Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
trần đức hiệp
Xem chi tiết
hot boy lạnh lùng
7 tháng 3 2019 lúc 20:04

MẪU DÀN Ý BÀI VĂN TẢ LẠI HÌNH ẢNH CỤ GIÀ NGỒI CÂU CÁ BÊN HỒ

1. Phần Mở bài

- Làng que em có rất nhiều ao hồ. Vì vậy, em đã nhiều lần được quan sát những người câu cá bên bờ hồ hoặc bờ ao.

- Trong tất cả hình ảnh những người câu cá đã quan sát được, em ấn tượng nhất trước hình ảnh một cụ già ngồi câu cá bên bờ hồ sen ở đầu làng em

2. Phần Thân bài

a). Tả khung cảnh chung

- Một buổi chiều mùa thu, khí trời mát mẻ.

- Bầu trời mùa thu cao xanh không một gợn mây.

- Từng đàn chim đang bay liệng trên tầng không.

- Trên bãi cỏ gần hồ sen, từng tốp bạn trạc tuổi em đang chăn trâu.

- Thỉnh thoảng có làn gió thu nhẹ thổi. Theo làn gió, hương dịu mát của hồ sen bay tỏa khắp xóm làng.

b). Tả ngoại hình

- Bên bờ hồ sen ngát hương, một cụ già đang buông cần câu cá.

Ông cụ khoảng hơn 70 tuổi. Khuôn mặt cụ hơi vuông, da rám nắng trỏng gần như màu nâu đồng bóng, khỏe mạnh.

- Mắt cụ hiền từ hơi nheo lại. Lông mày đậm đa bạc màu. Râu, tóc cụ đã bạc trắng.

- Cụ mặc bộ ba ba màu nâu.

- Cụ vắt trên vai chiếc khăn lau mặt bóng màu trắng.

- Cụ đi đôi dép nhựa cũng màu nâu.

- Nhìn dáng vẻ của cụ, em thấy cụ thật đẹp lão, cái đẹp mộc mạc giản dị chân chất của một cụ già miền Bắc đã trái qua những tháng năm lao động trên đồng ruộng.

c). Tả hoạt động

Em thấy cụ già đặt một hộp nhựa nho nhỏ đựng mồi câu xuống bờ cỏ. Lại gần nhìn, thì ra, mồi câu là những con giun đất nhỏ đang còn sống. Bên cạnh hộp mồi là một chiếc giỏ nho nhỏ đan bằng nan tre.

Cụ lấv cần câu ra. Chiếc cần dáng cong cong như lưng con tôm. Phía đầu cần buộc một sợi dây cước nhỏ màu trắng. Khoảng gần giữa sợi dây có một cái phao nhỏ màu trắng được làm bằng ruột cây đay.

- Cụ thong thả lấy một chú giun nhỏ móc vào lưỡi câu. Cụ từ từ buông lưỡi câu xuống nước.

- Hồ sen nước trong vắt nên em có thể nhìn thấy chú giun đất đang cựa quậy ở lưỡi câu.

Chính sự cựa quậy của chú giun đất đã thu hút một đàn cá rô bơi ngang qua đó. Chúng đâu biết đó là một cái bẩy đang chờ chúng.

- Một chú cá rô cứ bơi gần, bơi gần lại rồi bất ngờ đớp “bập” một cái. Cái phao bị cá kéo làm chìm xuống dưới mặt nước.

- Cụ già chưa nhấc cần câu lên ngay mà cứ cầm cần câu rê rê.

Chờ cho chắc chắn cá đã mắc vào lưỡi câu, cụ từ từ nâng cần lên.

Một con cá rô to bằng bàn tay béo vàng.

- Cụ già nhẹ nhàng gỡ lưỡi câu ra khỏi miệng cá rồi bỏ cá vào trong cái giỏ tre đặt bên cạnh hộp mồi. Em thấy cụ rất vui, có lẽ vì mới thả câu một chút mà cụ đã câu được một con cá rô to vàng như vậy. Điêu đó cho cụ niềm tin về một buổi câu thành công. Chiều tối về, cả nhà cụ sẽ có một bữa cơm với những chú cá rô kho khế ngọt lịm và mềm tươm hoặc một đĩa cá rô rán (chiên) giòn ươm.

