Những câu hỏi liên quan
trinh lan
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 8 2018 lúc 21:14

a>Nhà văn Mác-két đã nghiêm khắc cảnh báo: “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của cả con người và tự nhiên”. Bởi chạy đua vũ trang không chỉ tiêu tốn một số tiền khổng lồ mà còn tiềm ẩn nguy cơ hủy diệt toàn bộ sự sống của nhân loại. Để có được một thế giới như ngày hôm nay, cả giới tự nhiên và con người đã phải trải qua một thời kì dằng dặc đấu tranh, trường tồn và phát triển. Tất cả những gì là tinh tuý nhất đã tồn tại và sinh sôi qua sự đào thải nghiệt ngã của tạo hoá. Lịch sử tới 380 triệu năm hay 180 triệu năm của sinh vật trong tự nhiên, trên dưới 40 triệu năm của con ngươi cũng trở nên vô nghĩa trước sức huỷ diệt của một thứ vũ khí mới chỉ có trên dưới 50 năm. Bởi vì chỉ cần bấm một cái là sẽ đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó không chỉ có con người mà toàn bộ sự sống trên trái đất.

Vì vậy có thể nói lời cảnh báo của Mác-két hết sức có lí và xác đáng. Đó là nhận xét được rút ra trên cơ sở của những phân tích, lập luận rất lô-gíc, chặt chẽ từ những con số cụ thể, chân thực. Tác giả đã sử dụng lập luận tương phản về thời gian: quá trình hình thành sự sống và nền văn minh nhân loại trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự huỷ diệt trái đất lại chỉ diễn ra trong nháy mắt, chỉ cầm “bấm nút một cái” thì tất cả sẽ chỉ còn là tro bụi. Bằng những dẫn chứng rất cụ thể, đầy sức thuyết phục, Mác-két đã chỉ ra cho toàn nhân loại thấy rõ hiểm hoạ của vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang khủng khiếp đến như thế nào! Trong nhiều năm, nhân loại đã phải chứng kiến những thảm hoạ khủng khiếp do vũ khí hạt nhân gây nên cho nhiều quốc gia, nhiều khu vực, càng ngẫm càng thấy những lòi cảnh báo của nhà văn là hết sức chí lí và có ý nghĩa nhân sinh quốc tế sâu sắc.

Bình luận (0)
cuibapnon
28 tháng 8 2018 lúc 22:19

a) vì nó xóa sạch những thành quả tiến hóa của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hóa của sự sống tự nhiên.

Bình luận (0)
Nguyễn Kim Thùy
30 tháng 8 2018 lúc 8:13

Đề nghị của Mác-két thành lập một nhà băng lưu giữ trí nhớ, tồn tại được cả sau thảm hoạ hạt nhân để nhân loại các thời đại sau biết đến cuộc sống của con người đã từng tồn tại trên trái đất và không quên những kẻ đã vì lợi ích ti tiện mà đẩy nhân loại vào hoạ diệt vong. Nên hiểu đề nghị này của nhà văn Mác-két là muốn nhấn mạnh : Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, không thể để cho chiến tranh hạt nhân huỷ diệt hoàn toàn thành quả tiến hoá của sự sống và văn minh trên trái đất, cần lên án mạnh mẽ những kẻ vì lợi ích ti tiện mà đẩy loài người vào thảm hoạ chiến tranh hạt nhân.

Bình luận (0)
Cao Viết Cường
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 8 2018 lúc 23:11

Mác-két đã cảnh báo về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh một khi chiến tranh hạt nhân xảy ra, rằng chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà đi ngược lại cả lí trí tự nhiên. Để hiểu được nội cảnh báo này, cần phải cắt nghĩa được “lí trí con người” và “lí trí tự nhiên” ở đây là gì. Có thể hiểu “lí trí con người” là quy luật phát triển của văn minh loài người và “lí trí tự nhiên” là quy luật tiến hoá tất yếu của tự nhiên, sự sống.

Từ đó để hiểu: chiến tranh hạt nhân xảy ra sẽ phá huỷ, xoá sạch những thành quả tiến hoá của văn minh loài người cũng như tiến trình tiến hoá của sự sống, tự nhiên trên Trái Đất. Luận cứ cảnh báo này được làm sáng tỏ bằng những chứng cứ với số liệu cụ thể về thời gian tiến hoá của sự sống con người và tự nhiên trong thế đối sánh với sức tàn phá của chiến tranh hạt nhân.

Lời cảnh báo của nhà văn G.Macket đã đặt ra trước toàn thể nhân loại một nhiệm vụ cấp bách. Đó là chúng ta phải đoàn kết, kiên quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Bình luận (0)
Trần Diệp Nhi
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
5 tháng 9 2018 lúc 17:04

1/

- Luận điểm: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy đấu tranh cho hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người.

- Hệ thống luận cứ:

+ Số lượng vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, cộng thêm bốn hành tinh khác nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời;

+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân từ đó chứng tỏ tính chất điên cuồng, phi lí của các hoạt động này;

+ Chạy đua vũ trang không những là đi ngược lại lí trí của loài người mà còn đi ngược với quy luật tiến hoá của tự nhiên, phi văn minh, phản lại sự tiến bộ của xã hội loài người;

+ Vì vậy phải chống lại chạy đua vũ trang, đấu tranh vì một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng.

Bình luận (0)
Ngọc Huyền
22 tháng 7 2020 lúc 16:37

câu 1

Luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản

- Luận điểm: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa, toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy cần đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân, nhiệm vụ thiết thực, cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người

- Hệ thống luận cứ:

+ Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới.

Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển, sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục…

+ Với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, hạt nhân

+ Chạy đua vũ trang đi ngược lại quy luật tiến hóa nhân loại

+ Tất cả cần ngăn chặn chiến tranh, chạy đua vũ trang

Bình luận (0)
Nguyễn Nhật Nam
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 9 2018 lúc 5:16

- Ở cuối văn bản, Mác-két đưa ra một đề nghị: “mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân”.

- Nên hiểu đề nghị này của nhà văn Mác-két là muốn nhấn mạnh: nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình và bảo vệ sự sống trên trái đất, không thể để cho chiến tranh hạt nhân huỷ diệt toàn bộ thành quả tiến hoá của sự sống và văn minh của nhân loại, cần lên án mạnh mẽ những kẻ vì lợi ích ti tiện mà có thể đẩy loài người vào thảm hoạ chiến tranh hạt nhân.

Bình luận (0)
NAM NGUYỄN
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Phương Dung
1 tháng 1 2021 lúc 14:57

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Bình luận (0)
Phương Dung
1 tháng 1 2021 lúc 14:58

Nguyễn Thị Thanh Nhàn bạn xem lại đề bài được k. tại đề ghi CTTG1 mà tên bài lại  CTTG2

Bình luận (1)
Huy Trần
21 tháng 1 2022 lúc 22:40

+Các cuộc chiến tranh đều gây ra thương sót và đau thương cho cả nước thắng hay nước thua

-Các nước cần đoàn kết chống chiến tranh,bảo vệ hòa bình

-Giải quyết mâu thuẫn với nhau bằng biện pháp hòa bình

-Tránh sử dụng vũ khí hủy diệt,Vd:bom nguyên tử,chất phóng xạ...

 

  
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 11 2019 lúc 16:56

Đáp án: A

Bình luận (0)
Trần Linh
Xem chi tiết