Quan sát hình 17.4 và hãy cho biết NST biến đổi như thế nào ở kì đầu giảm phân I ?
(Trang 90 sách vnen)
Quan sát hình 14.3, cho biết:
a) Giảm phân I có các kì nào? Nhiễm sắc thể biến đổi như thế nào ở kỉ đấu I?
b) Nhận xét về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể ở kì giữa I và sự di chuyển của nhiễm sắc thể ở kì sau.
c) Kết quả của giảm phân I là gì? Hãy so sánh số lượng nhiễm sắc thể của tế bào lúc bắt đầu giảm phân và lúc kết thúc giảm phân.
d) Kết quả của giảm phân II là gì? So sánh bỏ nhiễm sắc thể của tế bào được tạo ra sau giảm phân 1 và giảm phân II.
a) Giảm phân I gồm 4 kì: Kì đầu I, kì giữa I, kì sau I và kì cuối I. Ở kì đầu I, NST tiếp hợp tương ứng với nhau theo từng vế và xảy ra sự trao đổi chéo.
b) Ở kì giữa I, các NST kép di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào thành 2 hàng. Ở kì sau I, mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng được thoi vô sắc kéo về 2 cực của tế bào.
c) Kết quả của giảm phân I là tạo ra 2 tế bào có bộ NST đơn bội kép (n NST kép). Như vậy, từ lúc bắt đầu giảm phân đến lúc kết thúc giảm phân, số NSt đã giảm đi một nửa, từ 2n NST kép thành n NST kép.
d) Kết quả của giảm phân II là tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội (n NST). Như vậy, sau khi giảm phân II diễn ra, số lượng NST ở mỗi tế bào đã giảm đi một nửa so với sau giảm phân I, từ n NST kép thành n NST đơn.
Quan sát hình 17.3 và hãy cho biết :
+ Kết quả của giảm phân I là gì ? Hãy so sánh số lượng NST của tế bào lúc bắt đầu giảm phân và lúc kết thúc giảm phân I.
+ Hãy nhận xét về sự thay đổi trạng thái xoắn và mức độ hiện rõ NST qua các giai đoạn của giảm phân I.
(Trang 90 sách vnen)
+ Kết quả: 2 tế bào mang n NST kép
Bắt đầu GP I: 2n NST kép -> Kết thúc GP I: n NST kép
+ Kì đầu, kì cuối duỗi xoắn, khó quan sát. Kì sau, kì giữa co xoắn, dễ quan sát hơn
Quan sát Hình 17.4 và cho biết: Theo chiều chuyển động quay của trục khuỷu (6), pít tông (4) đang dịch chuyển như thế nào?
- Khi nào pít tông (4) đổi chiều chuyển động?
- Hãy mô tả sự thay đổi thể tích giới hạn bởi đỉnh pít tông và không gian phía trên của xi lanh.
- Pít tông (4) đang dịch chuyển lên trên. Khi pit tông dịch chuyển lên vị trí cao nhất sẽ đổi chiều chuyển động, và sau đó khi pit tông dịch chuyển xuống vị trí thấp nhất sẽ lại đổi chiều chuyển động.
- Mô tả sự thay đổi thể tích giới hạn bởi đỉnh pít tông và không gian phía trên của xi lanh:
+ Thể tích lớn nhất khi trục khuỷu quay ở vị trí số 6 của kim đồng hồ.
+ Thể tích nhỏ nhất khi trục khuỷu quay ở vị trí số 12 của kim đồng hồ.
Quan sát Hình 19.2 và cho biết:
3. Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm các kì nào?
4. Trong các kì của nguyên phân, nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân có sự thay đổi như thế nào?
3/ Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm các kì là: Kì đầu, kì giữa, kì sau.
