâu cũng từ đó thì con nào cũng không có răng hàm trên mà chỉ trơ mỗi lợi.
Hết
Trí khôn của ta đây
Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:
– Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?
Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:
– Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!
Cọp không hiểu, tò mò hỏi:
– Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?
Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:
– Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!
Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:
– Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?
Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:
– Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.
Cọp nghe nói, mừng lắm.
Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:
– Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?
Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:
– Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.
Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát:
– Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!
Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.
Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại.
Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả.
Con trâu nằm trò chuyện bên khóm tre ở đầu làng. Hãy đóng vai là cây tre kể về vai trò của mình và con trâu trong đời sống của người dân Việt Nam
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù.
Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.
Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù.
Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.
Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.
đóng vai thủy kể lại câu chuyện:" cuộc chia tay của nhũng con búp bê"
Tham khảo :
Tôi là Thủy, một cô bé lớn lên trong gia đình khá giả. Tôi có một người anh trai vô cùng yêu thương mình, và tôi cũng rất quý mến anh ấy. Tên của anh ấy là Thành.
Từ nhỏ, tôi và anh Thành luôn yêu thương và ở bên cạnh nhau. Chiều nào chúng tôi cũng đi học về cùng nhau. Mỗi khi học bài, có gì không hiểu thì anh trai tôi luôn sẵn sàng giải đáp. Có lần anh trai tôi đi đá bóng làm rách áo nên không dám về nhà, thế là tôi đã mang kim chỉ ra tận sân bóng vá áo cho anh. Mọi người xung quanh ai cũng khen anh em tôi luôn biết quan tâm cho nhau.
Ấy vậy mà, một ngày tin dữ lại đến với gia đình tôi. Bố và mẹ quyết định không sống cùng nhau nữa. Vậy nên tôi sẽ phải cùng mẹ về quê sống, xa rời bố và anh trai. Sau khi biết tin ấy, đêm nào tôi cũng bật khóc tức tưởi, đến sưng cả hai mắt. Không có lúc nào tôi ngừng cầu nguyện rằng đó chỉ là một giấc mơ mà thôi. Nhưng rồi thời gian cứ trôi đi mà chẳng có dấu hiệu nào để tôi tỉnh giấc cả.
Thế rồi, một buổi sáng nọ, mẹ bảo anh em tôi hãy chia đồ chơi ra đi. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có gì nhiều. Và chúng tôi cũng chẳng muốn chia ra để làm gì. Bởi lúc ấy, tôi và anh trai đang chìm trong sự đau khổ của chia li. Thế rồi, anh trai quyết định để hết đồ chơi lại cho tôi. Tôi cảm động và thương anh lắm. Nhưng tôi chợt nhận ra không thể làm như vậy được, vì nếu không có Vệ Sĩ thì anh sẽ lại nằm mơ thấy ác mộng mất. Nhưng lại cũng không thể tách Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra được, như vậy sẽ tội nghiệp lắm. Càng suy nghĩ, mọi chuyện lại đi vào bế tắc.
Trong lúc ấy, anh Thành quyết định dẫn tôi đến tạm biệt trường học. Trên đường đến trường, nhìn những cảnh vật thân thuộc mà lòng em đau nhói. Chưa bao giờ em thấy con đường này ngắn đến thế, bởi em chưa bao giờ nghĩ mình sẽ không được trở lại nơi này nữa. Đến trường, nhìn khắp sân trường, những cột cờ, gốc cây, tấm bảng tôi cảm thấy vô cùng tiếc nuối những tháng ngày đã qua. Không chỉ bởi vì tôi sẽ không được quay lại thăm trường nữa, mà còn bởi vì từ bây giờ tôi sẽ không được đi học nữa. Khi biết điều đó, cô giáo và bạn bè ai cũng rất buồn. Thế nhưng biết làm sao bây giờ, mọi chuyện đã được sắp xếp hết rồi mà. Sợ ảnh hưởng đến lớp học, tôi vội chạy ra khỏi trường.
