Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 22:13

Tham khảo

- Ví dụ 1 (Ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu và sinh vật):Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:

+ Ở sườn đón gió: mưa nhiều, sinh vật phát triển;

+ Ở sườn khuất gió: mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.

- Ví dụ 2 (Ảnh hưởng của địa hình đối với sông ngòi): ở khu vực miền Trung, do địa hình núi cao ăn lan sát ra biển nên sông ngòi chủ yếu có địa hình ngắn và dốc, với hướng chảy tây bắc - đông nam.

- Ví dụ 3 (Ảnh hưởng của địa hình đối với đất): đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung; đất feralit phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi.

Bình luận (0)
Hà Anh Chi
Xem chi tiết
laala solami
17 tháng 4 2022 lúc 18:25

tham khảo

Sông ngòi dày đặc: + Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn, lại có địa hình chủ yếu đồi núi, bề mặt địa hình dốc, bị cắt xẻ đã hình thành mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Tuy nhiên địa hình lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn sông ngắn và dốc.

Bình luận (4)
Vũ Quang Huy
17 tháng 4 2022 lúc 18:59

tham khảo

Sông ngòi dày đặc: + Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn, lại có địa hình chủ yếu đồi núi, bề mặt địa hình dốc, bị cắt xẻ đã hình thành mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Tuy nhiên địa hình lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn sông ngắn và dốc.

Bình luận (2)
Trần Thị A Tiên
Xem chi tiết
Hồ Anh Thư
22 tháng 5 2016 lúc 21:28

Có nhiều ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta.

-         Khí hậu

-         Địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển

-         Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

THUẬN LỢI:

+ Khí hậu:

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm các khối khí qua biển - mưa, độ ẩm cao.

Biển Đông làm giảm tính chất khắc nghiệt của kiểu khí hậu lạnh khô vào mùa đông, dịu tính chất nóng bức vào mùa hè

Do vậy, có thể nói Biển Đông làm cho khí hậu nước ta điều hòa hơn.

+ Địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển:

Các dạng địa hình ven biển đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển bị mài mòn, các tam giách châu thoải, các bãi triều rộng, các bãi cát phẳng lì, các đầm phá, cồn cát, vịnh nước sâu, đảo ven bờ, rạn san hô

Rừng ngập mặn 450 nghìn ha, nơi đây có thể nuôi tôm cá . .

+  Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:

Khoáng sản có trữ lượng lớn: các bể trầm tích Nam Côn sơn và bể trầm tích Cửu Long, bể trầm tích Thổ Chu-Mã Lai và bể trầm tích Sông Hồng. trữ lượng lớn

Cát biển là nguyên liệu cho cn

Muối ăn (biển Nam Trung Bộ)

Hải sản: hệ sinh vật biển phong phú về thành phần loài: 2000 loài cá, 100 loài tôm,vài chục loài mực, hàng ngàn loài sinh vật phù du

HẠN CHẾ:

-         Bão: 9 - 10 cơn bão / năm. Trong đó, 3 - 4 cơn đổ bộ vào đất liền.

-         Mưa lớn gây nước lũ, lụt

-         Sạt lỡ bờ biển

-         Cát bay ven bờ, lấn sâu vào đồng ruộng, làng mạc

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:33

Tham khảo

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm khí hậu:

- Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.

- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm sinh vật và đất

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.

- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;

+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 6 2019 lúc 5:41

Ảnh hưởng đến địa hình

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho quá trình phong hóa đất đá diễn ra mạnh, tạo nên lớp vỏ phong hóa dày, vụn bở.

Lượng mưa lớn tập trung theo mùa làm cho đất đai dễ bị xói mòn, quá trình xâm thực địa hình diễn ra mạnh; nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình cácxtơ độc đáo với các hang động, suối cạn, thung khô.

Ánh hường đến sông ngòi

Lượng mưa lớn làm cho quá trình cắt xẻ địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có nhiều sông ngòi, sông nhiều nước.

Chế độ mưa theo mùa làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến theo mùa, theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.

Mưa lớn tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
31 tháng 3 2017 lúc 20:56

a) Khí hậu

-Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

-Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….

-Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có

+ Hệ sinh thái rừng nước mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

Bình luận (0)
Võ Thị Ngọc Khánh
28 tháng 12 2018 lúc 19:44

a) Khí hậu

- Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có

+ Hệ sinh thái rừng nước mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

Bình luận (0)
Minh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
23 tháng 10 2023 lúc 22:05

Tham khảo
- Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.

- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

Bình luận (0)
Huyền Thanh
Xem chi tiết
Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 0:54

Vị trí địa lý và lãnh thổ của một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đặc điểm của khí hậu, sự vật, và đất đai của nước đó. Đối với Việt Nam, ảnh hưởng của vị trí địa lý và lãnh thổ đặc biệt quan trọng:

1. Ảnh hưởng đến khí hậu:
    - Vị trí địa lý: Việt Nam có vị trí nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với phần lớn bờ biển hướng ra biển Đông, nên khí hậu phụ thuộc vào các mùa gió mùa: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
    - Dải lãnh thổ dài từ Bắc vào Nam: Giúp Việt Nam có nhiều loại khí hậu khác nhau như khí hậu nhiệt đới ẩm ở phía Nam, khí hậu ôn đới ẩm ở phía Bắc.

2. Ảnh hưởng đến sự vật:
    - Địa hình núi: Phần lớn diện tích nước ta là địa hình núi và trung du, tạo điều kiện cho sự phát triển của rừng núi và động vật hoang dã.
    - Dải lãnh thổ dọc biển Đông: Tạo ra một đường bờ biển dài với nhiều bãi tắm và hệ sinh thái biển phong phú.

3. Ảnh hưởng đến đất đai:
    - Vị trí ven biển: Vùng đất ven biển thường mặn, thuận lợi cho việc trồng lúa mùa, dừa và nuôi tôm.
    - Vùng đồng bằng sông: Như Đồng bằng sông Cửu Long hay Đồng Bằng Bắc Bộ có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa và nhiều loại cây trồng khác.
    - Vùng núi: Đất ở vùng núi thường chứa nhiều khoáng sản như than, bauxite và vàng.

Bình luận (0)