Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Dương Quốc Tuấn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 3 2022 lúc 10:37

em vt theo những ý như sau nha:

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào tinh thần tự học.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ sống. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn luyện.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:

Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:

Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Kết bài

Đánh giá chung về tinh thần tự học và nêu cảm nghĩ, liên hệ bản thân.

nguyễn thùy linh
Xem chi tiết
Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Cá Chép Nhỏ
4 tháng 4 2018 lúc 23:42

1. Mở bài

Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).

- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)

Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…

2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)

Lập dàn ý tả loại trái cây mà em thích

Đoạn 1: Tả bao quát

+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)

+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).

+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…

Đoạn 2: Tả chi tiết

+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)

+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…

+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).

+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…

+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).

Đoạn 3: Tả bổ sung

+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…

+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…

+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).

3. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).

- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…

Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)

quách anh thư
4 tháng 4 2018 lúc 21:44

I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.

II. Thân bài
1. Tả bao quát

- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả

III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó 

Ngọc Ánh
4 tháng 4 2018 lúc 21:47

Loại trái cây chứ ko phải cây bạn nhé

Hà Thu
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
19 tháng 1 2017 lúc 21:59

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đức Hiếu
10 tháng 2 2017 lúc 20:23

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng

Đức Hiếu
10 tháng 2 2017 lúc 20:23
1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". 2. Bài văn có bố cục ba phần: – Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. – Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. – Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng: – Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. – Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước. 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi. 5. a) Câu mở đoạn của đoạn văn này là: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Câu kết đoạn của đoạn văn là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước". b) Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp. c) Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam. 6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật: – Bố cục chặt chẽ. – Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân. – Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 9 2018 lúc 20:37

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những sở thích, những đam mê và mục đích riêng. Chính vì thế mà mỗi người đều có những thần tượng cho riêng mình để phấn đấu và theo đuổi. Thế nhưng, rất nhiều bạn trẻ lại hâm mộ thần tượng tới mức cuồng dại, mất kiểm soát để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận sâu hơn về hiện tượng xã hội này.

Thần tượng hiểu theo nghĩa của một tính từ là sự quý trọng, hâm mộ một ai đó trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Nếu hiểu theo nghĩa của một danh từ chính là những cá nhân hoặc tập thể được nhiều người biết đến, ngưỡng mộ bởi tài năng, phẩm chất trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ca nhạc, phim ảnh, y tế… Cuồng thần tượng là cụm từ dùng để chỉ những người say mê, yêu thích, thậm chí là tôn sùng các thần tượng của mình một cách quá khích, mất kiểm soát.

Hiện nay, hiện tượng fan cuồng thần tượng không còn là chuyện hiếm gặp. Hằng ngày, chúng ta bắt gặp nhan nhản những bài báo, những tin tức về những người nổi tiếng, những fanclup đông đảo sống chết để bảo vệ thận tượng mình. Họ tung hô thần tượng của mình lên tận mây xanh. Họ bắt chước thần tượng từ đầu tóc, quần áo cho đến tính cách, điệu bộ. Họ có thể chờ đợi hàng giờ, chen lấn xô đẩy, khóc mếu chỉ để được gặp thần tượng, được chạm vào thần tượng của mình. Điều này ta có thể dễ dàng bắt gặp tại các sân bay Việt Nam mỗi khi có các ngôi sao Hàn Quốc tới lưu diễn. Có cả trăm, cả ngàn người quên ăn, quên ngủ chờ đợi chỉ để được nhìn ngắm thần tượng của mình trong vòng vài phút. Hay thậm chí, có rất nhiều người đã tử tự vì thần tượng của mình. Điển hình như sau vụ tự tử của ca sĩ Kim Jonghyun (Hàn Quốc), đã có 6 trường hợp fan tự tử theo anh ấy một cách mù quáng… Đó chỉ là một trong rất nhiều những trường hợp đáng tiếc do chứng cuồng thần tượng gây ra.

Hâm mộ và thần tượng một ai đó cũng là một điều tốt nếu chúng ta biết hâm mộ một cách đúng đắn. Bởi những người được hâm hộ, hay chính là những thần tượng, họ là những người có tài năng, có phẩm chất tốt và được mọi người biết đến. Họ sẽ như tấm gương để bản thân những người hâm hộ họ không ngừng cố gắng và hoàn thiện bản thân mình tốt hơn.