Vừa về đến nhà, tôi nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy cô chú hàng xóm đang giúp mẹ tôi vác đồ lên xe. Tôi ngạc nhiên đến như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá chuối. Thế rồi, trong khoảnh khắc đó, tôi vội chạy vào nhà, mở thùng đồ chơi ra, lấy Vệ Sĩ ra, đặt chúng cạnh nhau trên giường của anh Thành. Và dặn dò:
- Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào.
Rồi tôi lại vội dặn anh:
- Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé.
Rồi đi theo mẹ lên xe. Thế nhưng, đi được một đoạn, tôi lại quay lại, đưa cho anh trai Em Nhỏ, và dặn anh không bao giờ để Em Nhỏ và Vệ Sĩ xa nhau. Bởi tôi không muốn chúng phải chịu nỗi đau khổ như tôi và anh trai. Thế rồi, tôi quay lại, lên xe, theo mẹ về quê.
Trên suốt con đường đi, tôi ngồi thừ người ra, im lặng rồi nức nở khóc. Tôi chỉ ước gì mọi chuyện không phải là sự thật. Mẹ sẽ không quay về quê nữa, cả nhà sẽ lại đoàn tụ cùng nhau như ngày xưa. Thế nhưng, mọi chuyện đã không thể thay đổi được nữa rồi. Tôi mong răng, rồi sẽ sớm được gặp lại anh trai, được gặp lại bố ở một ngày không xa.
Tham Khảo !
Khi anh tôi dắt tôi đến trường, tôi nép bên cành cây để lén nhìn mọi vật. Tôi cố đưa mắt nhìn những cảnh vật quen thuộc: những ô ăn quan vẽ trên gạch, những tấm bản tin, để khắc sâu vào trong tâm trí, biết đâu sau này tôi không được nhìn thấy nữa. Càng nhìn, tôi càng nghẹn ngào, tôi bật khóc thút thít. Đột nhiên, cô Tâm gọi tên tôi, làm tôi giật mình. Tôi bước vào lớp để tạm biệt cô Tâm, bạn bè. Tôi nức nở và không thể nói hết lời. Cô ôm lấy tôi và nói:
- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!
Nói rồi cô quay xuống lớp:
- Bố mẹ bạn Thuỷ bỏ nhau. Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Những tiếng "ồ" kinh ngạc vang lên. Cả lớp sững sờ. Mấy đứa bạn thân mà ngày nào cũng sát vai nhau trong mấy năm qua khóc thút thít, các bạn bỏ chỗ ngồi đến nắm chặt tay tôi, tôi cảm động lắm.
Cô Tâm gỡ tay tôi, đi lại phía bục và lấy cây bút cùng với chiếc bút máy nắp vàng rất đẹp, đưa cho tôi và nói:
- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nữa.
Dù rất muốn nhận nhưng tôi đặt vội lên bàn, tôi không dám nhận. Tôi nói:
Thưa cô, em không dám nhận em không được đi học nữa.
Cô sửng sốt và hỏi tôi:
- Sao vậy?
- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán - Tôi trả lời.
Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ bạn cũng khóc mỗi lúc to hơn. Tôi muốn ôm chặt cô và các bạn cả ngày, tôi không muốn rời xa họ. Nhưng tôi sợ ảnh hưởng đến giờ học, tôi nức nở tạm biệt mọi người.
Rồi anh tôi dắt tôi ra khỏi lớp. Tôi cảm thấy lòng mình đau xót, thật là không thể tin nổi. Tôi thầm ước chuyện này là mơ.
Tham khảo:
Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Vừa nghe thấy thế, tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của tôi lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, anh tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của tôi. Anh cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
Sáng nay dậy sớm, anh khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt nghe tiếng động phía sau, anh quay lại: tôi đã theo ra từ lúc nào. Tôi lặng lẽ đặt tay lên vai anh. Anh kéo tôi ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.
Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói tôi rất ngoan. Lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần anh đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, anh cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn mách, tôi đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Tôi bảo:
- Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.
Nhìn bàn tay mảnh mai của tôi dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao anh thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến tôi… Từ đấy, chiều nào anh cũng đi đón tôi. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:
- Thằng Thành, con Thủy đâu?
