Những câu hỏi liên quan
Trần Tiên
Xem chi tiết
Aurora
20 tháng 9 2019 lúc 16:14

I. Nêu vấn đề:

Truyện Kiều là một sáng tác văn chương kiệt xuất của văn học Việt Nam. Tác phẩm không chỉ thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn khẳng định tài năng nghệ thuật bậc thầy của Thi hào Nguyễn Du trên nhiều phương diện, đặc biệt là bút pháp tả cảnh, tả tâm trạng nhân vật. Cảnh vật, tâm trạng nhân vật dưới ngòi bút Nguyễn Du luôn có sự vận động trong suốt chiều dài tác phẩm. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: (dẫn ý kiến)

II. Giải quyết vấn đề

1. Giải thích ý kiến:

Vận động là sự thay đổi vị trí không ngừng của vật thể trong quan hệ với những vật thể khác; Tĩnh tại là cố định một nơi, không hoặc rất ít chuyển dịch. -> Cảnh vật và tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du luôn có sự chuyển biến, không tĩnh tại ở một thời điểm cụ thể, một không gian cố định, một trạng thái tâm lý bất biến. Cảnh luôn thay đổi đặt trong quan hệ với thời gian và tâm trạng con người đồng thời tâm trạng con người cũng luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ.

2. Chứng minh

a. Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn vận động chứ không tĩnh tại.

Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" Bức tranh thiên nhiên trong bốn câu mở đầu đoạn thơ là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống; hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ trong cách cảm nhận của thi nhân, màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu, từ ngữ tinh tế, nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ... (dẫn thơ và phân tích) Sáu câu cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng khi chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian và theo tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, nhuốm màu tâm trạng: cảnh mênh mang, vắng lặng dần...qua việc sử dụng tinh tế, khéo léo những từ láy gợi hình, gợi cảm (dẫn thơ và phân tích). Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích": Sáu câu mở đầu đoạn thơ là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn: hình ảnh ước lệ (núi, trăng, cồn cát, bụi hồng), từ ngữ gợi hình gợi cảm (bốn bề bát ngát, xa - gần, nọ - kia...) (dẫn thơ và phân tích). Tám câu thơ cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích nhưng đã có sự vận động theo dòng tâm trạng con người. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt sang đậm, âm thanh từ tĩnh đến động: hình ảnh ẩn dụ, ước lệ (cửa bể chiều hôm, cánh buồm, con thuyền, ngọn nước, cánh hoa, nội cỏ, chân mây, sóng gió); hệ thống từ láy gợi tả, gợi cảm (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm)

b. Sự vận động của tâm trạng con người trong hai đoạn trích.

Nguyễn Du không chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình khi khắc họa tâm trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong "Truyện Kiều" luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ. Sự vận động của tâm trạng con người trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân": Tâm trạng nhân vật có sự biến đổi theo thời gian, không gian ngày xuân. Thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp, lễ hội mùa xuân đông vui, lòng người cũng nô nức, vui tươi, hạnh phúc, hào hứng, phấn khởi, tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Nhưng khi lễ hội tan, cảnh xuân nhạt dần, tâm trạng con người trở nên bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc, buồn man mác: Không khí lễ hội vui tươi, rộn ràng, nhộn nhịp qua hệ thống danh từ, động từ, tính từ kép và những hình ảnh ẩn dụ, so sánh sinh động; bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện qua những từ láy như: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao (phân tích dẫn chứng). Sự vận động của tâm trạng con người trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích": Tâm trạng con người có sự biến đổi khá rõ rệt. Từ tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, nặng suy tư khi đối diện với chính nỗi niềm của mình nơi đất khách quê người, Thúy Kiều đã day dứt, dày vò khi tưởng nhớ đến chàng Kim và lo lắng, xót xa khi nghĩ về cha mẹ. Sự vận động trong tâm trạng càng thể hiện ró từ nỗi nhớ về người thân Kiều trở lại với cảnh ngộ của chính mình để rồi càng đau đớn, tuyệt vọng, lo sợ, hãi hùng về tương lai mịt mờ, tăm tối của cuộc đời mình. (Phân tích dẫn chứng để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ẩn dụ ước lệ, điển cố điển tích, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, các từ láy giàu sắc thái gợi tả gợi cảm...)

3. Đánh giá khái quát: Tài năng tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công về nghệ thuật của tác phẩm và góp phần thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ trong sáng tác "Truyện Kiều". (Có thể liên hệ, mở rộng vấn đề)

III. Kết thúc vấn đề

Khẳng định lại những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Tầm vóc, vị thế của Nguyễn Du và những đóng góp của thi nhân trong văn đàn dân tộc.
Bình luận (0)
Aurora
20 tháng 9 2019 lúc 16:16

I. Nêu vấn đề:

Truyện Kiều là một sáng tác văn chương kiệt xuất của văn học Việt Nam. Tác phẩm không chỉ thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn khẳng định tài năng nghệ thuật bậc thầy của Thi hào Nguyễn Du trên nhiều phương diện, đặc biệt là bút pháp tả cảnh, tả tâm trạng nhân vật. Cảnh vật, tâm trạng nhân vật dưới ngòi bút Nguyễn Du luôn có sự vận động trong suốt chiều dài tác phẩm. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: (dẫn ý kiến)

II. Giải quyết vấn đề

1. Giải thích ý kiến:

Vận động là sự thay đổi vị trí không ngừng của vật thể trong quan hệ với những vật thể khác; Tĩnh tại là cố định một nơi, không hoặc rất ít chuyển dịch. -> Cảnh vật và tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du luôn có sự chuyển biến, không tĩnh tại ở một thời điểm cụ thể, một không gian cố định, một trạng thái tâm lý bất biến. Cảnh luôn thay đổi đặt trong quan hệ với thời gian và tâm trạng con người đồng thời tâm trạng con người cũng luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ.

2. Chứng minh

a. Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn vận động chứ không tĩnh tại.

Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" Bức tranh thiên nhiên trong bốn câu mở đầu đoạn thơ là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống; hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ trong cách cảm nhận của thi nhân, màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu, từ ngữ tinh tế, nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ... (dẫn thơ và phân tích) Sáu câu cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng khi chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian và theo tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, nhuốm màu tâm trạng: cảnh mênh mang, vắng lặng dần...qua việc sử dụng tinh tế, khéo léo những từ láy gợi hình, gợi cảm (dẫn thơ và phân tích). Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích": Sáu câu mở đầu đoạn thơ là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn: hình ảnh ước lệ (núi, trăng, cồn cát, bụi hồng), từ ngữ gợi hình gợi cảm (bốn bề bát ngát, xa - gần, nọ - kia...) (dẫn thơ và phân tích). Tám câu thơ cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích nhưng đã có sự vận động theo dòng tâm trạng con người. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt sang đậm, âm thanh từ tĩnh đến động: hình ảnh ẩn dụ, ước lệ (cửa bể chiều hôm, cánh buồm, con thuyền, ngọn nước, cánh hoa, nội cỏ, chân mây, sóng gió); hệ thống từ láy gợi tả, gợi cảm (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm)

b. Sự vận động của tâm trạng con người trong hai đoạn trích.