Cụ già lại bắt một chú giun con móc vào lưỡi câu...

3. Phần Kết bài

Hình ảnh cụ già nhàn nhã ngồi câu cá bên hồ sen vào một chiều thu là một hình ảnh rất dẹp.

Hình ảnh đó góp phần làm cho bức tranh buổi chiều của làng quê đẹp trọn vẹn hơn.

Em yêu lắm cảnh quê hương em, yêu lắm cảnh buổi chiều thu yên ả có cánh chim chao liệng trên tầng không, có đàn trâu thủng thẳng gặm cỏ, có cụ già đẹp phúc hậu giản dị ngồi câu cá bên hồ...

QuangMinh Trần
7 tháng 3 2019 lúc 20:03

1. Phần mở bài:

- Mở đầu bài văn, bạn cần giới thiệu vắn tắt về thời gian, không gian cụ già ngồi câu cá.

2. Phần thân bài:

- Cần làm nổi bật chân dung cụ già với phong thái, dáng ngồi và cách cầm chiếc cần

Ví dụ:

+ Miêu tả khuôn mặt nổi bật của người già (chú ý đôi mắt, chòm râu, mái tóc…).

+ Tư thế ngồi của người già thường là ngồi thấp có thiên hướng người hơi khom xuống vì tuổi tác.
- Miêu tả cử chỉ, hành động  của cụ từ xa đến gần. 
+ Miêu tả thêm đôi bàn tay của người già và cách cầm chiếc cần câu

+ Làm nổi lên hình ảnh đặc trưng của việc đi câu như: tìm mồi, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối... 

- Kế đến là phong thái đặc trưng của người già  ngồi câu gợi ra điều gì? (sự ung dung tự tại, nhàn nhã, trầm lặng,...).

- Để không gian câu cá thêm sinh động, bạn có thể tả thêm hình ảnh bầu trời, cảnh vật xung quang, cây cối, người qua lại...

- Kết thúc buổi đi câu ra sao, dáng đi và thành quả câu cá có được...
- Những ấn tượng tốt đẹp từ hình ảnh ông cụ đi câu.

3. Phần kết luận:

- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá gợi gợi cho em liên tưởng về hình dáng của ông nội, ông ngoại hay một người già nào đó mà em biết.

- Qua đó hình ảnh cụ già, em thấy điều gì tốt đẹp trong cuộc sống...

VKook
7 tháng 3 2019 lúc 20:04

Lập dàn ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.

2. Thân bài:

- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.

+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,…).

+ Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp...
- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần. 
+ Chú ý mt đôi tay.

+ Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối... 

- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).

- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...

- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa? 
- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?

3. Kết bài:

- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?

- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,…).

Bạn cũng có thể tham khảo bài văn sau:

          Một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em có dịp quan sát một cụ già  đang ngồi câu cá bên bờ hồ.

          Hôm đó , cụ mặc bộ đồ bà ba màu xám trắng, tay cầm chiếc cần câu bằng trúc,  lóng lánh dưới nắng mai hồng. Cụ trông thanh cao, giản dị và đầy chí khí.  Tuy cụ đã ngoài bảy mươi nhưng khuôn mặt vẫn đầy đặn, đẹp lão. Vầng  trán cao đã hằn sâu những nếp nhăn. Mái tóc bạc phơ, nhìn cụ như một ông  tiên nhân đức.  Cụ già thong thả buông cần trúc xuống hồ sen. Trời nước lênh đênh,  những chú cá chép lượn lờ trông mây dưới nước, đàn cá rô tung tăng đùa  giỡn, cụ lay nhẹ cần câu, mặt nước hồ chao động. Đàn cá liếc mắt nhìn lên  thấy chú giun cựa quậy dưới lưỡi câu, chúng lấy làm thích thú. Cụ già đưa  tay vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng, mắt cụ đăm đắm nhìn lũ cá đang vờn mồi.  Cụ vẫn ung dung hút thuốc lào, mùi khói thuốc bay ra quyện với hương sen  đang phảng phất. Khói cứ bay cao, lan tỏa trong không gian vắng lặng.  Bỗng cụ mỉm cười thật tươi, đôi mắt hiền từ của cụ ánh lên một niềm vui,  niềm thú vị, thì ra đó là một chú cá chép vừa rón rén tới cắn câu. Cụ nhanh  tay bật mạnh cần câu, chú cá chép vừa nuốt chửng con mồi và cũng vừa  được cụ đưa lên bờ, rồi nằm gọn trong giỏ tre của cụ. Chú cá quẫy tũng  toẵng. Cụ nói: “Nếu muốn trở về với nước thì cũng nằm đấy mà đợi cụ nhé! “  Lời nói của cụ lúc trong trẻo nghe như tiếng chuông đồng, lúc trầm trầm  sâu lắng, rồi cụ bảo em: 

