Những câu hỏi liên quan
Ngân Hồ
Xem chi tiết
Bin Mèo
Xem chi tiết
Chiến Lê
23 tháng 9 2019 lúc 21:03

Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

Bình luận (0)
Musion Vera
Xem chi tiết
Musion Vera
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Huyền
24 tháng 9 2019 lúc 18:37

Tham khảo:

Kết thúc truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương, khi Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến sông Hoàng Giang, Vũ Nương đã trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện và nói lời tạ từ với Trương Sinh: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Sự trở về “uy nghi, rực rỡ” nhưng chỉ trong chốc lát ấy đã giúp Vũ Nương giải oan, tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước muốn ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng, “ở hiền gặp lành”. Tuy nhiên tính bi kịch của tác phẩm không vì thế mà giảm đi. Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực trước thực tại. Lời nói của nàng có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến xã hội bất công, không có chỗ cho những người phụ nữ như nàng, không thể mang lại hạnh phúc cho nàng. Vũ Nương mãi mãi chẳng thể trở về, bé Đản mãi mãi là một em bé mồ côi. Nỗi oan dù đã được hóa giải nhưng hạnh phúc gia đình thì không thể làm lại. Hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với những bất công mà ở đó người phụ nữ không có hạnh phúc. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kỳ ảo này

Dẫn trực tiếp: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.

Dẫn gián tiếp: Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa…

Bình luận (0)
Nguyen
31 tháng 8 2019 lúc 15:38

2/

Kết thúc truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương, khi Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến sông Hoàng Giang, Vũ Nương đã trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện và nói lời tạ từ với Trương Sinh: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Sự trở về “uy nghi, rực rỡ” nhưng chỉ trong chốc lát ấy đã giúp Vũ Nương giải oan, tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước muốn ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng, “ở hiền gặp lành”. Tuy nhiên tính bi kịch của tác phẩm không vì thế mà giảm đi. Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực trước thực tại. Lời nói của nàng có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến xã hội bất công, không có chỗ cho những người phụ nữ như nàng, không thể mang lại hạnh phúc cho nàng. Vũ Nương mãi mãi chẳng thể trở về, bé Đản mãi mãi là một em bé mồ côi. Nỗi oan dù đã được hóa giải nhưng hạnh phúc gia đình thì không thể làm lại. Hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với những bất công mà ở đó người phụ nữ không có hạnh phúc. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kỳ ảo này

Dẫn trực tiếp: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.

Dẫn gián tiếp: Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa…


#Walker
Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 9 2019 lúc 17:54

2)Kết thúc câu chuyện này là : Trương Sinh lập 1 đàn giải oan ở bến Hoàng Giang sau 3 ngày đêm thì Vũ Nương hiện về đứng ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện và nói với Trương Sinh :" . . .đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa!". Lời nói cuối cùng của Vũ Nương đã để lại 1 bi kịch sâu sắc cho gia đình này:ly nước đã đổ rồi ko bao giờ hốt lại đầy được nữa.Bi kịch của gia đình này hoàn toàn khác với bi kịch của gia đình Phạm Công - Cúc Hoa, nên Cúc Hoa về đoàn tụ với cha con Phạm Công làm người đọc bằng lòng thích thú. Còn Vũ Nương "chẳng thể trở về nhân gian được nữa" sẽ làm tăng thêm bi kịch cho câu chuyện này, đồng thời đó cũng là lời tố cáo XHPK thần quyền nam giới. "phu xướng phụ tùy", chiến tranh loạn lạc liên miên gây ra bao nhiên cảnh ly tán và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, XH nào.. .1 khi bi kịch gia đình xảy ra thì người phụ nữ sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Thân mến !

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
22 tháng 8 2016 lúc 12:07

– Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao.

 

– “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục“, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16 – một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút“. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.

Bình luận (0)
Thảo Phương
22 tháng 8 2016 lúc 12:07

1

Giới thiệu chung:

  – Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao.

 

– “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục“, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16 – một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút“. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.

 2Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định:

 aSố phận bất hạnh:

  * Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả:

 

–  Nỗi vất vả của Vũ Nương: Một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già.

–  Nỗi cô đơn tinh thần (phải vượt lên):

+ Cảnh sống lẻ loi.

+ Nỗi nhớ thương khắc khoải.

+ Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa.

* Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết:

–  Nguyên nhân (của nỗi oan):

+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất.

+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương ị thử thách, bị lung lay.

+ Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trường Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình.

–  Hậu quả (của nỗi oan):

+ Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi.

+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng.

* Phải sống không hạnh phúc thực sự dưới thủy cung:

– Vũ Nương tuy được cứu sống, sống bất tử, giàu sang, đã được minh oan trên bến Hoàng Giang nhưng nàng không hạnh phúc thực sự:

+ Vẫn nhớ thương gia đình.