Nguyễn Du không chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình khi khắc họa tâm trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong "Truyện Kiều" luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ. Sự vận động của tâm trạng con người trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân": Tâm trạng nhân vật có sự biến đổi theo thời gian, không gian ngày xuân. Thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp, lễ hội mùa xuân đông vui, lòng người cũng nô nức, vui tươi, hạnh phúc, hào hứng, phấn khởi, tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Nhưng khi lễ hội tan, cảnh xuân nhạt dần, tâm trạng con người trở nên bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc, buồn man mác: Không khí lễ hội vui tươi, rộn ràng, nhộn nhịp qua hệ thống danh từ, động từ, tính từ kép và những hình ảnh ẩn dụ, so sánh sinh động; bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện qua những từ láy như: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao (phân tích dẫn chứng). Sự vận động của tâm trạng con người trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích": Tâm trạng con người có sự biến đổi khá rõ rệt. Từ tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, nặng suy tư khi đối diện với chính nỗi niềm của mình nơi đất khách quê người, Thúy Kiều đã day dứt, dày vò khi tưởng nhớ đến chàng Kim và lo lắng, xót xa khi nghĩ về cha mẹ. Sự vận động trong tâm trạng càng thể hiện ró từ nỗi nhớ về người thân Kiều trở lại với cảnh ngộ của chính mình để rồi càng đau đớn, tuyệt vọng, lo sợ, hãi hùng về tương lai mịt mờ, tăm tối của cuộc đời mình. (Phân tích dẫn chứng để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ẩn dụ ước lệ, điển cố điển tích, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, các từ láy giàu sắc thái gợi tả gợi cảm...)

3. Đánh giá khái quát: Tài năng tả cảnh, tả tình của Nguyễn Du là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công về nghệ thuật của tác phẩm và góp phần thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà thơ trong sáng tác "Truyện Kiều". (Có thể liên hệ, mở rộng vấn đề)

III. Kết thúc vấn đề

Khẳng định lại những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Tầm vóc, vị thế của Nguyễn Du và những đóng góp của thi nhân trong văn đàn dân tộc.
Bình luận (0)
Thảo Phương
20 tháng 9 2019 lúc 21:20

-Vận động là sự thay đổi vị trí không ngừng của vật thể trong quan hệ với những vật thể khác; Tĩnh tại là cố định một nơi, không hoặc rất ít chuyển dịch.

-> Cảnh vật và tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du luôn có sự chuyển biến, không tĩnh tại ở một thời điểm cụ thể, một không gian cố định, một trạng thái tâm lý bất biến. Cảnh luôn thay đổi đặt trong quan hệ với thời gian và tâm trạng con người đồng thời tâm trạng con người cũng luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ.

a. Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn vận động chứ không tĩnh tại.

-Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện.
-Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân"
Bức tranh thiên nhiên trong bốn câu mở đầu đoạn thơ là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống; hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ trong cách cảm nhận của thi nhân, màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu, từ ngữ tinh tế, nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ... (dẫn thơ và phân tích)
-Sáu câu cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng khi chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian và theo tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, nhuốm màu tâm trạng: cảnh mênh mang, vắng lặng dần...qua việc sử dụng tinh tế, khéo léo những từ láy gợi hình, gợi cảm (dẫn thơ và phân tích).

Bình luận (0)
uchiha sasuke
Xem chi tiết
Despacito
9 tháng 12 2017 lúc 22:12

hôm nọ mình mới thi vào đề này xong nhưng kết quả không được cao

Bình luận (0)
uchiha sasuke
9 tháng 12 2017 lúc 22:20
vậy hả bạn?
Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
Xem chi tiết
dam quang tuan anh
31 tháng 10 2017 lúc 21:02

Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong hai đoạn trích:
- Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện.
+ Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
./ Bốn câu mở đầu đoạn thơ là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống; hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ trong cách cảm nhận của thi nhân, màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu, từ ngữ tinh tế, nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ… (dẫn thơ và phân tích)
./ Sáu câu cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng khi chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian và theo tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, nhuốm màu tâm trạng: hình ảnh xinh xắn, nên thơ; sử dụng tinh tế, khéo léo những từ láy gợi hình, gợi cảm (dẫn thơ và phân tích).
+ Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
./ Sáu câu mở đầu đoạn thơ là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn: hình ảnh ước lệ (núi, trăng, cồn cát, bụi hồng), từ ngữ gợi hình gợi cảm (bốn bề bát ngát, xa – gần, nọ – kia…) (dẫn thơ và phân tích).
./ Tám câu thơ cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích nhưng đã có sự vận động theo dòng tâm trạng con người. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt sang đậm, âm thanh từ tĩnh đến động: hình ảnh ẩn dụ, ước lệ (cửa bể chiều hôm, cánh buồm, con thuyền, ngọn nước, cánh hoa, nội cỏ, chân mây, sóng gió); hệ thống từ láy gợi tả, gợi cảm (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.)

* Sự vận động của tâm trạng con người trong hai đoạn trích:
- Nguyễn Du không chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình khi khắc họa tâm trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong “Truyện Kiều” luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ.
+ Sự vận động của tâm trạng con người trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”: Tâm trạng nhân vật có sự biến đổi theo thời gian, không gian ngày xuân. Thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp, lễ hội mùa xuân đông vui, lòng người cũng nô nức, vui tươi, hạnh phúc, hào hứng, phấn khởi, tha thiết yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Nhưng khi lễ hội tan, cảnh xuân nhạt dần, tâm trạng con người trở nên bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc, buồn man mác: không khí lễ hội vui tươi, rộn ràng, nhộn nhịp qua hệ thống danh từ, động từ, tính từ kép và những hình ảnh ẩn dụ, so sánh sinh động; bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện qua những từ láy như: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao (phân tích dẫn chứng).
+ Sự vận động của tâm trạng con người trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Tâm trạng con người có sự biến đổi khá rõ rệt. Từ tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, nặng suy tư khi đối diện với chính nỗi niềm của mình nơi đất khách quê người, Thúy Kiều đã day dứt, dày vò khi tưởng nhớ đến chàng Kim và lo lắng, xót xa khi nghĩ về cha mẹ, để rồi càng đau đớn, tuyệt vọng, lo sợ, hãi hùng khi đối diện với cảnh ngộ trớ trêu, với tương lai mịt mờ, tăm tối của cuộc đời mình. (Phân tích dẫn chứng để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ẩn dụ ước lệ, điển cố điển tích, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, các từ láy giàu sắc thái gợi tả gợi cảm…)

* Khái quát và nhấn mạnh: tài năng tả cảnh, tả tình và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”; giá trị nội dung, nghệ thuật và sức sống của tác phẩm. (Có thể liên hệ, mở rộng vấn đề)