4/
Kì đầu: thoi phân bào xuất hiện, nhiễm sắc thể từ dạng sợi mảnh bắt đầu co xoắn, màng nhân biến mất
Kì giữa: Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo
Kì sau: Nhiễm sắc thể tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực
Kì cuối: nhiễm sắc thể giãn xoắn , thoi phân bào tiêu biến, màng nhân xuất hiện.
- Quan sát hình 17.2 và cho biết trước khi bắt đầu giảm phân I :
+ NST trong nhân tế bào có mức độ xoắn như thế nào?
+ NST ở trạng thái đơn hay kép? tại sao?
(Trang 89 sách vnen)
+ Duỗi xoắn tối đa, khó quan sát
+ Kép, vì NST đã trải qua kì trung gian, nhân đôi từ NST đơn -> NST kép
Quan sát hình 12 và 13 (SGK, trang 18) em hãy cho biết việc kéo sợi đã thay đổi như thế nào?
- Hình 12: có sự mất cân đối giữa khâu kéo sợi và dệt vải- cứ 10 người kéo sợi mới đủ sợi cho một thợ dệt.
- Hình 13: Máy kéo sợi Gien-ni do Giêm Ha-gri-vơ sáng chế. Máy xe được 16 sợi bông một lúc, năng suất tăng 8 lần.
Quan sát hình 22a, b, c. Hãy trả lời các câu hỏi sau
- Các NST sau khi bị biến đổi khác với NST ban đầu như thế nào?
- Các hình 22a, b, c minh họa những dạng nào của đột biến cấu trúc NST?
- Đột biến cấu trúc NST là gì?
- Hình 22a: NST sau khi đột biến ngắn hơn NST ban đầu và bị mất đoạn H
- Hình 22b: NST sau khi đột biến dài hơn NST ban đầu và có 2 đoạn B,C
- Hình 22c: NST sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng đoạn B, C, D đã bị đảo vị trí.
- Hình 22a: là đột biến dạng cấu trúc dạng mất đoạn (đoạn H)
- Hình 22b là đột biến dạng cấu trúc dạng lặp đoạn (đoạn B, C)
- Hình 22c là đột biến dạng cấu trúc dạng đảo đoạn (đoạn B, C,D)
- Hình 22c là đột biến dạng cấu trúc dạng
- Đột biến NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
Quan sát hình 17.3 và hãy cho biết :
+ Giảm phân I gồm có các giai đoạn nào?
+ Hãy nhận xét về sự sắp xếp của NST ở kì giữa và sự di chuyển của NST ở kì sau của giảm phân I.
(Trang 89 sách vnen)
- Giai đoạn GP I:
Kì đầu | 2n NST bắt đầu đóng xoắn, tiếp hợp theo chiều dọc sau đó lại tách ra |
Kì giữa | 2n NST kép tập trung và xếp 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo |
Kì sau | 2n NST kép phân li về 2 cực tế bào (phân li đồng đều về số lượng nhưng khác nhau về nguồn gốc) |
Kì cuối | n NST kép nằm gọn trong 2 nhân, bắt đầu dãn xoắn |
- Ở kì giữa NST xếp hàng 2, ở kì sau NST kép phân li
Nhận xét về sự biến đổi của giao tử đực và giao tử cái so với sản phẩm của giảm phân.
- Sau giảm phân, các tế bào con tạo thành phải trải qua biến đổi như thế nào để trở thành các tế bào sinh dục thực hiện được chức năng sinh sản ?
- Quan sát hình 17.6 và hãy cho biết đặc điểm hình thức của giao tử đực ( tinh trùng) và giao tử cái( trứng).
(Trang 91 sách vnen)
- Giao tử đực (tinh trùng) khác với sản phẩm của giảm phân: Giao tử đực bao gồm đầu, thân, đuôi
- Giao tử cái (trứng) khác với sản phẩm của giảm phân: Kích thước lớn, chứa nhiều dinh dưỡng
- Sau giảm phân các tế bào con tạo thành phải trải qua quá trình phát triển thành giao tử