+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.

=> Nhận xét:  Số phận Vũ Nương tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.

 bVẻ đẹp của Vũ Nương:

  * Mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất của người phụ nữ xã hội phong kiến.

 

–   Chi tiết Trường Sinh xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về” càng tô đậm hơn vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất của nàng.

* Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo:

–   Đảm đang (khi chồng đi lính):

+ Một mình gánh vác gia đình.

+ Chăm sóc mẹ chồng già yếu.

+ Nuôi dạy con thơ.

–  Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm):

+ Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi…)

+ Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi.

+ Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương. (phút lâm chung bà cảm tạ công lao của nàng -> mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của xã hội phong kiến xưa thường chỉ mang tính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Những lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy Vũ Nương yêu thương bà thực lòng nên bà cũng yêu quý, biết ơn nàng thực lòng như vậy)

+ Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo.

* Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha:

–  Nết na, thủy chung:

+ Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép.

+ Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng không màng công danh phú quý, chỉ mong chồng trở về bình yên.

+ Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, nàng bỏ cả điểm trang, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình.

+ Thậm chí, ngày Trường Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.

=> Tấm lòng son sắt, thủy chung sáng ngời của nàng.

–  Giàu lòng vị tha:

+ Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng. Nàng vẫn bao dung với người chồng hẹp hòi, ích kỉ.

+ Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương. Việc nàng gửi vật làm tin chứng tỏ nàng vẫn sẵn sàng tha thứ cho chồng.

+ Khoảnh khắc gặp lại Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trường Sinh. Lời nói ấy cho thấy Vũ Nương hoàn toàn tha thứ cho chồng. Trường Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp hòi, tàn nhẫn của mình.

=> Nhận xét: Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh.

 3Đánh giá:

  – Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo – xoay quanh sự ngộ nhận, hiểu lầm lời nói của bé Đản; nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và kì ảo; khắc họa nhân vật thông qua lời nói trần thuật, lời thoại; hành động…; Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương – một điển hình cho số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

 

– Qua đó, bày tỏ niềm trân trọng và cảm thương sâu sắc, tiếng nói bênh vực người phụ nữ trong xã hội xưa; tố cáo xã hội phong kiến nam quyền, nhiều lễ giáo hà khắc, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ vào những bi kịch đớn đau.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
17 tháng 7 2019 lúc 7:16

1. Mở bài:

• Người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

• Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

2. Thân bài:

a) Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

• Có tu tưởng tốt đẹp.

• Người vợ dịu hiền, khuôn phép: chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

• Người con dâu hiếu thảo: chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

b) Nỗi đau, oan khuất của nàng:

• Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

• Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

• Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ.

• Ởthuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

• Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

• Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

3. Kết luận:

• Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.

• Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

Bình luận (0)
๛Nisa Owner
Xem chi tiết
Trâm anh Nguyễn 8a1
Xem chi tiết
đặng sĩ nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lụa
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
25 tháng 7 2023 lúc 16:17

Từ nhân vật Vũ Nương:

- Về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, em có suy nghĩ rằng: họ tồn tại là một con người nhưng lại không được hưởng quyền lợi tự do, công bằng mà đáng ra họ phải có; dù có tài sắc giỏi giang hiểu chuyện đến nhường nào cũng không thể thoát khỏi định kiến của mọi người về "phụ nữ", phải lấy chính cái chết của bản thân để minh oan cho nỗi oan từ ngay người chung chăn gối tạo ra. Số phận ấy lênh đênh, trôi nổi giữa dòng đời "phong kiến", thấp cổ bé họng dù bản thân công dung ngôn hạnh đủ điều.

- Về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay, em có suy nghĩ rằng: họ đủ tài năng sức lực để sống tự lập kinh tế, không dựa dẫm, và không bị áp lực về định kiến "phụ nữ". Ngoài ra, họ còn đủ tri thức sức khỏe tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội, từ chính trị, kinh doanh, khoa học, y tế, giáo dục và nghệ thuật. Hơn hết, họ còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, duy trì hòa bình, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Anh
10 tháng 10 2023 lúc 15:30

Từ nhân vật Vũ Nương:

-Về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: không thể tự quyết định cho số phận của mình, không được xã hội coi trọng, dù có tài giỏi, có sắc đẹp như thế nào vẫn không thể thoát khỏi luân lí phong kiến ấy, giống những "trái bần trôi" trong thơ của Hồ Xuân Hương

-Về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay: họ đã được xã hội công nhận, thoát khỏi định kiến phong kiến, đồng thời họ đã có đủ năng lực để tham gia vào các công việc, hoạt động của xã hội, đồng thời có thể tự lập mà không dựa dẫm vào ai

Bình luận (0)