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
31 tháng 10 2017 lúc 21:00

Mấy bạn CTV giúp mình 

Thanks các bạn

Chúc may mắn

Bình luận (0)
dam quang tuan anh
31 tháng 10 2017 lúc 21:03

nhân đạo thắm thiết của Nguyễn Du qua những thân phận con người mà còn được chiêm ngưỡng những nét đẹp của con người, cuộc sống, thiên nhiên tạo vật. Và thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng miêu tả vừa là phương tiện biểu hiện.Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Đó có thể là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống như chính chị em Thúy Kiều thời ấm êm :
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                     (Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều)
Đó có thể là cảnh hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn trước lầu Ngưng Bích khi Thúy Kiều bước chân vào con dường lưu lạc :
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
 (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều)
Thiên nhiên- một thế giới tuyệt đẹp hiện lên trong Truyện Kiều, được nhìn qua tâm hồn  nhạy cảm, tinh tế, thấm đượm yêu thương của Nguyễn Du.Nguyễn Du xây dựng thiên nhiên không chỉ là cái bình phong, là hình thức để ông ngụ tình. Thiên nhiên trong Truyện Kiều còn là đối tượng có vẻ đẹp tự thân, hiện lên chân thực, có hồn qua đó Nguyễn Du đã thể hiện tình yêu thắm thiết với thiên nhiên, tạo vật và qua thiên nhiên, thể hiện tình yêu thắm thiết với cuộc sống, con người.
Nguyễn Du đã hoạ được bằng thơ cái thần của thiên nhiên trong sáng tác của mình. Bức tranh mùa xuân là xúc cảm đẹp của nội tâm hai nàng Kiều và cũng là ước vọng của Nguyễn Du về tuổi trẻ, hạnh phúc, sự bằng an. Đó là cảnh sắc phới phới sức xuân trong “ Cảnh ngày xuân”:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                     (Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều)
 Đây là bức tranh đầy sức sống được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật  trước ngưỡng cửa tình yêu.Bức tranh thiên nhiên ngày  xuân  tươi đẹp  và trong sáng  ,cảnh xuân  mang một vẻ đẹp mơi mẻ tinh khôi sinh động .có hồn ,đầy sức sống,khoáng đạt trong trẻo nhẹ nhàng thanh khiết. Cảnh chủ yếu được tả thực với nét chấm phá đầy sức gợi (từ điểm ) ,những từ ngữ giàu chất tạo hình. Bốn câu thơ mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc hữu hương hữu tình nên thơ được mở ra. Giữa bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như đưa thoi. Cách nói dân gian “thời gian thấm thoắt thoi đưa” đã nhập hồn vào thơ ca Nguyễn Du để ông sáng tạo nên một câu thơ vừa miêu tả không gian, vừa gợi tả thời gian. Chim én được xem là loài chim biểu tượng của mùa xuân. Những cánh én chao liệng như “thoi đưa” ấy đã gợi lên một bầu trời bao la, thoáng đãng đầy sức xuân. Hai chữ đưa thoi rất gợi hình gợi cảm vút qua vút lai chao liệng để diễn tả thời gian trôi nhanh mùa xuân đang trôi nhanh. Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân “Thiều Quang” của mùa xuân chín chục đã ngoài sáu mươi.“Thiều quang” nghĩa là ánh sáng đẹp, ánh sáng ấm áp của mùa xuân, cũng là ẩn dụ để chỉ ngày xuân. Cách tính thời gian như thế thật là ý vị và nên thơ : tiết trời trong sáng, đẹp đẽ của chín mươi ngày xuân nay “đã ngoài sáu mươi” rồi, tức là đã sang đầu tháng Ba rồi, mùa xuân đã bước sang tháng ba ánh sáng của mùa xuân hồng ấm áp. Từ “đã ngoài” ở đây kết hợp vời từ “đưa thoi” ở trên đã gợi lên trong lòng người đọc một sự tiếc nuối rằng mùa xuân sao đi qua nhanh thế. Nguyễn Du nhớ mùa xuân ngay trong mùa xuân, tưởng đó là một nghịch lí, nhưng nó lại có thật. Hơn hai trăm năm sau, Xuân Diệu lại một lần nữa cảm thấy như thế : “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa / Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” (Vội vàng). Làm sao không tiếc mùa xuân được cơ chứ khi vào lúc này, xuân đã hết dư vị của mùa đông nhưng vẫn chưa ngấp nghé vào hạ nên khung cảnh rất đẹp, rất xuân :Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân đã được vẽ nên bằng những nét phác họa, chấm phá tài tình của văn thơ cổ. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ gợi hình gợi cảm để vẽ nên bức tranh ấy : “non” (sự mới mẻ, đổi thay của đất trời), “xanh” (sự sống, đâm chồi nảy lộc), “trắng” (tinh khôi, trong sáng, dịu dàng),… Những từ ngữ ấy vừa đem khí xuân đến tràn đầy trong từng lời thơ, vừa giàu chất tạo hình tới nỗi ta có cảm tưởng như trong thơ có họa. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ của Trung Quốc : “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa”, tác giả chỉ thêm vào hai từ “xanh”, “trắng” mà đã khiến cho sắc trắng của hoa lê nổi bật lên trên cái nền “xanh tận chân trời”, gợi lên vẻ đẹp trong sáng, thanh khiết và khoáng đạt của mùa xuân. Lời thơ tưởng như chiếc cọ của người họa sĩ đang phối sắc cho từng đường nét của bức vẽ. Câu thơ tám chữ vốn có nhịp đôi, nhịp chẵn bỗng chuyển sang nhịp 3/5. Từ nhịp điệu bằng phẳng, quen thuộc, cách ngắt nhịp tài tình mang đầy dụng ý ấy của Nguyễn Du khiến câu thơ xôn xao với cái thần rất mới, rất lạ. Bức tranh ấy đã đẹp, nay lại được đại thi hào phả hồn vào đó bằng một chữ “điểm”. Có thể nói từ ấy chính là nhãn tự của cả đoạn trích, vừa làm câu thơ sống động hơn, vừa là nét vẽ hoàn chỉnh của bức tranh xuân. Chỉ cần một chút đảo ngữ ở “trắng điểm” và “điểm trắng” thôi đã đủ để nâng câu thơ lên một tầm cao mới. Tả mùa xuân đẹp và sống động như thế, thật không còn từ ngữ nào để nói lên sự tài tình trong bút pháp miêu tả gợi hình gợi cảm của Tố Như.
Thiên nhiên còn là một ẩn dụ để Nguyễn Du tả tình cảm của ông với con người, thế nên thiên nhiên ấy thắm đượm tình người. Tả cảnh ngụ tình là một trong những phương pháp quen thuộc và hiệu quả của các nhà văn, nhà thơ từ xưa tới nay. Những bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều trở thành một thứ bút pháp để Nguyễn Du miêu tả và khắc hoạ số phận, tính cách và nhất là nội tâm nhân vật, khiến cho nhan vật của ông hiện lên thật sinh động, chân thực, đem đến sự đồng cảm sâu  sắc. Bức tranh trước lầu Ngưng Bích  là bức tranh nét nên thơ nhưng bao la buồn vắng cô đơn như cảnh ngộ nàng Kiều :
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
 (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều)
Đây là bức tranh buồn bã lạnh lẽo được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật  trước số phận phong ba. Ngoại cảnh phản chiếu tâm trạng suy nghĩ  của nàng Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Cảnh vật và tâm tình tìm được tiếng nói chung, tiếng nói của một trái tim đơn côi, một tâm hồn lạnh lẽo Điều đó thể hiện qua cái rợn ngợp của không gian đa chiều ( rộng ,cao ,xa )các hình ảnh vừa thực vừa  vừa ước lệ  (non xa ,trăng gần ,cát vàng ,bụi hồng ).
Ở một mình chốn lầu Ngưng Bích bơ vơ trơ trọi, với lời dụ dỗ ngọt ngào của bọn buôn người bất nhân. Nàng bị Tú Bà giam ở lầu Ngưng Bích cách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Hai từ “khóa xuân” mang đầy vẻ mỉa mai, trách móc. Kiều bị đem ra lầu Ngưng Bích giam lỏng. Trong cảnh ngộ cô đơn éo le ấy, nàng chỉ còn biết trải lòng mình lên cảnh vật, gửi gắm tâm hồn vào thiên nhiên, lắng nghe tiếng thổn thức phát ra từ tận đáy con tim. Cảnh tượng nơi lầu Ngưng Bích này thật đẹp: có núi non xa, vầng trăng gần đều hút chung vào tầm mắt. Hai từ ngữ đối lập “xa – gần” cùng từ “ở chung” như góp phần hoàn thiện thêm cái cạnh tượng thật nên thơ nhưng cũng thật quạnh quẽ phía trước lầu. Trông ra bốn bề, nàng thấy một không gian rộng lớn bát ngát hiện lên.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Người đọc chỉ thấy cảch thiên nhiên trước mặt nàng , phía xa xa kia là núi .Trên đầu nàng là tấm trăng lạnh lẽo.Xung quanh nàng là bốn bề bát ngát .Từ láy “bát ngát ”gợi cho người đọc hình dung thấy , không gian nơi lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, phẳng lặng không một bóng người. Phải chăng những cảnh vật tĩnh lặng này càng làm nổi bật lỗi cô đơn của Kiều.Nghệ thuật đảo ngữ ở đây làm ta cảm nhận rõ hơn cái rộng lớn của cảnh vật, cũng như cái trống trải của tâm hồn Thúy Kiều. Nhìn xa nhìn gần là ngổn ngang những cồn cát vàng trải dài vô tận, là những dặm bụi hồng xa xôi ngút ngàn. Phải chăng sự ngổn ngang của cảch vật cũng chính  là sự ngổn ngang của lòng  nàng Kiều. Các vế câu đối xứng nhau cùng những cặp từ “nọ - kia, xa – gần” như đợt sóng dồi tầng tầng lớp lớp trong tâm trí, xô đẩy thêm nữa cái tâm trạng lộn xộn của người con gái. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả thật vô cùng đặc sắc, diễn tả thật cảm động nỗi buồn và tình cảnh éo le của Kiều. Tình cảnh nàng Kiều lúc này thật chẳng khác gì sống trong địa ngục: thân xác bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, tâm hồn bị giam cầm trong vòng xoay khép kín của thời gian sớm - tối, và tình cảm thì bị giam hãm trong mớ tơ lòng rối bời. Phận nàng mới đáng thương làm sao! Bức tranh đầy ám ảnh, thấp thỏm, đầy sự vần vũ, thảng thốt, rợn ngợp để  Nguyễn Du đồng cảm cùng nàng Kiều bé nhỏ, trơ trọi, kinh hoàng, vô vọng trước biển
Ngòi bút Nguyễn Du đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong nền thơ ca dân tộc. Thiên nhiên có mặt, trở thành bút pháp đã góp phần thể hiện sâu sắc âm vang những nghĩ suy của Nguyễn Du về con người.Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du  cho thấy một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, yêu tạo vật, một linh hồn “ mang mang thiên cổ”, một sự nhạy cảm, tinh tế, tài hoa khác thường. Sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở rộng lòng mình với tạo hoá, với cái đẹp, dạy chúng ta biết sống yêu đời.