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy
- Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh. Tôi mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu tôi vào trong nhà, anh bảo:
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
Anh nhắc lại hai ba lần, tôi mới giật mình nhìn xuống. Tôi buồn bã lắc đầu:
- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
Tôi sụt sịt bảo:
- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Anh dành hầu hết cho tôi: bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Tôi chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt tôi cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi anh vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì tôi bỗng tru tréo lên giận dữ:
- Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!
Anh nhìn tôi buồn bã:
- Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.
Anh đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của tôi. Cặp mắt tôi dịu lại, nhưng chợt nghĩ ra điều gì, tôi lại kêu lên:
- Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?
Anh nhếch mép cười cay đắng. Trước đây có thời kì tôi toàn mê ngủ thấy ma. Tôi bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”.
Tôi buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường anh. Đêm ấy, anh không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, Tôi lại “võ trang” cho con Vệ Sĩ và đem đặt trên đầu giường anh. Buổi sáng, tôi tháo dao ra, đặt nó về chỗ cũ, cạnh con Em Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy anh đem chia chúng ra, Tôi không chịu đựng nổi. Chúng tôi cứ ngồi thừ ra, chẳng muốn chia bôi cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng anh. tôi bỗng trở nên vui vẻ:
- Anh xem chúng đang cười kìa!
Anh dường như cố vui vẻ theo tôi, nhưng nước mắt đã ứa ra.
Bỗng tôi lại xịu mặt xuống:
- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
Anh nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Anh xót xa nhìn tôi. Bao giờ tôi cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy.
- Hay anh dẫn em đến trường một lát.
Anh đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho tôi. Tôi lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc. Anh em tôi dẫn nhau ra đường. tôi nắm chặt tay anh và nép sát vào như những ngày còn nhỏ. Chúng tôi đi chầm chậm trên con đường đất đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. Đôi lúc, đột nhiên tôi dừng lại, mắt cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ
Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Anh dẫn tôi đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Tôi cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi tôi bật lên khóc thút thít.
- Ôi, em Thủy! – Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm anh giật mình.
Tôi bước vào lớp:
- Thưa cô, em đến chào cô… - Tôi nức nở
Cô Tâm ôm chặt lấy tôi:
- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!
Và cô quay xuống lớp:
- Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm chặt lấy tay em tôi như chẳng muốn rời. Toàn những bạn đánh chuyền, đánh chắt, có cái kẹo, quả táo cũng để dành phần nhau trong suốt mấy năm qua...
Cô giáo Tâm gỡ tay tôi, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho tôi và nói:
- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
Tôi đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn:
- Thưa cô, em không dám nhận… em không được đi học nữa.
- Sao vậy? – Cô Tâm sửng sốt.
- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.
“Trời ơi !”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. Cuối cùng, sợ làm ảnh hưởng đến giờ học, tôi ngửng đầu lên, nức nở:
- Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi.
Anh dắt tôi ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, anh kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vàng ươm trùm lên cảnh vật.
Vừa tới nhà, anh đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe
Cuộc chia tay đột ngột quá. Tôi như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Tôi chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Tôi lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường anh, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào: Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào…
Tôi khóc nức lên và chạy lại nắm tay tôi dặn dò:
- Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé...
Anh khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay tôi:
- Đi thôi con.
Qua màng nước mắt, anh nhìn theo mẹ và tôi trèo lên xe. Bỗng tôi lại tụt xuống chạy về phía anh, tay ôm con búp bê. Tôi đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.
- Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi
- Anh xin hứa!
Anh mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.
Hãy đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện "Chuyện người con gái Nam Xương
Tham Khảo:
https://download.vn/dong-vai-truong-sinh-de-ke-lai-truyen-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-41657
Đóng vai Thủy kể lại câu chuyện "Cuộc chia tay của những con búp bê"
THAM KHẢO ĐOẠN NÀY NHÉ CÒN BÀI VĂN THÌ BẠN DỰA VÀO VĂN BẢN RỒI BẠN TRẢ LỜI NHA ĐÂY CHỈ LÀ MỘT ĐOẠN GỢI Ý NHỎ THÔI NHA MÌNH CHÚC BẠN HỌC TỐT
VD: đoạn anh em Thành và Thủy không nỡ chia đồ chơi, bị mẹ mắng có thể viết như sau:
Hai anh em tôi cứ dùng dằng mãi, không nỡ chia đôi đồ chơi, tôi muốn nhường tất cả cho anh, và anh Thành cũng vậy, anh muốn nhường cho đứa em bé bỏng này. Và đúng hơn là cả hai anh em đều không muốn chia lìa nhau. Nhưng tiếng mẹ quát lại vọng ra khiến tôi giật mình, buồn bã, lo sợ, bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn khiến nước mắt tôi lại tuôn trào. Tôi bật khóc nức nở.