        - Con có thích cá không?

 Em vội trả lời: 

        - Có ạ! Cụ câu cho con một chú cá rô nhé

        -  Vậy thì ngồi đấy mà chờ ông. 

Rồi cụ gọi:

        - Cá rô ơi; hãy cắn câu đi nào! 

Đàn cá rô vẫn vô tư, lượn lờ dưới nước, quanh quẩn bên đài sen để  thưởng thức hương thơm. Chú giun vẫn cứ cựa quậy dưới lưỡi câu lóng  lánh, cụ già vẫn kiên trì chờ đợi. Mặt hồ trải rộng, mênh mông và gợn sóng.  Những đóa sen vẫn rung rinh, gật gù trong gió sớm. Đột nhiên, một chú cá  rô dũng cảm đến gần lưỡi câu. Cụ già khẽ bảo em:

         - Lần này thì con có cá rô rồi đấy. 

     Em vui lắm và thầm mong cho cá cắn câu.  Cụ già như hiểu ý em, cụ cố nhìn con mồi. Cụ cũng mong có cá rô cho  em. Bàn tay xương xương của cụ vẫn nắm chặt lấy cần câu. Bóng cụ trải dài  dưới mặt nước trong xanh. Mấy cọng tóc bạc phất phơ trước trán. Cụ vẫn  kiên nhẫn, đợi chờ. Lần này trông cụ lo lắng, không còn vẻ ung dung vì sợ em thấy thất vọng. Chú cá rô không cầm lòng trước miếng mồi ngon, chú  đớp mạnh còn mồi rồi định tuôn chạy nhưng đâu còn kịp nữa. Chú đã mắc  câu. Cụ già bung tay lên hất cần câu lên bờ hồ. Cụ mỉm cười rồi bắt cá bỏ  vào chiếc bị cho em. Cụ còn dặn dò em:

         - Ông cho cá con đây nhưng con phải hứa với ông là học giỏi đấy!

     Em  vội đưa hai tay đón lấy cá và cám ơn cụ rối rít:  – Con cảm ơn cụ, con sẽ học giỏi ạ! Chào cụ con về ạ  Cụ gật đầu khen em ngoan rồi vuốt nhẹ chòm râu. Có lẽ cụ hài lòng…

     Em cầm chú cá đi về mà thầm cảm ơn cụ già tốt bụng kia… Lời dặn dò  của cụ vẫn còn vang lời dặn dò của cụ già mà em xem như một ông tiên  nhân hậu.

TFboys
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
15 tháng 11 2017 lúc 12:57

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

Nguyễn Hải Đăng
15 tháng 11 2017 lúc 13:11

Câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của tác giả đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả , truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình, rất trong trẻo, sinh động về ngày đầu tiên đi học.

Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” nhớ lại theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; ngơ ngác khi nghe gọi đến tên mình và cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Tác giả tả cảnh mọi người vào trong lớp, vừa có gì lạ lẫm mà cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Tác giả kết thúc bằng sự miêu tả một hình ảnh rất đẹp: “Một con chim non liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”.

Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người về thuở ban đầu rụt rè và nhút nhát. Chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay.

Nguyen Thi Ngoc Lan
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 11 2016 lúc 22:08

Mở bài: Giới thiệu việc tốt mà em đã làm. Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

– Việc tốt mà bạn đã làm là gì?

– Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?

– Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?

– Có người khác chứng kiến hay không?

– Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

– Em có vui khi làm công việc đó?

– Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

pham thi thanh thao
Xem chi tiết
pham thi thanh thao
26 tháng 1 2018 lúc 21:23

Sorry may k Vietnam dc dau

kwonjiyong
26 tháng 1 2018 lúc 21:24

Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.

Thân bài: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trong con người, sinh hoạt, lốì sống, việc làm cụ thể:

+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản

+ Cái nhà sàn chỉ hai, ha phòng, hòa cùng thiên nhiên.

+ Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến người phục vụ.

+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong cao đẹp

+ Giản dị trong lời nói bài viết.

Kết bài: Đề cao tấm gương giản dị của Bác Hồ để chúng ta noi gương tập ở Bác.

Đạt Trần
26 tháng 1 2018 lúc 21:37

Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc Việt Nam, người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần nên noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người.
Thật vậy, trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, công lao của Bác Hồ dành cho đất nước là vô cùng to lớn được toàn dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh thì công ơn đó lại càng sâu nặng. Vì thế, ai ai cũng ra sức học tập, cố gắng tiếp thu nhiều hơn những phẩm chất tốt đẹp của Người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, lối sống giản dị vô cùng có ích, giúp cho mọi người biết sống giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh gia đình.
Lối sống giản dị của Người được thể hiện trong tất cả mọi việc, trong từng bữa cơm, trong từng phong cảnh sống.
Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản, căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nó đơn sơ, mộc mạc nhưng được Bác dành nhiều tình cảm cho tất cả các vật dụng trong đó. Từ chiếc bàn, chiếc ghế, cái giường ngủ của Bác nữa. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.
Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Trong thời phong kiến, vua chúa đều có rất nhiều người hầu, kẻ hạ; những món ăn toàn là sơn hào hải vị, tất cả đều được chuẩn bị thật tốt, không một chút sai sót nào. Nhưng đối với Bác thì không phải thế! Vì vậy, người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay, Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được chăm sóc và gần gũi với Bác nhất. Thế nhưng, những gì Bác tự làm được thì Bác không cần ai giúp. Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bác đã làm việc và chịu không ít khó khăn trên đất khách. Thế nhưng, sự giản dị của Bác vẫn còn mãi. Dù Bác đã làm gì, từ một đầu bếp, một người cào tuyết, đốt lò hay khi đã là lãnh tụ, Bác vẫn là Bác, vẫn chiếc áo kaki sờn màu cùng với đôi dép cao su đã gắn bó với Bác, trên mọi nẻo đường. Chính vì điều đó mà hình ảnh của Bác sẽ đời đời khắc sâu trong trái tim của người dân Việt Nam.
Với mọi người Bác rất quan tâm và luôn chăm sóc cho những người xung quanh. Lối sống giản dị của Bác còn được thể hiện qua cả lời ăn, tiếng nói. Bác là người luôn nghĩ cho người khác. Bác thức trọn đêm để chờ tin thắng trận, nhường phần ăn của mình cho chiến sĩ bị bệnh. Bác thật là nhân hậu, cao cả. Không chỉ có thế, Bác cũng thường xuyên quan tâm đến các em nhi đồng. Bác khuyên mọi người phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Các cấp lớn hơn thì phải chăm lo cho dân cho nước. Bác là một người giản dị chính trực, công bằng trong mọi việc. Một vị lãnh tụ lại biết xuống ruộng làm việc cùng mọi người, chỉ dẫn tận tình về sâu, bệnh của cây lúa cho người nông dân được biết. Nếu như trong cuộc sống có những kẻ tham ô, hối lộ, làm những việc đổi trắng thay đen thì Bác Hồ phê phán nhưng cũng cho họ cơ hội sửa chữa. Bác đã đi xa nhưng lời dạn dò lo cho dân, cho nước, phải biết xây dựng đất nước phát triển thì vẫn luôn còn mãi.
Là người con của dân tộc Việt Nam, mọi người phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để xây dựng một đất nước phồn thịnh và phát triển hơn. Đặc biệt, lối sống giản dị phải được mọi người áp dụng trong học tập, trong cả công việc của mình. Bởi vì, đó là phẩm chất tốt mà mỗi con người chúng ta cần có.