Bình luận (0)
Nguyễn Nam
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
15 tháng 4 2021 lúc 14:33

Tham khảo:

Nguyễn Du là bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển. Nhưng Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền nhau, bổ sung cho nhau.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng nhân vật một cách xuất sắc. Đoạn thơ cho thấy nhiều cung bậc tâm trạng của Kiều. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, nhân hậu dành cho Kim Trọng và cha mẹ

Kết cấu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích rất hợp lí: Phần đầu tác giả giới thiệu cảnh Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích; phần thứ hai: trong nỗi cô đơn buồn tủi, nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ; phần thứ ba: tâm trạng đau buồn của Kiều và những dự cảm về những bão tô cuộc đời sẽ giáng xuống đời Kiều.

Thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được miêu tả hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé như càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Có thể hình dung rất rõ một không gian mênh mông đang trải rộng ra trước mắt Kiều. Không gian ấy càng khiến Kiều xót xa, đau đớn:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Một chữ bẽ bàng mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: vừa chán ngán, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng: nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. Bức tranh thiên nhiên không khách quan, mà có hồn, đó chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.

Trong tâm trạng cô đơn, buồn tủi nơi đất khách quê người, Kiều tìm về với những người thân của mình. Nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ được Nguvễn Du miêu tả rất xúc động trong những lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Nỗi nhớ thương được chia đều: bốn câu đầu dành cho người yêu, bốn câu sau dành cho cha mẹ. Nhưng nỗi nhớ với chàng Kim được nói đến trước vì đây là nồi nhớ nồng nàn và sâu thẳm nhất. Nồi nhớ đó được xoáy sâu và đêm thề nguyền dưới ánh trăng và nỗi đau cũng trào lên từ đó:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.

Lời thơ như chứa đựng nhịp thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu! Nỗi nhớ của Kiều thật tha thiết, mãnh liệt! Kiều tưởng tượng ra cảnh chàng Kim đang ngày đêm chờ mong tin mình một cách đau khổ và tuyệt vọng. Mới ngày nào nàng cùng với chàng Kim nặng lời ước hẹn trăm năm mà bỗng dưng, nay trở thành kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chàng. Chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề nguyền vẫn còn kia, vậy mà bây giờ mỗi người mỗi ngả. Rồi bất chợt Kiều liên tưởng đên thân phận Bên trời góc bể bơ vơ của mình và tự dằn vặt: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Kiều nuối tiếc mối tình đầu trong trắng của mình, nàng thấm thía tình cảnh cô đơn của mình, và cũng hơn ai hết, nàng hiểu rằng sẽ không bao giờ có thể gột rửa được tấm lòng son sắt, thủy chung của mình với chàng Kim. Và thực sự, bóng chàng Kim cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí Kiều trong suốt mười lăm năm lưu lạc.