Khi anh tôi dắt tôi đến trường,tôi nép bên cành cây để lén nhìn mọi vật. Tôi cố đưa mắt nhìn những cảnh vật quen thuộc: những ô ăn quan vẽ trên gạch, những tấm bản tin,... để khắc sâu vào trong tâm trí, biết đâu sau này tôi không được nhìn thấy nữa. Càng nhìn, tôi càng nghẹn ngào, tôi bật khóc thút thít. Đột nhiên, cô Tâm gọi tên tôi, làm tôi giật mình. Tôi bước vào lớp để tạm biệt cô Tâm, bạn bè. Tôi nức nở và không thể nói hết lời. Cô ôm lấy tôi và nói:
- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!
Nói rồi cô quay xuống lớp:
- Bố mẹ bạn Thuỷ bỏ nhau. Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Những tiếng "ồ" kinh ngạc vang lên. Cả lớp sững sờ. Mấy đứa bạn thân mà ngày nào cũng sát vai nhau trong mấy năm qua khóc thút thít, các bạn bỏ chỗ ngồi đến nắm chặt tay tôi, tôi cảm động lắm.
Cô Tâm gỡ tay tôi, đi lại phía bục và lấy cây bút cùng với chiếc bút máy nắp vàng rất đẹp, đưa cho tôi và nói:
- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nữa.
Dù rất muốn nhận nhưng tôi đặt vội lên bàn, tôi không dám nhận. Tôi nói:
Thưa cô, em không dám nhận... em không được đi học nữa.
Cô sửng sốt và hỏi tôi:
- Sao vậy?
- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán - Tôi trả lời.
Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ bạn cũng khóc mỗi lúc to hơn. Tôi muốn ôm chặt cô và các bạn cả ngày, tôi không muốn rời xa họ. Nhưng tôi sợ ảnh hưởng đến giờ học, tôi nức nở tạm biệt mọi người.
Rồi anh tôi dắt tôi ra khỏi lớp. Tôi cảm thấy lòng mình đau xót, thật là không thể tin nổi. Tôi thầm ước chuyện này là mơ...
Đóng vai nhân vật ông sáu kể lại câu chuyện về tình cha con qua cha câu chuyện ngắn chiếc lược ngà.
Đối với tôi hạnh phúc lớn nhất cả cuộc đời này là có được bé Thu - đứa con gái đầu lòng của tôi. Dù đã xa con gần tám năm nhưng không ngày nào là tôi không nghĩ đến cái ngày gia đình được đoàn tụ. Và cuối cùng cơ hội cũng đã đến với tôi khi tôi được về phép trong ba ngày lòng tôi vui sướng khôn tả nghĩ đến cái cảnh đứa con gái yêu quí của mình chạy lại ôm tôi vào lòng và được nó gọi một tiếng ba thì hạnh phúc biết bao.
Nhưng tất cả mọi thứ đều trái ngược với cái mơ ước nhỏ nhoi ấy, đứa con gái mà tôi hằng mong nhớ lại xem tôi như một người xa lạ, xem người cha ruột này như một người dưng qua đường không hề quen biết vì trên má tôi có một vết thẹo dài không giống với người trong ảnh chụp cùng với má nó.
Ờ thì, có lẽ nó cư xử như vậy là đúng thật vì khi mà tôi lên đường đi chiến đấu khi nó chưa tròn 1 tuổi nữa mà, còn quá nhỏ để ghi khắc hình ảnh của người cha này và cũng chưa đủ lớn để nhận biết được sự tàn khốc của chiến tranh mang lại nên lúc nào đối với tôi nó cũng nói trổng, mặc cho tôi có làm gì, có nói ra sau thì mọi thứ đều như công dã tràng.
