Viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang và luyện gang thành thép.
Nêu nguyên tắc chung để luyện quặng thành gang. Viết các phương trình hoá học trong quá trình luyện quặng thành gang và luyện gang thành thép.
Nguyên tắc chung để sản xuất gang : Khử sắt trong oxit bằng co ở nhiệt độ cao. Trong lò cao, sắt có hoá trị cao bị khử dần đến sắt có hoá trị thấp theo sơ đồ :
Fe 2 O 3 → Fe 3 O 4 → FeO → Fe
Người ta nạp nguyên liệu vào lò cao thành từng lớp than cốc và lớp quặng (và chất chảy) xen kẽ nhau. Không khí nóng được đưa vào từ phía trên nồi lò đi lên.
Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang.
- Phản ứng tạo chất khử co : Không khí nóng được nén vào lò cao, đốt cháy hoàn toàn than cốc : C + O 2 → CO 2
Khí CO 2 đi lên trên, gặp than cốc, bị khử thành co :
CO 2 + C → 2CO
- CO khử sắt trong oxit sắt
3 Fe 2 O 3 + CO → 2 Fe 3 O 4 + CO 2
Fe 3 O 4 + CO → 3FeO + CO 2
FeO + CO → Fe + CO 2
Sắt nóng chảy hoà tan một phần C, Si, P và S tạo thành gang.
Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện gang thành thép sẽ Không khí giàu oxi hoặc oxi sẽ oxi hoá lần lượt các tạp chất trong gang nóng chảy,
Trước hết, silic và mangan bị oxi hoá :
Si + O 2 → Si O 2 ; 2Mn + O 2 → 2MnO.
Tiếp đến cacbon, lun huỳnh bị oxi hoá :
2C + O 2 → 2CO ; S + O 2 → S O 2 .
Sau đó photpho bị oxi hoá : 4P + 5 O 2 → 2 P 2 O 5
Sau khi các tạp chất trong gang bị oxi hoá hết, sẽ có một phần sắt bị oxi hoá :
2Fe + O 2 → 2FeO
Trước khi kết thúc quá trình luyện gang thành thép, cần thêm vào lò một lượng gang giàu mangan nhằm 2 mục đích sau :
- Mn khử sắt(II) trong FeO thành sắt : Mn + FeO → Fe + MnO.
- Gia tăng một lượng nhất định cacbon trong sắt nóng chảy để được loại thép có hàm lượng cacbon như ý muốn.
Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng tạo xỉ trong quá trình luyện quặng thành gang?
A. C + O2 → t ∘ CO2
B. CaCO3 → t ∘ CaO + CO2
C. Fe2O3 + 3CO → t ∘ 2Fe + 3CO2
D. CaO + SiO2 → t ∘ CaSiO3
Cứ 1 tấn quặng FeCO 3 hàm lượng 80% đem luyện thành gang (95% sắt) thì thu được 378 kg gang thành phẩm. Tính hiệu suất của quá trình phản ứng.
Khối lượng FeCO 3 có trong quặng : 1.80/100 = 0,8 tấn = 800kg
Trong 116 kg FeCO 3 có 56 kg Fe.
Vậy 800 kg FeCO 3 có z kg Fe.
z = 386,207 (kg).
Khối lượng gang tính theo lí thuyết thu được : 386,207 x 100/96 = 406,534kg
H% = 378x100%/406,534 = 92,98%
1. viet pthh của các phản ứng xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang, va luyện gang thành thép.
2.Nêu ứng dụng của gang và thép
1. Sản xuất gang
a) Nguyên liệu sản xuất gang là quặng sắt, thí dụ quặng manhetit (chứa Fe304), quặng hematit; than cốc (than đã được tinh chế); không khí giàu oxi và một số chất phụ gia khác như đá vôi CaCO3,...
b) Nguyên tắc sản xuất gang: Dùng cacbon oxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim.
c) Quá trình sản xuất gang trong lò luyện kim (lò cao).
- Phản ứng tạo thành khí CO:
C + O2 → CO2
C + CO2 → 2CO
- Dùng CO khử quặng sắt ở phần thân lò, phần giữa thân lò nhiệt độ khoảng 500-6000C
3CO + Fe203 2Fe + 3C02
4CO + Fe304 3Fe + 4C02
Sắt nóng chảy hòa tan một ít cacbon và một số nguyên tố khác tạo thành gang.
- Phản ứng tạo xỉ: ở phần bụng lò, nhiệt độ khoảng 10000C
Đá vôi bị phân hủy thành CaO, kết hợp với SiO2 có trong quặng tạo thành xỉ.
CaCO3 CaO + CO2
CaO + SiO3 → CaSiO3
Xỉ nhẹ nổi lên trển và được đưa ra ở cửa tháo xỉ.