Nhớ người yêu, Kiều càng xót xa nghĩ đến cha mẹ. Mặc dầu nàng đã liều đem tấc có, quyết đền ba xuân, cứu được cha và em thoát khỏi vòng tù tội, nhưng nghĩ về cha mẹ, bao trùm trong nàng là một nỗi xót xa lo lắng. Kiều đau lòng khi nghĩ đến cảnh cha mẹ già tựa cửa trông con. Nàng lo lắng không biết khi thời tiết thay đổi ai là người chăm sóc cha mẹ. Nguyễn Du đã rất thành công khi sử dụng thành ngữ, điển cố (tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, gốc tử) để thể hiện tình cảm nhớ nhung sâu nặng cũng như những băn khoăn, trăn trở của Kiều khi nghĩ đến cha mẹ, nghĩ đến bổn phận làm con của mình. Trong hoàn cảnh của Kiều, những suy nghĩ, tâm trạng đó càng chứng tỏ Kiều là một người con rất mực hiếu thảo.

Nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, nhưng rồi cuổì cùng nàng Kiều lại quay về với cảnh ngộ của mình, sống với tâm trạng và thân phận hiện tại của chính mình. Mỗi cảnh vật qua con mắt, cái nhìn của Kiều lại gợi lên trong tâm trí nàng một nét buồn. Và nàng Kiều mỗi lúc lại càng chìm sâu vào nỗi buồn của mình. Nỗi buồn sâu sắc của Kiều được ngòi bút bậc thầy Nguyễn Du mỗi lúc càng tô đậm thêm bằng cách dùng điệp ngữ liên hoàn rất độc đáo trong tám câu thơ tả cảnh ngụ tình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nguyễn Du quan niệm: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu... Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như Kiều mong cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng,xa xa không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc mỗi xa. Kiều lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển, ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu bạt, không biết về đâu như thân phận của mình. Rồi màu xanh xanh bất tận của nội cỏ rầu rầu càng khiến cho nỗi buồn thêm mênh mang trong không gian; để rồi cuối cùng, nỗi buồn đó bỗng dội lên thành một nỗi kinh hoàng khi ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Đây là một hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm Kiều xuống vực.

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nguyễn Du quan niệm: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu... Mỗi cảnh vật hiện ra qua con mắt của Kiều ở lầu Ngưng Bích đều nhuốm nỗi buồn sâu sắc. Mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn. Buồn trông là buồn mà nhìn ra xa, nhưng cũng là buồn mà trông ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại. Hình như Kiều mong cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng,xa xa không rõ, như một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc mỗi xa. Kiều lại trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển, ngọn sóng xô đẩy cánh hoa phiêu bạt, không biết về đâu như thân phận của mình. Rồi màu xanh xanh bất tận của nội cỏ rầu rầu càng khiến cho nỗi buồn thêm mênh mang trong không gian; để rồi cuối cùng, nỗi buồn đó bỗng dội lên thành một nỗi kinh hoàng khi ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Đây là một hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm Kiều xuống vực.

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
~*Shiro*~
8 tháng 4 2021 lúc 19:43

Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Thật vậy, Nguyễn Du tả cảnh bao giờ cũng lồng tả tình, tả cảnh không chỉ bộc lộ cảm xúc trước cái đẹp của thiên nhiên mà đó còn là phương tiện để biểu hiện tâm trạng nhân vậy. Trong Truyện Kiều có nhiều bức tranh cảnh – tình độc đáo có tác dụng sâu xa đến cảm xúc thẩm mĩ của người đọc. đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những bức tranh như thế. Cho nên, có ý kiến cho rằng đoạn thơ ấy là một bức tranh tâm tình xúc động.

Kiều ở lầu Ngưng Bích” được sách tác dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).

Bị Mã Giám Sinh đẩy vào lầu xanh rồi lại bị Tú Bà đánh đập để ra oai, Kiều tự tử nhưng Tú Bà cứu kịp. Sợ vốn liếng “đi đời nhà ma”, mụ đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác. Nguyễn Du đã đặt Kiều sống trong cảnh ngộ ấy để cho nàng tự bộc lộ tâm trạng của mình. Và thế là, theo những dòng thơ, tâm trạng Kiều cứ theo cảnh mà hiện ra:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”

Một khung cảnh thiên nhiên mông mênh vắng lặng, heo hút không một bóng người. Trong đó, chỉ có “vẻ non xa, tấm trăng gần” nàng như đang ở chung với Kiều và nỗi buồn của nàng như đang lan tỏa ra cảnh vật. Cảnh có nét đậm (tấm trăng), nét nhạt (vẻ non), vừa xa vừa gần, vừa mờ và tỏ, mênh mông bát ngát càng tô đậm cô đơn, lẻ loi, trơ trọi. Quay nhìn bốn phía cũng chỉ thấy: “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, những cồn cát vàng nhấp nhô, những đám bụi hồng trải khắp dặm xa,…Những vế câu đối xứng nhau và những từ “xa – gần”, “nọ – kia” tầng tầng, lớp lớp gợi nỗi lòng ngổn ngang, bề bộn trong tâm trạng Thúy Kiều.

Ngắm cảnh nghĩ đến mình, Kiều càng thấm thía nỗi buồn:

“Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya,

Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.”

Nơi đất khách quê người thân bị giam lỏng, cô bé bé bỏng tội nghiệp ấy chỉ biết sớm làm bạn mới mây, khuya làm bạn với đèn, thao thức, thui thủi một mình. Thật là bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi, vô vọng. Cảnh buồn, tình cô đơn như chia sẻ lòng Kiều càng thêm tan nát, đớn đau…

Trong tình cảnh ấy nàng đau đớn nhớ đến Kim Trọng, người đã cùng nàng thề nguyền gắn bó:

“Tưởng người dưới guyệt chén đồng

Tim sương luống những rày trông mai chờ”

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Mới hôm nào đây, chén rượu thề nguyền chưa ráo, vầng trăng hẹn ước còn kia, thế mà đã hai phương trời cách biệt! Hình ảnh ẩn dụ “người dưới nguyệt chén đồng” không chỉ diễn tả nỗi nhớ thương sâu sắc mà còn chứa đựng niềm xót đau vì đã bội ước với lời thề. Nàng yêu và hiểu Kim Trọng, chắc lúc này, chàng đang khắc khoải: “rày trông mai chờ” tin tức nàng. Nàng lại thương thân mình “bơ vơ” nơi “góc bể chân trời” và tấm lòng son sắt thủy chung không gì làm cho phai được. Kiều thật là người tình thủy chung. Tuy đã bán mình chuộc cha, chữ hiếu phần nào đã đền đáp, nhưng nàng luôn xót xa nhớ thương cha mẹ:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

...