Thế nhưng, cuồng thần tượng thì hoàn toàn ngược lại. Nó sẽ khiến cho con người bị mất đi cái tôi cá nhân riêng biệt mà tự biến mình thành những bản sao di động của thần tượng. Không chỉ đánh mất đi cái tôi cá nhân mà các fan cuồng thần tượng còn bị lệch lạc trong nhận thức. Họ bị chìm đắm trong những thế giới ảo mộng về thần tượng như thần tượng yêu mình hay sự tồn tại và phát triển của thần tượng của thần tượng gắn liền với mình. Rất nhiều trường hợp các bạn trẻ không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình dẫn đến những trường hợp đáng tiếc nhưng hành hung lẫn nhau vì xâm phạm tới thần tượng của mình, sắn sàng tự tử, tuyệt thực để đe dọa bố mẹ nếu bố mẹ ngăn cấm việc theo đuổi thần tượng… Và còn nhiều hơn thế nữa những tác hại kinh khủng mà hiện tượng cuồng thần tượng gây ra.

Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến “chứng bệnh xã hội” quái ác này? Điều đầu tiên phải kể tới chính là sự phát triển chóng mặt của giới giải trí đối với xã hội hiện nay. Các loại hình văn hóa giải trí, những người nổi tiếng ngày một tới gần hơn với cuộc sống. Truyền thông đại chúng luôn săn đón, tung hô những người nổi tiếng một cách quá mức khiến một bộ phận giới trẻ bị ảo tưởng, bị lôi cuốn một cách tiêu cực. Họ bị lôi cuốn vào thế giới ảo của sự nổi tiếng, của sự tranh đấu ngôi vị trên các bảng xếp hạng hay trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, bản thân cha mẹ và nhà trường cũng chưa có cách giáo dục hợp lý, đẩy các bạn học sinh vào những guồng quay áp lực khiến họ nảy sinh tâm lý chán nản, muốn tìm tới những điều mới mẻ và hấp dẫn hơn, hợp mốt hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng lại nằm ở bản thân mỗi người không có lập trường vững chắc, dễ bị lay động và làm theo đám đông, đánh mất đi chính mình.

Trước mỗi nguy hại tiềm ẩn từ hiện tượng cuồng thần tượng, chúng ta cần có những giải pháp thuyết phục nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng này xảy ra. Cha mẹ và nhà trường cần có phương pháp giáo dục con cái hợp lý. Phải biến mình trở thành những tấm gương tốt, định hướng cho con cái tới những điều tốt đẹp. Truyền thông đại chúng cũng cần cân nhắc về cách truyền tải những thông tin về thần tượng, tránh khuếch đại, quá lố. Bản thân mỗi người cũng cần có nhận thức đúng đắn hơn về việc thần tượng, hướng cuộc sống của mình tới những điều tích cực và có ích cho xã hội hơn.

Cái gì cũng có hai mặt của nó. Hãy biết biến cách thần tượng của mình trở thành nguồn động lực để không ngừng hoàn thiện bản thân chứ đừng để thần tượng biến mình trở thành những cỗ máy không hồn, mụ mị. Hãy trở thành một người hâm mộ thần tượng có văn hóa.

Trần Diệu Linh
12 tháng 10 2018 lúc 17:28

Trong những năm gần đây “Thần tượng” đang làm một hiện tượng xảy ra khiến nhiều bạn trẻ vô cùng ngưỡng mộ. Nó là một phong trào gây sốt ở Việt Nam cũng như toàn thế giới. Những chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng, thần tượng âm nhạc, những người làm nghệ thuật mở ra càng nhiều thu hút nhiều bạn trẻ tham gia

Thần tượng là gì? thần tượng là một ph tượng có được tôn sùng, yêu mến như thần thánh. Thần tượng chính là những người ca sĩ, nhạc sĩ, những người làm nghệ thuật được các bạn trẻ tôn sùng ngưỡng mộ, tới mức thần thánh hóa, quên ăn quên ngủ vì thần tượng.

Thần tượng là người có lượng người hâm mộ lớn, mọi hành động của thần tượng sẽ ảnh hưởng tới người hâm mộ của mình như gu thời trang, đầu tóc, phong cách sống…đều có thể ảnh hưởng tới những người hâm mộ mình.

Hiện nay nhiều ca sĩ trong giới giải trí Việt Nam đang có trào lưu làm mẹ đơn thân, hoặc làm người thứ ba chen chân vào hạnh phúc gia đình người ta. Như vậy sẽ tạo nên những trào lưu sống cho người hâm mộ, ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, giá trị đạo đức con người.

Hiện tượng thần tượng thường có ở những bạn trẻ tuổi vị thành niên hoặc thanh niên. Bởi ở lứa tuổi này các bạn thường có những mong muốn ước mơ xa xôi, thường dễ thần thánh hóa một con người nào đó. Tuổi này là lứa tuổi dễ bị dụ dỗ lôi kéo, kích động do đó việc yêu mến tới chết hoặc ghét ai tới chết dễ được hình thành.