Đóng vai nhân vật vũ nương kể lại câu chuyện người con gái Nam Xương
Tham khảo:
Tôi tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, được mọi người yêu quý mà gọi cho cái tên Vũ Nương. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh nghèo khó, tuy vậy nhưng lại được cha mẹ dạy bảo ân cần từ nhỏ, hiểu được lễ nghĩa, bởi lẽ đó mà mọi người trong làng hay khen tôi có tính tình nết na và thùy mị. Lại được ơn trời cho thêm tư dung tốt đẹp. Nên đến tuổi mười tám, một độ tuổi mà người đời xem là độ tuổi rực rỡ nhất của người con gái, tôi được Trương Sinh, là một chàng trai trong làng mến mộ chắc có lẽ là vì dung hạnh nên đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng mà cưới tôi về. Ngày ấy, tôi vốn biết chồng mình có tính đa nghi, hay ghen, đối với tôi lại phòng ngừa quá sức, nên tôi hết sức giữ gìn khuôn phép, chưa từng để lần nào vợ chồng phải dẫn đến thất hòa.
Cuộc sống bình yên chẳng được bao lâu thì giặc Chiêm bỗng xâm phạm bờ cõi đất nước, chồng tôi tuy là con nhà hào phú nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Chiến tranh chắc chắn sẽ có chia ly, có mất mát và cả đau thương, vì lẽ đó mà tôi và mẹ chồng đã buồn biết bao nhiêu, buổi tiễn đưa đến, mẹ dặn dò chàng phải biết tự chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khỏe và cẩn thận, bởi trên chiến trường đao kiếm nào có mắt. Còn tôi thì không biết gì hơn, chỉ rót chén rượu đầy tiễn chồng, mong chồng sẽ trở về được bình yên, chẳng mong tước vị phải cao sang quyền quý. Một buổi đưa tiễn đầy xúc động, mắt ai cũng nhòe đi bởi giọt lệ, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.
Sau khi chồng đi được khoản mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình nuôi dạy và chăm sóc con, cũng nhờ có bé Đản nên tôi cũng vơi đi được phần nào nỗi cô đơn nhớ mong chồng trong lòng. Ngày qua tháng lại, thoắt cái đã nửa năm trôi qua, nỗi buồn trong lòng vẫn chẳng thể nào vơi bớt đi. Mẹ chồng tôi lại vì quá nhớ thương con trai mà ngã bệnh, tôi cố hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mong mẹ ăn được miếng cơm, miếng cháo để mau chóng khỏe lại. Song vì tuổi già bệnh nặng mà mẹ đã không qua nổi, trước lúc mất bà còn trăn trối rằng:
“Sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”
Tôi đau lòng thương xót, lo ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình. Kể từ đó chỉ còn có tôi cùng bé Đản, nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho đứa con bé nhỏ không có cha bên cạnh, tôi thường trỏ bóng mình trên tường vào mỗi tối rồi bảo với con là “cha Đản lại đến kia kìa!”. Bé Đản còn nhỏ nên ngây ngô tưởng thật, thường vui đùa cùng chiếc bóng.
Qua năm sau, giặc tan đất nước được yên bình, việc quân kết thúc. Chồng tôi may mắn trở về bình yên như mong đợi, hạnh phúc như vỡ òa trong một khoảnh khắc, tuy vậy khi biết được tin mẹ mất, chồng tôi đã rất buồn, chàng hỏi mộ mẹ rồi bế đứa con bé nhỏ đi thăm. Chẳng biết trên đường đã xảy ra chuyện gì nhưng khi về tâm trạng của chàng lại xấu vô cùng, sau đó chàng nặng lời với tôi, trách tôi sao hư thân mất nết, làm chuyện trái đạo lý... Tôi đến cùng không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc và tủi thân. Dùng hết lời để giải thích, hỏi chàng chuyện kia là ai nói nhưng chàng lại giấu mà không trả lời. Tôi vốn biết thân phận mình là con kẻ khó, nương tựa được nhà giàu, chưa từng có suy nghĩ trái đạo lý như vậy. Nhưng nay điều đâu bay buộc, tai họa ập đến. Có lẽ tất cả những lời giải thích của tôi đối với chàng lại chẳng có một lời đáng tin, tuy vậy họ hàng làng xóm bênh vực tôi chàng cũng không nghe. Khiến tôi chẳng thể thanh minh thêm được một lời nào.