2. Sản xuất thép
a) Nguyên liệu sản xuất thép:
+ Gang trắng hoặc gang xám, sắt phế liệu
+ Chất chảy: CaO
+ Dầu mazut hoặc khí đốt
+ Khí oxi
b) Nguyên tắc sản xuất thép: Oxi hóa các tạp chất C, S, Si, Mn,…, có trong gang thành oxi rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.
c) Các phương pháp luyện thép
* Phương pháp Bet-xơ-me: Quá trình luyện thép được thực hiện trong lò Bet-xơ-me
- Oxi nén dưới áp suất 10atm được thổi trên bề mặt và trong lòng gang nóng chảy, do vậy oxi đã oxi hóa rất mạnh những tạp chất trong gang và thành phần các chất trong thép được trộn đều.
- Ngày nay có khoảng 80% thép được sản xuất bằng phương pháp này.
- Ưu điểm:
+ Các phản ứng xảy ra bên trong khối gang tỏa rất nhiều nhiệt
+ Thời gian luyện thép ngắn
+ Lò cỡ lớn có thể luyện được 300 tấn thép trong thời gian 45 phút.
Thổi oxi vào gang nóng chảy thì các tạp chất bị oxi hóa:
- C và S chuyển thành khí CO2, SO2 thoát khỏi gang:
C + O2 CO2
S + O2 SO2
- Si và P chuyển thành oxit axit là SiO2 và P2O5 khó bay hơi:
Si + O2 SiO2
P + O2 P2O5
SiO2, P2O5 sẽ tác dụng với CaO tạo CaSiO3, Ca3(PO4)2. Các muối sinh ra dễ nóng chảy, nhẹ hơn thép lỏng, nổi lên trên, được tách ra
3CaO + P2O5 Ca3(PO4)2
CaO + SiO2 CaSiO3
Trong quá trình luyện quặng sắt thành gang, người ta dùng CO làm chất khử. Hãy tính thể tích khí CO (đktc) có thể thu được từ 1 tấn than chứa 90% cacbon, nếu hiệu suất của cả quá trình phản ứng là 85%.
Khối lượng cacbon trong 1 tấn than: 1000x90/100 = 900 tấn
2C + O 2 → 2CO
2x12kg 2x22,4 m 3
900kg x m 3
x = 900 x 2 x 22,4/(2x12) = 1680 ( m 3 )
Thực tế, thể tích khí CO thu được là: 1680 x 85/100 = 1428 ( m 3 )
Trong quá trình luyện quặng sắt thành gang, người ta dùng CO làm chất khử. Hãy tính thể tích khí CO (đktc) có thể thu được từ 1 tấn than chứa 90% cacbon, nếu hiệu suất của cả quá trình phản ứng là 85%
\(m_{C}=1000.90\%=900(kg)\\ n_{C}=\dfrac{900}{12}=75(kmol)\\ PTHH:2C+O_2\to 2CO\\ \Rightarrow n_{CO}=75(kmol)\\ \Rightarrow V_{CO}=75.1000.22,4=1680000(l)\\ \Rightarrow V_{CO(tt)}=1600000.85\%=1428000(l)\)
Dùng 100 tấn quặng Fe 3 O 4 để luyện gang (95% sắt). Tính khối lượng gang thu được. Cho biết hàm lượng Fe 3 O 4 trong quặng là 80%. Hiệu suất quá trình phản ứng là 93%.
Khối lượng Fe 3 O 4 : 100 x 80 / 100 = 80 tấn
Trong 232 tấn Fe 3 O 4 có 168 tấn Fe
80 tấn Fe 3 O 4 có y tấn Fe
y = 57,931 (tấn)
Khối lượng Fe để luyện gang : 57,931 x 93/100 = 53,876 tấn
Khối lượng gang thu được : 53,876 x 100 / 95 = 56,712 tấn
I-Trắc nghiệm:
Phản ứng hóa học nào không xảy ra khi thực hiện quá trình luyện gang trong lò cao?
A. C + O 2 → C O 2 .
B. C + 2 O 2 → 2 C O .
C. 2 C + O 2 → 2 C O .
D. Cả A và C.
Dùng 100 tấn quặng Fe3O4 để luyện gang (95% sắt) . Tính khối lượng gang thu được , biết ham lượng Fe3O4 trong quặng là 86 % . Hiệu suất cua quá trình phản ứng là 93%
ai biết giúp mik với
mFe3O4 = 80%*100 = 80 tấn
Fe3O4 ------> 3Fe
--> mFe = (3*56/232)*80 = 57.931 tấn
vì H = 93% --> mFe thực tế = 57.931*93%
Gang chứa 95% Fe --> mgang = 100/95*57.931*93% = 56.712 tấn
Chúc em học tốt!!