Tuy nhiên việc hâm mộ yêu mến thần tượng cũng cần phải có giới hạn và có chuẩn mực. Hiện nay có nhiều hiện tượng các bạn trẻ yêu mến thần tượng của mình một cách quá mức, tới phát cuồng. Nhiều bạn sẵn sàng bỏ học để được gặp thần tượng, nhiều bạn đánh nhau đâm chém bạn học của mình để bảo vệthần tượng của mình dẫn tới những bài học đau lòng.

Thần tượng ai đó yêu mến một người nào đó không có gì là xấu nhưng nếu việc bạn yêu mến ai đó mà làm ảnh hưởng tới cuộc sống của họ thì nên xem lại tình cảm của mình. Nhiều người hâm mộ vì quá yêu mến thần tượng của mình mà suốt ngày gửi thư, rồi săn lùng ảnh bám theo thần tượng hết chỗ này tới chỗ khác gây sự khó chịu cho thần tượng của mình thì không nên chút nào

Hoặc nhiều bạn vì quá yêu mến thần tượng nên chạy theo cách ăn mặc trào lưu thời trang của thần tượng, mà không xem xét tới vấn đề có phù hợp với mình hay không thì cũng không nên.

Thế hệ trẻ chính là tương lai trụ cột của đất nước, mọi trọng trách xây dựng tương lai đều do các bạn phải đảm nhiệm vì vậy việc bạn sống như thế nào sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước trong tương lại. Vì vậy, hãy thông minh để lựa chọn văn hóa ứng xử cho đúng mực

Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Nhok Linh
28 tháng 9 2018 lúc 19:53

I. Mở bài: giới thiệu về tính tự lập
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không có ai là không trải qua những gia khổ, khó khan, không bao giờ vấp ngã. Thế nhưng, gặp những điều khó khan, gian khổ và vấp ngã thì mới là người thành công. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi con người đó là tính tự lập. tự lập là gi, không phải ai cũng có thể hiểu rõ hết về tự lập, chúng ta cùng đi tìm hiểu về tính tự lập.

II. Thân bài: nghị luận về tính tự lập
1. Tự lập là gi:

- Tự lập là tự làm một mình những gì mình có thể làm được
- Tự làm mà bản thân có thể, không nhờ vả, ỷ lại vào người khác
- Tự lập là tự làm việc của mình, tự xây dựng cuộc sống của mình
2. Biểu hiên của tính tự lập:
- Tự đến trường
- Tự làm thức ăn cho chính bản thân mình
- Tự làm các công việc cá nhân của mình: giặc đồ, ủi đồ, …
- Tự làm bài tập, tự học
- Tự giác làm việc của mình
- Tự làm tất cả những gì mình có thể làm trong khả năng của mình
- Tự sống cuộc sống của mình, không dựa dẫm vào người khác
3. Ý nghĩa của tính tự lập
- Là đức tính cần thiết với mỗi người trong cuộc sống
- Tự lập sẽ giúp ta dễ thành công trong cuộc sống
- Tựu lập là tiền đề xây dựng cuộc sống, sự nghiệp
- Khẳng định giá trị của bản thân
- Tự lập giúp ta không sợ khổ, sợ khó,
- Được mọi người tôn trọng và yêu quý

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tính tự lập
- Đây là một đức tính tốt
- Em sẽ cố gắng để tự lập trong cuộc sống và học tập

Phan Thị Huyền
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 9 2018 lúc 19:44

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu về cách học vẹt, học tủ

Ví dụ:
Không chỉ có những kỉ niệm vui buồn, những kỉ niệm đáng nhớ khi còn đi học mà chúng ta còn có những người bạn. nhưng trường học bạn bè nào không phải cũng tốt cũng có những bạn xấu. một trong những người bạn xấu là những người bạn không chuyên tâm vào học hành, bao giờ cũng nghĩ đến việc học vẹt, học tủ, không trung thực trong học tập để có những luyến tiếc sau này.
II. Thân bài: nghị luận về học vẹt, học tủ
- Thế nào là học vẹt, học tủ:

Học vẹt, học tủ là một cách học đối phó của học sinh hiện nay Học vẹt, học tủ là chọn lọc những kiến thức để học, còn lại không học Học tủ là học những kiến thức quan trọng một cách qua loa để dành cho thi cử, khi thi cử xong rồi thì lại quên Học vẹt là cách học như một con vẹt, học sao thì vậy, không hiểu bài

- Nguyên nhân của sự học vẹt, học tủ:

Dơ sự phát triển của xã hội Do nền giáo dục thiếu đi sự quan tâm Do chương trình học ngán ngẫm Do bản thân học sinh, sinh viên lười học Do ba mẹ và thầy cô không quan tâm chăm sóc

- Tác hại của việc học vẹt, học tủ:

Khiến học sinh không thể lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn Không nắm vững kiến thức Tạo ra một thói xấu cho học sinh hình thành nên những thói xấu khác trong cuộc sống

- Cách khắc phục lối học vẹt học tủ:

Tạo điều kiện học tập thoải mái nhất Không đè nặng vấn đề học tập đối với học sinh Học sinh phải tự ý thức được hành động của mình

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lối học vẹt, học tủ
Ví dụ:
Học vẹt, học tủ là một lối học không đúng, chúng ta nên chọn cho mình một lối học chính xác và phù hợp với bản thân nhất.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Nghị luận về học vẹt, học tủ” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công và học tập tốt.