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Nguyễn Du đã dùng từ “xót” thật cảm động để nói đến tình cảm của Kiều đối với cha mẹ. Nàng xót xa khi tưởng tượng thấy cha mẹ đang “tựa cửa hôm mai” trông ngóng con, “xót” vì thời gian trôi đi, cha mẹ sẽ ngày càng già yếu mà nàng thì xa xôi cách trở. Những điển tích, điển cố “Sân Lai”, “gốc từ” càng khắc sâu thêm nỗi lòng của người con hiếu thảo.

Nỗi buồn xâm chiếm hết nỗi lòng Kiều xuyên thấu vào cảnh vật:

“Buồn trông của bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Tám câu thơ vừa là nhạc vừa là họa. Đó là khúc nhạc buồn thấm thía. Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, dồi dào âm hưởng. Hàng loạt từ láy vừa gợi âm thanh, vừa gợi hình ảnh: “thấp thoáng, xa xa , man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm”. những từ ấy cộng hưởng với từ “buồn trông” trỗi lên ở đầu các câu lục bát tạo nên một hợp âm dồi dào các thanh bằng có sức ngân lên trong tâm hồn người đọc bao nỗi niềm thấm thía. Sóng âm thanh huyền diệu đó chuyển tải các hình ảnh thơ đến thẳng lòng người. Không nhìn bằng mặt, ta vẫn cảm nhận được những bức tranh tâm tình từ tiếng lòng Kiều vẽ ra.

Trước hết là cảnh chiều hôm trên cửa biển cới “Thuyền ai thấp thoáng cách buồm xa xa”. Mấy chữ thôi mà mở ra một tâm trạng thấm buồn (cửa bể), một thời gian đượm buồn (chiềm hôm) của người đang lẻ loi ngóng đợi.Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng xa xa của ai đó sẽ đi về đâu? Phải chăng về nơi quê nhà thân yêu? Thơ cổ vẫn dùng hình ảnh ấy để biểu hiện nỗi nhớ nhà của khách tha hương. Cảnh hai là cánh hoa trôi trên ngọn nước:

“Buồn trông ngọn nước mới sa.

Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

Hình ảnh nước từ cao đổ xuống vỡ tung tóe phải chăng như thân phận bị vùi dập của Kiều? Trên dòng nước ấy, một cánh hoa lẻ loi bị đưa đẩy trôi đi lặng lẽ đến một phương trời vô định. Đây là hình ảnh thật hay chỉ là hình ảnh tưởng tượng trong tâm hồn cô gái đáng thương?Từ cảm nhận cái hữu hình, Kiều như nhìn thấy được cái vô hình: số kiếp hoa trôi bèo nổi của mình…

Cảnh tiếp theo là cánh đồng cỏ trải dài vô tận, mặt đất chân mây chỉ một màu xanh xanh:

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

Không phải một màu xanh xanh đầy sức sống mà chỉ là một màu “rầu rầu” héo úa và chỉ một màu thôi, mênh mông bát ngát. Cảnh ấy như gợi nỗi buồn thương vô vọng kéo dài như gợi nỗi buồn chán cuộc sống vô vị tẻ nhạt, thiếu sinh khí ở nơi cô quạnh này.

Cảnh vật trong những câu thơ trên buồn và vắng lặng. Ở hai câu cuối, cảnh cũng buồn nhưng không còn bình lặng nữa mà vang dội dữ dội:

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Cơn gió mạnh cuốn trên mặt “duềnh”, ầm vang tiếng sóng, bủa vây xung quanh đến choáng ngợp. Đó là cảnh thực hay chỉ là hư ảo? Hay chỉ là nỗi ám ảnh lo sợ trước những tai biến sắp ập đến cho cái số kiếp mỏng manh của Kiều? có điều chắc chắn đó là tiếng sóng dội ra từ mảnh hồn cô đơn tội nghiệp làm nên vần nên điệu.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất của Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.

Tóm lại, đoạn thơ đúng là “bức tranh tâm tình đầy xúc động”. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp các yếu tố thơ – nhạc – họa để vẽ nên bức tranh độc đáo ấy để ta cảm nhận được tâm sự đáng thương của Thúy Kiều. Điều đáng quý không chỉ ở tài thơ mà còn ở cái tình lớn mà nhà thơ dành cho nhân vật, cho con người và cho cuộc đời. Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thực sự để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
18 tháng 5 2021 lúc 10:12

Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Thật vậy, Nguyễn Du tả cảnh bao giờ cũng lồng tả tình, tả cảnh không chỉ bộc lộ cảm xúc trước cái đẹp của thiên nhiên mà đó còn là phương tiện để biểu hiện tâm trạng nhân vậy. Trong Truyện Kiều có nhiều bức tranh cảnh – tình độc đáo có tác dụng sâu xa đến cảm xúc thẩm mĩ của người đọc. đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những bức tranh như thế. Cho nên, có ý kiến cho rằng đoạn thơ ấy là một bức tranh tâm tình xúc động.

Kiều ở lầu Ngưng Bích” được sách tác dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).

Bị Mã Giám Sinh đẩy vào lầu xanh rồi lại bị Tú Bà đánh đập để ra oai, Kiều tự tử nhưng Tú Bà cứu kịp. Sợ vốn liếng “đi đời nhà ma”, mụ đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác. Nguyễn Du đã đặt Kiều sống trong cảnh ngộ ấy để cho nàng tự bộc lộ tâm trạng của mình. Và thế là, theo những dòng thơ, tâm trạng Kiều cứ theo cảnh mà hiện ra:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”

Một khung cảnh thiên nhiên mông mênh vắng lặng, heo hút không một bóng người. Trong đó, chỉ có “vẻ non xa, tấm trăng gần” nàng như đang ở chung với Kiều và nỗi buồn của nàng như đang lan tỏa ra cảnh vật. Cảnh có nét đậm (tấm trăng), nét nhạt (vẻ non), vừa xa vừa gần, vừa mờ và tỏ, mênh mông bát ngát càng tô đậm cô đơn, lẻ loi, trơ trọi. Quay nhìn bốn phía cũng chỉ thấy: “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, những cồn cát vàng nhấp nhô, những đám bụi hồng trải khắp dặm xa,…Những vế câu đối xứng nhau và những từ “xa – gần”, “nọ – kia” tầng tầng, lớp lớp gợi nỗi lòng ngổn ngang, bề bộn trong tâm trạng Thúy Kiều.

Ngắm cảnh nghĩ đến mình, Kiều càng thấm thía nỗi buồn:

“Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya,

Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.”