Nguyen Thi Ngoc Lan
Xem chi tiết
Thiên Bình duyên dáng
24 tháng 10 2016 lúc 21:13

ự tìm jieeur

trần đức hiệp
Xem chi tiết
Trần Thảo Nguyên
7 tháng 3 2019 lúc 19:50

1. Phần Mở bài

- Làng que em có rất nhiều ao hồ. Vì vậy, em đã nhiều lần được quan sát những người câu cá bên bờ hồ hoặc bờ ao.

- Trong tất cả hình ảnh những người câu cá đã quan sát được, em ấn tượng nhất trước hình ảnh một cụ già ngồi câu cá bên bờ hồ sen ở đầu làng em.

2. Phần Thân bài

a). Tả khung cảnh chung

- Một buổi chiều mùa thu, khí trời mát mẻ.

- Bầu trời mùa thu cao xanh không một gợn mây.

- Từng đàn chim đang bay liệng trên tầng không.

- Trên bãi cỏ gần hồ sen, từng tốp bạn trạc tuổi em đang chăn trâu.

- Thỉnh thoảng có làn gió thu nhẹ thổi. Theo làn gió, hương dịu mát của hồ sen bay tỏa khắp xóm làng.

b). Tả ngoại hình

- Bên bờ hồ sen ngát hương, một cụ già đang buông cần câu cá.

Ông cụ khoảng hơn 70 tuổi. Khuôn mặt cụ hơi vuông, da rám nắng trỏng gần như màu nâu đồng bóng, khỏe mạnh.

- Mắt cụ hiền từ hơi nheo lại. Lông mày đậm đa bạc màu. Râu, tóc cụ đã bạc trắng.

- Cụ mặc bộ ba ba màu nâu.

- Cụ vắt trên vai chiếc khăn lau mặt bóng màu trắng.

- Cụ đi đôi dép nhựa cũng màu nâu.

- Nhìn dáng vẻ của cụ, em thấy cụ thật đẹp lão, cái đẹp mộc mạc giản dị chân chất của một cụ già miền Bắc đã trái qua những tháng năm lao động trên đồng ruộng.

c). Tả hoạt động

Em thấy cụ già đặt một hộp nhựa nho nhỏ đựng mồi câu xuống bờ cỏ. Lại gần nhìn, thì ra, mồi câu là những con giun đất nhỏ đang còn sống. Bên cạnh hộp mồi là một chiếc giỏ nho nhỏ đan bằng nan tre.

Cụ lấv cần câu ra. Chiếc cần dáng cong cong như lưng con tôm. Phía đầu cần buộc một sợi dây cước nhỏ màu trắng. Khoảng gần giữa sợi dây có một cái phao nhỏ màu trắng được làm bằng ruột cây đay.

- Cụ thong thả lấy một chú giun nhỏ móc vào lưỡi câu. Cụ từ từ buông lưỡi câu xuống nước.

- Hồ sen nước trong vắt nên em có thể nhìn thấy chú giun đất đang cựa quậy ở lưỡi câu.

Chính sự cựa quậy của chú giun đất đã thu hút một đàn cá rô bơi ngang qua đó. Chúng đâu biết đó là một cái bẩy đang chờ chúng.

- Một chú cá rô cứ bơi gần, bơi gần lại rồi bất ngờ đớp “bập” một cái. Cái phao bị cá kéo làm chìm xuống dưới mặt nước.

- Cụ già chưa nhấc cần câu lên ngay mà cứ cầm cần câu rê rê.

Chờ cho chắc chắn cá đã mắc vào lưỡi câu, cụ từ từ nâng cần lên.

Một con cá rô to bằng bàn tay béo vàng.

- Cụ già nhẹ nhàng gỡ lưỡi câu ra khỏi miệng cá rồi bỏ cá vào trong cái giỏ tre đặt bên cạnh hộp mồi. Em thấy cụ rất vui, có lẽ vì mới thả câu một chút mà cụ đã câu được một con cá rô to vàng như vậy. Điêu đó cho cụ niềm tin về một buổi câu thành công. Chiều tối về, cả nhà cụ sẽ có một bữa cơm với những chú cá rô kho khế ngọt lịm và mềm tươm hoặc một đĩa cá rô rán (chiên) giòn ươm.

Cụ già lại bắt một chú giun con móc vào lưỡi câu...

