Những câu hỏi liên quan
응 우옌 민 후엔
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Quỳnh
2 tháng 1 2021 lúc 20:32

  Đây là hình ảnh độc đáo, mới lạ, thú vị, diễn tả hình ảnh mấy cô cậu học trò sinh động, cụ thể, đó là những đứa trẻ non nớt, ngây thơ, trong sáng nhưng khao khát khám phá bầu trời tri thức rộng lớn, khát khao được đi học.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
응 우옌 민 후엔
2 tháng 1 2021 lúc 20:35

viết một đv nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
응 우옌 민 후엔
2 tháng 1 2021 lúc 20:35

cứ tl là có k

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khoa Duy
Xem chi tiết
thangcanbasucvat
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hà
6 tháng 11 2021 lúc 10:27

1/ Đoạn văn trên gợi nhớ đến văn bản " TÔI ĐI HỌC ". Tác giả là Thanh Tịnh

2/ Họ ở đây là mấy cậu học trò mới. Họ ước ao như được những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

3/ Nội dung ngắn gọn của đoạn văn là : Sự bỡ ngỡ, rụt rè, e thẹn của nhân vật tôi và các cậu học trò nhỏ khác trong ngày đầu tiên đến trường

Mik ko bt câu 4

 

Bình luận (0)
Sa sa
Xem chi tiết
Phong Thần
7 tháng 9 2021 lúc 13:01

1. Nội dung: khoảnh khắc bỡ ngỡ, rụt rè của những cậu học trò nhỏ trong ngày đầu tiên đi học.

 

2. Biện pháp so sánh: 

- Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

- Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. 

Bạn tham khảo đoạn văn sau: 

Trong văn bản "Tôi đi học", nhà văn Thanh Tịnh đã sử dụng khá nhiều những hình ảnh so sánh giàu giá trị biểu cảm. Nhìn những cô cậu học trò ngày đầu tiên đến lớp như mình, nhân vật tôi lại có một niềm đồng cảm sâu sắc: "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thẩm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". Những so sánh nêu trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả những cảm xúc phong phú của nhân vật “tôi”. Các hình ảnh so sánh rất nhẹ nhàng, đẹp đẽ: mấy cánh hoa tươi, làn mây lướt, con chim non,... Nhờ các hình ảnh giàu sức gợi cảm mà cảm giác và ý nghĩ của nhân vật tôi được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn, đồng thời cũng gợi ra cho truyện cái chất thơ trong trẻo.

 

3. Tham khảo

Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.

Bình luận (0)
Vũ Trúc Hoàng anh
12 tháng 9 2021 lúc 8:55

   Bài làm

Câu 1: Tâm trạng khao khát muốn được khám phá những điều mới mẻ nhưng còn ngập ngừng, e sợ của các cô cậu học sinh trong buổi đầu đến trường

Câu 2 Phép so sánh : "Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ”

So sánh : Họ ( mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ) với con chim con

Tác dụng của phép so sánh : 

              +  Làm cho câu văn sống động, giàu hình ảnh

              + Hình ảnh so sánh tinh tế đã nói lên được mái trường là tổ ấm yêu thương đùm bọc, chở che cho những cô cậu học sinh, những cậu học trò là những cánh chim nhỏ muốn được sải cánh bay để tìm hiểu những điều mới mẻ phía trước nhưng còn e sợ trước không gian bao la, rộng lớn.

               + Qua đó, tác giả đã nêu cao vai trò vô cùng quan trọng của nhà trường : chắp cánh ước mơ cho những cô cậu học trò nhỏ.

Câu 3:

Mỗi người trong chúng ta chắc chắn đều đã trải qua khoảng thời gian làm học sinh đầy đẹp đẽ , vui vẻ, đáng nhớ. Khoảng thời gian ấy đều trải qua dưới mái trường, ngôi nhà thứ hai của chúng ta. Trường cho chúng ta môi trường học tập lành mạnh, cho chúng ta những người thầy đáng mến , cho ta những người bạn trời đánh đáng mến, cho ta những phút giây kỉ niệm đáng quý , đáng trân trọng . Trường dạy cho ta đức , kỉ luật, dạy ta cách trưởng thành , đào tạo ta thành con người có ý thức, có ích với cuộc sống , xã hội. Trường là vòng tay dang rộng ôm ấy ta vào lòng , là người mẹ hiền lành bao dung những đứa con nhỏ bé, ngốc nghếch, hồn nhiên , ngây thơ. Trường là chiếc thuyền đưa ước mơ ta tới bến, là cánh chim chắp cánh cho những khát vọng của ta bay cao, bay xa. Trường quả là mái nhà thứ hai của chúng ta.

  

 

 

Bình luận (0)
tranh:)
Xem chi tiết
nthv_.
16 tháng 8 2021 lúc 16:12

NDC: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp, lo lắng của nhân vật "tôi" và các bạn cùng tuổi khi ở sân trường.

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Huy
12 tháng 9 2021 lúc 19:48

Câu 2 trong phạm vi của cả văn bản 

Bình luận (0)
xjgfjhvjgc thcfxthrhgfc
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 9 2021 lúc 14:57

1. 

Em tham khảo:

Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng phép tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn tả tâm trạng của " Tôi" và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ đc khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy.

2. 

a, học trò, người thân, thầy

b, chim non, tổ

c, lớp, thầy

3. Biểu cảm

 

Bình luận (0)
Sachi
24 tháng 9 2021 lúc 14:59

Câu 1:

                                    Chi tiết tu từ trong đoạn trích là ::

-- Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay

-- Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ

              →→ Biện pháp tu từ " so sánh "

              Tác dụng : Giúp những điều riêng biệt , mới lạ và sự thay đổi vào ngày đầu tiên đi học được cụ thể , nổi bật hoá . Qua đó cho ta thấy được sức ảnh hưởng vô cùng mà khoảnh khắc trọng đại ấy đối với mỗi con người . Đồng thời nói lên những cử chỉ , mơ ước đáng yêu mà những em học sinh sỡ hữu . Khơi lên những cảm xúc đặc biệt cho bạn đọc .

Câu 2:

Một số từ thuộc các trường từ vựng:

a. Người: cậu, học trò, người thân, thấy, bỡ ngỡ, đứng, nhìn,...

b. Chim: tổ, bay, nhìn,...

c. Trường học: học trò, lớp, thầy,...

Câu 3:

Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng và rung động và thấm thía của truyện đoạn trích trên được thể hiện qua phương thức biểu đạt " Miêu tả "

            →→ Đoạn văn tả lại tâm tư , hành động của mọi trẻ em khác và của riêng tác giả . Tả lại  nét thay đổi của toàn thể những sự vật xung quanh vào lúc ấy . 

                             ** Ngoài ra cũng kèm theo một vài yếu tố Biểu cảm

 

 

Bình luận (0)
Minh Anh
Xem chi tiết
Sad boy
25 tháng 7 2021 lúc 7:32

Trong đoạn trích trên, hãy tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng:

a. Người: tôi, mấy cậu học trò mới, học trò cũ, thầy ,  cậu, học trò, người thân, thấy, bỡ ngỡ, đứng, nhìn

 

b. Chim: chim non , tổ , bay , nhìn

c. Trường học : học trò , lớp thầy 

Bình luận (0)
huỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
5 tháng 1 2022 lúc 19:16

1 D

Bình luận (1)
sky12
5 tháng 1 2022 lúc 19:16

"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ".

Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

A. Lão Hạc của Nam Cao.                                      

B. Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.

C. Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.                     

D. Tôi đi học của Thanh Tịnh.

Câu 2:  Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Điệp ngữ.

Bình luận (0)