cấu trúc chức năng của NST. ý nghĩa của cấu trúc xoắn
đột bến cấu trúc NST là gì ? các dạng đột biến cấu trúc NST
nguyeen nhân và ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST
đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST
các dạng :mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn,...
nguyên nhân :
Do tác nhân lí, hoá, do biến đổi sinh lí, sinh hoá nội bào làm đứt gãy NST hoặc ảnh hưởng đến qt tự nhân đôi ADN tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các cromatit.
- Các tác nhân vật lí: Đột biến phụ thuộc liều phóng xạ.
- Các tác nhân hoá học: Gây rối loạn cấu trúc NST như chì benzen, thuỷ ngân, thuốc trừ sâu, thuốc diẹt cỏ ...
- Tác nhân virut: Một số virut gây đột biến NST.
VD: Virut Sarcoma và Herpes gây đứt gãy NST.
ý nghĩa :
Đối với quá trình tiến hoá: Cấu trúc lại hệ gen → cách li sinh sản → hình thành loài mới.
* Đối với nghiên cứu di truyền học: xác định vị trí của gen trên NST qua nghiên cứu mất đoạn NST.
* Đối với chọn giống: Ứng dụng việc tổ hợp các gen trên NST để tạo giống mới.
* Đột biến mất đoạn NST: Xác định vị trí của gen trên NST, VD: Lập bản đồ gen người
Cho các nhận định sau:
(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit
(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp
(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co xoắn
(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit kết hợp với nhau
(5) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học
Có mấy nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?
A. 2.
B. 3
C. 4.
D. 5
Protein thể hiện chức năng khi có cấu trúc nào?
A. Không gian 3 chiều
B. Xoắn và gấp nếp
C. Chuỗi mạch thẳng
D. Tất cả các cấu trúc này
Chị em bảo là A. Không gian 3 chiều, em ko chắc nữa
Mức xoắn 3 (siêu xoắn) trong cấu trúc siêu hiển vi của NST có đường kính
A. 700 nm.
B. 30 nm.
C. 11 nm.
D. 300 nm.
Đáp án D
Đơn vị cấu tạo nên NST là nuclêôxôm, mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một đoạn ADN chứa 146 cặp nucleotit quấn quanh 1 vòng. Giữa hai nuclêôxôm liên tiếp là một đoạn ADN và một phân tử histon. Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11nm, sợi cơ bản cuộn xoắn bậc hai tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính 30nm, sợi nhiễm sắc lại được cuộn xoắn lần nữa tạo thành sợi siêu xoắn có đường kính 300nm, cuối cùng sợi siêu xoắn được xoắn tiếp một lần nữa tạo thành cromatit có đường kính 700nm. Ở kì giữa NST ở trạng thái kép gồm 2 cromatit nên đường kính của NST có thể đạt tới 1400nm. Như vậy mức xoắn 3 có đường kính 300nm
phân tích đặc điểm cấu trúc và hoạt động NST để thực hiện tốt chức năng của nó
Nhiễm sắc thể được cấu tạo chính từ ADN và Protein. Protein có dạng hình khối cầu và được phân tử ADN quấn quanh tạo nên các đơn vị cấu trúc nhiễm sắc thể. Đối với những nhiễm sắc thể đơn chúng được cấu tạo từ một sợi ADN kép. Thế nhưng với nhiễm sắc thể kép thì chúng được tạo thành do quá trình nhân đôi.
Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?
A. Cấu trúc bậc 1 và cấu trúc bậc 2.
C. Cấu trúc bậc 3 và cấu trúc bậc 4.
B. Cấu trúc bậc 1 và cấu trúc bậc 3.
D. Cấu trúc bậc 2 và cấu trúc bậc 4
Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
A. Phân tử ADN→ sợi cơ bản→ nuclêôxôm→ sợi nhiễm sấc→ crômatit.
B. Phân tử ADN→ sợi cơ bản→ sợi nhiễm sắc→nuclêôxôm→ crômatit
C. Phân tử ADN→ nuclêôxôm→ sợi cơ bản→ sợi nhiễm sắc→ crômatit.
D. Phân tử ADN→ nuclêôxôm→ sợi nhiễm sắc→ sợi cơ bản→ crômatit.
Đáp án : C
Cấu trúc NST nhân thực: phân tử ADN→ nuclêôxôm→ sợi cơ bản→ sợi nhiễm sắc→ crômatit.
Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
A. phân tử ADN → sợi cơ bản → nucleoxom → sợi nhiễm sắc → cromatit.
B. phân tử ADN → nucleoxom → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → cromatit.
C. phân tử ADN → nucleoxom → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → cromatit.
D. phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → nucleoxom → cromatit.
Chọn B
- Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1vòng (chứa 146 cặp nuclêotit) quanh khối prôtêin (8 phân tử histon) tạo nên nuclêôxôm.
- Các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi nuclêôxôm chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc 30nm. Xoắn tiếp lên 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm (1nm = 10-3 micromet).
Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
A. phân tử ADN--> sợi cơ bản--> nuclêôxôm--> sợi nhiễm sắc--> crômatit.
B. phân tử ADN--> nuclêôxôm--> sợi cơ bản--> sợi nhiễm sắc--> crômatit.
C. phân tử ADN--> nuclêôxôm--> sợi nhiễm sắc--> sợi cơ bản--> crômatit.
D. phân tử ADN --> sợi cơ bản--> sợi nhiễm sắc--> nuclêôxôm--> crômatit.
Chọn đáp án B
Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực: phân tử ADN có cấu trúc mạch xoắn kép quấn quanh các khối cầu protein histon (mỗi khối gồm 8 phân tử histon, được quấn 1,75 vòng) → nucleoxom → xoắn bậc 1 tạo sợi cơ bản → xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc → xoắn tiếp tạo vùng xếp cuộn → đóng xoắn tiếp tạo cấu trúc cromatit.
→ Đáp án B