3. Phần Kết bài

Hình ảnh cụ già nhàn nhã ngồi câu cá bên hồ sen vào một chiều thu là một hình ảnh rất dẹp.

Hình ảnh đó góp phần làm cho bức tranh buổi chiều của làng quê đẹp trọn vẹn hơn.

Em yêu lắm cảnh quê hương em, yêu lắm cảnh buổi chiều thu yên ả có cánh chim chao liệng trên tầng không, có đàn trâu thủng thẳng gặm cỏ, có cụ già đẹp phúc hậu giản dị ngồi câu cá bên hồ...

Ghét Ăn Cá Kho
Xem chi tiết
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
6 tháng 12 2017 lúc 18:35

- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục. Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.

- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.

Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

Lưu Phương Ly
6 tháng 12 2017 lúc 18:42

Ý NGHĨA CHI TIẾT NIÊU CƠM THẦN:

- Khi quân 18 nước chư hầu kéo đến, Thạch Sanh gảy đàn cho nghe. Trước khi về, Thạch Sanh đem niêu cơm thiết đãi. Kì lạ làm sao, cứ xới hết lại đầy.

- Chi tiết niêu cơm thần trong câu truyện này mang rất nhiều ý nghĩa:

+ Thay vì đánh giặc, Thạch Sanh lại cho giặc ăn: thể hiện tư tưởng hòa bình, nhân nghĩa của dân ta.

+ Đồng thời phản ánh mơ ước của nhân dân ta về "phú quốc binh cường" - dân giàu nước mạnh.

=> Đánh giặc không nhất thiết phải dùng đến vũ khí, sức mạnh về quân sự mà đôi khi chỉ là cái tâm, cái thiện của lòng người.

- Và như vậy, chi tiết niêu cơm thần đã thể hiện rõ ràng tư tưởng nhân đạo của nhân dân ta, góp phần làm hình tượng Thạch Sanh thêm đẹp đẽ hơn.

đoraemon
6 tháng 12 2017 lúc 20:11

Ý nghĩa chi tiết "niêu cơm thần " trong truyện Thạch Sanh là :

" Niêu cơm thần "

Nói lên sức mạnh vô địch của Thạch Sanh , nói lên tình cảm nhân đạo , độ lượng rộng lớn của Thạch Sanh . Và đócũng là sự cao cả của chủ nghĩa nhân đạo , yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Trinh Tran
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
10 tháng 2 2017 lúc 21:22

I.Mở bài
*Giới thiệu chung:
-Đây là buỏi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở 1 lớ tiểu học thuộc vung An-Dát và Lo-ren (giáp với biên giới nước Phổ-tức nuóc Đức).
-Từ ngày mai, các trường sẽ phải dạy bằng tiếng Đức, ngôn ngữ của quân xâm lược.
-Buổi học cuói cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
II.Thân bài
*Hai nhân vật chính của truyện:
+Chú bé Phrăng:
-Vì không thuộc bài nênn lúc đầu chú định trốn học, sau đó lại đến trường.
-Chú ngạc nhiên vì không khí yên ắng khác thường của lớp học.
-Choáng váng khi nghe thầy giáo tuyên bố đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
-Tự giận mình vì thói ham chơi, lười học..
-Thấm thía lời dạy của thầy, chăm chú nghe thầy giảng bài.
-Cảm động trước hình ảnh lớn lao, cao đẹp của thầy Ha-men.
+Thầy Ha-men:
-Thái độ của thầy dịu dàng khác hẳn ngày thường .
-Thầy lên lớp với bộ y phục đặc biệt chỉ dành cho những dịp long trọng.
-Thầy ca ngợi tiếng Pháp và tôn vinh Tổ quốc của mình.
-Tâm trạng thầy hết sức xúc động: thể hiện qua giọng nói thiết tha, nghẹn ngào và hành động bất ngờ.
III.Kết bài
-Buổi học cuối cùng là một tác phẩm hay, phản ánh niềm tự hào về tiếng Pháp và lòng yêu nước thiết tha của người dân nước Pháp.
-Hình ảnh chú bé Phrang và thầy giáo Ha-men được tác giả miêu tả rất thành công, để lại ấn tượng trong lòng nhười đọc.