Nơi đất khách quê người thân bị giam lỏng, cô bé bé bỏng tội nghiệp ấy chỉ biết sớm làm bạn mới mây, khuya làm bạn với đèn, thao thức, thui thủi một mình. Thật là bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi, vô vọng. Cảnh buồn, tình cô đơn như chia sẻ lòng Kiều càng thêm tan nát, đớn đau…

Trong tình cảnh ấy nàng đau đớn nhớ đến Kim Trọng, người đã cùng nàng thề nguyền gắn bó:

“Tưởng người dưới guyệt chén đồng

Tim sương luống những rày trông mai chờ”

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Mới hôm nào đây, chén rượu thề nguyền chưa ráo, vầng trăng hẹn ước còn kia, thế mà đã hai phương trời cách biệt! Hình ảnh ẩn dụ “người dưới nguyệt chén đồng” không chỉ diễn tả nỗi nhớ thương sâu sắc mà còn chứa đựng niềm xót đau vì đã bội ước với lời thề. Nàng yêu và hiểu Kim Trọng, chắc lúc này, chàng đang khắc khoải: “rày trông mai chờ” tin tức nàng. Nàng lại thương thân mình “bơ vơ” nơi “góc bể chân trời” và tấm lòng son sắt thủy chung không gì làm cho phai được. Kiều thật là người tình thủy chung. Tuy đã bán mình chuộc cha, chữ hiếu phần nào đã đền đáp, nhưng nàng luôn xót xa nhớ thương cha mẹ:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

...

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Nguyễn Du đã dùng từ “xót” thật cảm động để nói đến tình cảm của Kiều đối với cha mẹ. Nàng xót xa khi tưởng tượng thấy cha mẹ đang “tựa cửa hôm mai” trông ngóng con, “xót” vì thời gian trôi đi, cha mẹ sẽ ngày càng già yếu mà nàng thì xa xôi cách trở. Những điển tích, điển cố “Sân Lai”, “gốc từ” càng khắc sâu thêm nỗi lòng của người con hiếu thảo.

Nỗi buồn xâm chiếm hết nỗi lòng Kiều xuyên thấu vào cảnh vật:

“Buồn trông của bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Tám câu thơ vừa là nhạc vừa là họa. Đó là khúc nhạc buồn thấm thía. Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, dồi dào âm hưởng. Hàng loạt từ láy vừa gợi âm thanh, vừa gợi hình ảnh: “thấp thoáng, xa xa , man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm”. những từ ấy cộng hưởng với từ “buồn trông” trỗi lên ở đầu các câu lục bát tạo nên một hợp âm dồi dào các thanh bằng có sức ngân lên trong tâm hồn người đọc bao nỗi niềm thấm thía. Sóng âm thanh huyền diệu đó chuyển tải các hình ảnh thơ đến thẳng lòng người. Không nhìn bằng mặt, ta vẫn cảm nhận được những bức tranh tâm tình từ tiếng lòng Kiều vẽ ra.

Trước hết là cảnh chiều hôm trên cửa biển cới “Thuyền ai thấp thoáng cách buồm xa xa”. Mấy chữ thôi mà mở ra một tâm trạng thấm buồn (cửa bể), một thời gian đượm buồn (chiềm hôm) của người đang lẻ loi ngóng đợi.Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng xa xa của ai đó sẽ đi về đâu? Phải chăng về nơi quê nhà thân yêu? Thơ cổ vẫn dùng hình ảnh ấy để biểu hiện nỗi nhớ nhà của khách tha hương. Cảnh hai là cánh hoa trôi trên ngọn nước:

“Buồn trông ngọn nước mới sa.

Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

Hình ảnh nước từ cao đổ xuống vỡ tung tóe phải chăng như thân phận bị vùi dập của Kiều? Trên dòng nước ấy, một cánh hoa lẻ loi bị đưa đẩy trôi đi lặng lẽ đến một phương trời vô định. Đây là hình ảnh thật hay chỉ là hình ảnh tưởng tượng trong tâm hồn cô gái đáng thương?Từ cảm nhận cái hữu hình, Kiều như nhìn thấy được cái vô hình: số kiếp hoa trôi bèo nổi của mình…

Cảnh tiếp theo là cánh đồng cỏ trải dài vô tận, mặt đất chân mây chỉ một màu xanh xanh:

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

Không phải một màu xanh xanh đầy sức sống mà chỉ là một màu “rầu rầu” héo úa và chỉ một màu thôi, mênh mông bát ngát. Cảnh ấy như gợi nỗi buồn thương vô vọng kéo dài như gợi nỗi buồn chán cuộc sống vô vị tẻ nhạt, thiếu sinh khí ở nơi cô quạnh này.

Cảnh vật trong những câu thơ trên buồn và vắng lặng. Ở hai câu cuối, cảnh cũng buồn nhưng không còn bình lặng nữa mà vang dội dữ dội:

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Cơn gió mạnh cuốn trên mặt “duềnh”, ầm vang tiếng sóng, bủa vây xung quanh đến choáng ngợp. Đó là cảnh thực hay chỉ là hư ảo? Hay chỉ là nỗi ám ảnh lo sợ trước những tai biến sắp ập đến cho cái số kiếp mỏng manh của Kiều? có điều chắc chắn đó là tiếng sóng dội ra từ mảnh hồn cô đơn tội nghiệp làm nên vần nên điệu.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất của Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.

Tóm lại, đoạn thơ đúng là “bức tranh tâm tình đầy xúc động”. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp các yếu tố thơ – nhạc – họa để vẽ nên bức tranh độc đáo ấy để ta cảm nhận được tâm sự đáng thương của Thúy Kiều. Điều đáng quý không chỉ ở tài thơ mà còn ở cái tình lớn mà nhà thơ dành cho nhân vật, cho con người và cho cuộc đời. Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thực sự để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

 

 



 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Dũng
9 tháng 10 2021 lúc 17:52

Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Thật vậy, Nguyễn Du tả cảnh bao giờ cũng lồng tả tình, tả cảnh không chỉ bộc lộ cảm xúc trước cái đẹp của thiên nhiên mà đó còn là phương tiện để biểu hiện tâm trạng nhân vậy. Trong Truyện Kiều có nhiều bức tranh cảnh – tình độc đáo có tác dụng sâu xa đến cảm xúc thẩm mĩ của người đọc. đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những bức tranh như thế. Cho nên, có ý kiến cho rằng đoạn thơ ấy là một bức tranh tâm tình xúc động.

Kiều ở lầu Ngưng Bích” được sách tác dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).

Bị Mã Giám Sinh đẩy vào lầu xanh rồi lại bị Tú Bà đánh đập để ra oai, Kiều tự tử nhưng Tú Bà cứu kịp. Sợ vốn liếng “đi đời nhà ma”, mụ đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác. Nguyễn Du đã đặt Kiều sống trong cảnh ngộ ấy để cho nàng tự bộc lộ tâm trạng của mình. Và thế là, theo những dòng thơ, tâm trạng Kiều cứ theo cảnh mà hiện ra:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”

Một khung cảnh thiên nhiên mông mênh vắng lặng, heo hút không một bóng người. Trong đó, chỉ có “vẻ non xa, tấm trăng gần” nàng như đang ở chung với Kiều và nỗi buồn của nàng như đang lan tỏa ra cảnh vật. Cảnh có nét đậm (tấm trăng), nét nhạt (vẻ non), vừa xa vừa gần, vừa mờ và tỏ, mênh mông bát ngát càng tô đậm cô đơn, lẻ loi, trơ trọi. Quay nhìn bốn phía cũng chỉ thấy: “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, những cồn cát vàng nhấp nhô, những đám bụi hồng trải khắp dặm xa,…Những vế câu đối xứng nhau và những từ “xa – gần”, “nọ – kia” tầng tầng, lớp lớp gợi nỗi lòng ngổn ngang, bề bộn trong tâm trạng Thúy Kiều.