Chàng vì nhất thời ghen tuông mà nóng vội đánh đuổi tôi ra khỏi nhà. Danh dự của bản thân bị bôi nhọ, giấc mơ một gia đình hạnh phúc cũng từ đây tan vỡ, tuyệt vọng đến tột cùng tôi chỉ biết tìm đến con đường tự vẫn để chứng minh mình trong sạch. Tắm rửa chay sạch, tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than mong trời chứng giám cho tấm lòng thủy chung của bản thân, xong gieo mình xuống dòng nước lạnh lẽo. Ắt có lẽ vì thấu được nỗi oan của tôi mà thương tôi vô tội, các nàng tiên trong cung nước đã rẽ một đường nước cho tôi thoát chết, nếu không thì đã vùi vào bụng cá cả rồi. Nơi đây là chốn cung điện của Linh Phi, vợ vua biển Nam Hải, người vô cùng nhân hậu và tốt bụng. Một hôm Linh Phi có tổ chức một yến tiệc để thiết đãi ân nhân của mình thuở trước, lại càng không ngờ đến đó là Phan Lang – người cùng làng với tôi lúc tôi còn ở trần thế. Gặp lại được nhau, chúng tôi đã nhắc lại vài chuyện cũ, cũng nhờ vì vậy mà tôi biết được chồng mình đã thấu rõ được nỗi oan của bản thân, bởi vì lúc chàng bế đứa con bé bỏng ngồi bên ngọn đèn dầu, thì con trỏ bóng nhận cha. Cuộc đời vốn đã vô tình đến thế, có những chuyện xảy ra lại khiến ta không ngờ đến nhất.
Nghe Phan Lang kể, tôi cũng thấy xót xa vì cảnh nhà tiêu điều, chồng con không ai chăm sóc. Cảm thấy bản thân sao lại hồ đồ đến vậy, chưa gì đã vội vàng kết thúc sinh mệnh của mình. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi nghĩ bản thân nào còn mặt mũi để gặp lại người xưa, nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi cũng muốn quay về để nói lời từ biệt, vì vậy lúc Phan Lang trở về trần thế, tôi đã gửi nhờ một chiếc hoa vàng mà dặn: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về”
Mấy ngày hôm sau Trương Sinh quả thật có lập một đàn giải oan ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang, cảm nhận được sự chân thành và hối lỗi của chồng tôi, Linh Phi có ý muốn giúp đỡ tôi quay trở về. Cho nên đến ngày thứ ba, tôi lúc ẩn lúc hiện cùng năm mươi chiếc kiệu hoa, võng lọng mà Linh Phi ban cho. Tôi vẫn ở giữa sông mà nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất mãi mãi. Bởi lẽ nơi chốn trần gian nào có chuyện người chết sống lại, cũng một phần vì tôi muốn ở lại để báo đáp ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Sau đó tôi liền trở về thủy cung, không một lần trở lại.
Câu chuyện của gia đình tôi là một câu chuyện buồn, chẳng có một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng bởi xã hội xưa khiến phụ nữ phải chịu nhiều sự phán xét, không có tiếng nói trong cuộc đời đầy gian khổ của bản thân. Mong là từ câu chuyện của tôi, mọi người sẽ rút ra được kinh nghiệm đó là hạnh phúc của gia đình phải cần cả hai vợ chồng cùng vun đắp mới có thể dài lâu, đừng vì cảm xúc hay cái tôi của bản thân quá lớn mà ích kỷ làm trong tình cảnh của gia đình trở nên tan vỡ. Bởi vì hạnh phúc chính là được xây dựng trên cơ sở tin yêu và tôn trọng lẫn nhau.