_silverlining
10 tháng 2 2017 lúc 18:22

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.



Nguyễn Trần Thành Đạt
10 tháng 2 2017 lúc 20:53

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. rồi thầy khuyên mọi ngời phải biết yêu quý tiếng Pháp, thầy ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Pháp. qua đó biểu lộ tình cảm yêu nớc và tự hào tiếng nói của dân tộc mình. thầy nói tiếng nói dân tộc là tài sản tinh thần vô giá, đợc vun đắp qua hàng nghìn năm. Phải biết yêu quý, nắm vững, giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nớc rơi vào vòng nô lệ. Nó không chỉ là tài sản quý báy của dân tộc mà còn là phơng tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập tự do.Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Sự xúc động, đau đớn trong lòng thầy lên đến cực điểm. thầy Ha-men đã cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.đó là tất cả Lòng yêu nớc yêu và sự quý trọng tiếng nói của dân tộc của thầy và thầy đã truyền tình yêu cho tất cả các học trò và dân làng.

nguyen thi khanh chi
Xem chi tiết
Ngô phương thảo
6 tháng 1 2020 lúc 21:08

1. Mở bài :

 Giới thiệu mẹ em khi đang nấu cơm trong bếp

Mẹ em thường bảo " Kho tàng của bố là vườn cây, kho tàng của chị em là góc học tập và kệ đồ chơi còn kho tàng của mẹ là gian bếp ". Em rất thích ngắm nhìn hình ảnh mẹ khi đang nấu cơm.

2. Thân bài :

a. Giới thiệu mẹ em: (Ngoại hình, tính cách)

 Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi. Mẹ có dáng người dong dỏng, tóc mẹ cắt ngắn  ngang vai đen nhánh ôm lấy khuôn mặt hình trái xoan. Mẹ có nước da trắng tự nhiên. Đôi  mắt bồ câu của mẹ long lanh ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến dành cho con. Mẹ có  chiếc mũi dọc dừa, đôi môi đỏ hồng tự nhiên, khi mẹ cười để lộ hàn răng trắng bóng. Mẹ rất nhẹ nhàng, duyên dáng nên ai cũng yêu quý mẹ. Giọng nói mẹ ấm áp. Mẹ ăn mặc  rất giản dị, mộc mạc. Mẹ là giáo viên dạy Văn ở trường cấp hai. Mẹ là người rất chu đáo và tỉ mỉ.

b. Miêu tả khi mẹ nấu ăn :

 Nhưng mẹ em đẹp nhất đó là khi nấu nướng. Món ăn mà em thích nhất là món sườn xào  chua ngọt do mẹ làm. Mẹ đi chợ sớm để mua được sườn tươi ngon về. Ngoài ra để làm được món này mẹ   mua thêm cà chua, hành lá, ...nên món ăn  rất ngon, và là món khoái khẩu của em. Đầu tiên mẹ chặt nhỏ miếng sườn rồi rửa sạch cho vào luộc qua. Mẹ khéo léo rửa sạch cà  chua, hành lá rồi cắt nhỏ. Sau đó mẹ lấy chiếc chảo rồi đổ một chút dầu vào , cho cà chua  và hành nếm thêm chút mắm, đường và chút cay của ớt để tạo sốt . Sau khi sốt quyện và  mịn nhẹ mẹ cho sườn vào đảo nhẹ để lửa cháy nhỏ đủ thời gian để sốt thấm vào sườn.  Mẹ lấy chiếc đĩa, đổ món ăn ra đĩa trang trí trông rất hấp dẫn. Thế là món sườn xào chua  ngọt đã được hoàn thành. Sau khi nấu xong mẹ dọn dẹp bếp sạch sẽ như chưa hề vào  bếp nấu . Ngoài món sườn chua ngọt mẹ nấu các món khác cũng rất ngon như gà sốt me,  cá nướng....

3. Kết bài :

Tình cảm, cảm nghĩ của em

Khi mẹ nấu ăn trông thật xinh đẹp. Em biết mẹ đã rất vất vả để nấu những món ăn ngon cho cả gia đình. Em muốn nói cảm ơn mẹ rất nhiều.

Khách vãng lai đã xóa