Bài làm:

“Học” là con đường tiếp thu tri thức để hoàn thiện phẩm chất của mỗi con người. Con đường học vấn dài vô tận và muốn đạt đến đỉnh cao của học vấn thì có rất nhiều phương pháp. Mỗi người đã chọn lựa cho mình một phương pháp để đi trên con đường chông gai đầy thử thách này, nhưng đáng tiếc rằng đa số học sinh ngày nay lại chọn cho mình một phương pháp học rất dễ thực hiện nhưng lại dễ làm cho họ vấp ngã mà đã vấp ngã thì họ khó tài nào đứng dậy nổi.Phương pháp nguy hiểm đó chính là “học vẹt” và “học tủ”.

“Học vẹt” là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì “bó tay”. “Học tủ” hơi khác so với “học vẹt”. “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vànkiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi.

Tuy khái niệm về hai phương pháp học trên là khác nhau nhưng nó đều cùng một nguyên nhân. Nguyên nhân để học sinh ngày nay chọn phương pháp “học vẹt”, “học tủ” là họ không hiểu được tầm quan trọng của học vấn. Họ học chỉ là để đối phó, kiếm cái bằng để dễ dàng kiếm việc, lo việc mưu sinh cho bản thân mà họ không biết rằng họ dễ dàng sa vào vũng bùn khó có thể đứng dậy nổi. Một nguyên nhân nữa đó là họ lười học, lười suy nghĩ. Bộ não của họ không còn chỗ để tiếp thu cái mới, tiếp thu kiến thức một cách toàn diện và hiệu quả nữa, thay vào đó là những kiểu ăn mặc thời trang, trò chơi không lành mạnh… cứ bám trong đầu óc họ như một kí sinh làm tê liệt thần kinh họ.

“Học vẹt”, “học tủ” mang đến tác hại rất nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy lý thuyết thì thuộc lòng nhưng không hiểu để áp dụng vào đời sống, công việc. “Học trước quên sau”, kiến thức chưa kịp bám vào bộ não thì đã bị những sở thích tầm thường đẩy ra ngoài mà không thể chống cự. Không những thế, “học tủ”còn gây thêm hại nữa đó là kiến thức cơ bản, kiến thức toàn diện không nắm được. Mọi công sức, nỗ lực dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ đều bị đổ xuống sông xuống bể và lỡ may đến kỳ thi bị “lệch tủ” thì “xôi hỏng bỏng không”.

Tác hại của nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra một sự truyền nhiễm nghiêm trọng. Từ một cá nhân dùng phương pháp này thì ai mà không có “sức đề kháng” cao sẽ dễ dàng bị truyền nhiễm. Họ dễ học theo, làm theo miễn là những gì mà họ học theo, làm theo đó có lợi trước mắt cho họ.

Nếu không chữa ngay từ lúc nó còn “trứng nước” thì “học vẹt”, “học tủ” sẽ mang lại hậu quả rất nghiêm trọng. Việc đầu tiên là chúng ta phải xác định được tầm quan trọng của học vấn. Bởi có thế chúng ta mới chọn lựa, định hướng được cho tương lai của mình, chọn cho mình con đường đi đúng nhất để hoàn thiện chính mình.Có hiểu và xác định được sự quan trọng của học vấn thì chúng ta mới có động lực học tập và chọn lựa phương pháp học đúng đắn. Nhiệm vụ cần thiết thứ hai là gia đình xã hội phải tuyên truyền chỉ bảo, dạy dỗ cho học sinh ngày nay khi còn nhỏ. Phải cho học sinh hiểu rõ, nắm rõ sự quan trọng của học vấn để mỗi người biết vượt lên chính mình, bỏ qua thú vui tầm thường để dành thời gian, tâm trí cho việc học tập.

Nếu ai cũng có ý thức, có định hướng cho riêng mình, biết suy nghĩ về hành vi, việc làm của mình thì tin chắc rằng sẽ không còn ai nhắc đến căn bệnh “học vẹt”, “học tủ” nữa. Lúc đó mỗi học sinh sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị hành trang bước vào đời góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.