Ngắm cảnh nghĩ đến mình, Kiều càng thấm thía nỗi buồn:

“Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya,

Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.”

Nơi đất khách quê người thân bị giam lỏng, cô bé bé bỏng tội nghiệp ấy chỉ biết sớm làm bạn mới mây, khuya làm bạn với đèn, thao thức, thui thủi một mình. Thật là bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi, vô vọng. Cảnh buồn, tình cô đơn như chia sẻ lòng Kiều càng thêm tan nát, đớn đau…

Trong tình cảnh ấy nàng đau đớn nhớ đến Kim Trọng, người đã cùng nàng thề nguyền gắn bó:

“Tưởng người dưới guyệt chén đồng

Tim sương luống những rày trông mai chờ”

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Mới hôm nào đây, chén rượu thề nguyền chưa ráo, vầng trăng hẹn ước còn kia, thế mà đã hai phương trời cách biệt! Hình ảnh ẩn dụ “người dưới nguyệt chén đồng” không chỉ diễn tả nỗi nhớ thương sâu sắc mà còn chứa đựng niềm xót đau vì đã bội ước với lời thề.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
TRẦN HỒNG ĐIỆP
10 tháng 5 2021 lúc 8:42

Gợi lên sự rợp ngợp ,gợi sự hun hút mênh mông

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thế Hoàng
17 tháng 5 2021 lúc 21:34

- Không gian quanh lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng: "non xa, trăng gần, cát vàng,bụi hồng". Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bay mù mịt

- Thời gian "Mây sớm, đèn khuya" sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. Qua đó thấy được Kiều thui thủi quê người một thân

- Tâm trạng Kiều bẽ bàng, buồn tủi, ngổn ngang. Qua đó ta thấy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
18 tháng 5 2021 lúc 8:25

 “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân / Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” Với nghệ thuật đối lập “non xa” – “trăng gần” và cách dùng từ Hán – Việt “khóa xuân”, tác giả đã giới thiệu với người đọc về lầu Ngưng Bích là nơi khóa kín tuổi xuân, giam lỏng cuộc đời Kiều. Đã biết bao đêm, nàng cô đơn, thao thức nơi ngôi lầu ấy. Ở trên lầu cao nhìn ra xa, Kiều thấy dãy núi và mảnh trăng như ở cùng trong một bức tranh.

- Vì nơi đây nằm trơ trọi giữa không gian mênh mông và xung quanh hoang vắng: “Bốn bề bát ngát xa trông / Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” Bằng cách sử dụng từ láy “bát ngát” kết hợp với phép đối “cồn nọ” – “dặm kia” đã mở rộng không gian ra nhiều phía, tô đậm thân phận cô đơn của Kiều. Nhìn ra bốn vể không một bóng người, Kiều chỉ thấy những cồn cát vàng trải dài và trên những dặm đường xa, gió cuốn bụi hồng bay lên.

- Cảnh nơi lầu Ngưng Bích thật đẹp, thật thơ mộng nhưng cũng thật buồn và tâm trạng cô đơn, đáng thương của Kiều càng được thể hiện rõ: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya / Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” Tác giả đã sử dụng cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi tả thời gian tuần hoàn khép kín, hết sớm rồi lại khuya, hết ngày rồi lại đêm, cứ thế trôi đi. Kiều giờ đây chỉ còn đơn độc một thân một mình nơi đất khách quê người. nàng chỉ còn biết làm bạn với áng mây buổi sớm và ngọn đèn canh khuya. Khi đối diện với mây với đèn, Kiều càng thấm thía cái bẽ bang của thân phận. Cảnh ấy, tình ấy đã làm cho lòng Kiều tan nát.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Despacito
Xem chi tiết
nguyenvankhoi196a
31 tháng 10 2017 lúc 14:41

Truyện Kiều là một kiệt tác văn  chương trong kho tàng văn  học dân tộc. Đọc Truyện Kiều, chúng ta không chỉ thấy được chủ nghĩa nhân đạo thắm thiết của Nguyễn Du qua những thân phận con người mà còn được chiêm ngưỡng những nét đẹp của con người, cuộc sống, thiên nhiên tạo vật. Và thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng miêu tả vừa là phương tiện biểu hiện.Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Đó có thể là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống như chính chị em Thúy Kiều thời ấm êm :
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                     (Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều)
Đó có thể là cảnh hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn trước lầu Ngưng Bích khi Thúy Kiều bước chân vào con dường lưu lạc :
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
 (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều)
Thiên nhiên- một thế giới tuyệt đẹp hiện lên trong Truyện Kiều, được nhìn qua tâm hồn  nhạy cảm, tinh tế, thấm đượm yêu thương của Nguyễn Du.Nguyễn Du xây dựng thiên nhiên không chỉ là cái bình phong, là hình thức để ông ngụ tình. Thiên nhiên trong Truyện Kiều còn là đối tượng có vẻ đẹp tự thân, hiện lên chân thực, có hồn qua đó Nguyễn Du đã thể hiện tình yêu thắm thiết với thiên nhiên, tạo vật và qua thiên nhiên, thể hiện tình yêu thắm thiết với cuộc sống, con người.
Nguyễn Du đã hoạ được bằng thơ cái thần của thiên nhiên trong sáng tác của mình. Bức tranh mùa xuân là xúc cảm đẹp của nội tâm hai nàng Kiều và cũng là ước vọng của Nguyễn Du về tuổi trẻ, hạnh phúc, sự bằng an. Đó là cảnh sắc phới phới sức xuân trong “ Cảnh ngày xuân”:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
                                     (Cảnh ngày xuân - Truyện Kiều)
 Đây là bức tranh đầy sức sống được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật  trước ngưỡng cửa tình yêu.Bức tranh thiên nhiên ngày  xuân  tươi đẹp  và trong sáng  ,cảnh xuân  mang một vẻ đẹp mơi mẻ tinh khôi sinh động .có hồn ,đầy sức sống,khoáng đạt trong trẻo nhẹ nhàng thanh khiết. Cảnh chủ yếu được tả thực với nét chấm phá đầy sức gợi (từ điểm ) ,những từ ngữ giàu chất tạo hình. Bốn câu thơ mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc hữu hương hữu tình nên thơ được mở ra. Giữa bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như đưa thoi. Cách nói dân gian “thời gian thấm thoắt thoi đưa” đã nhập hồn vào thơ ca Nguyễn Du để ông sáng tạo nên một câu thơ vừa miêu tả không gian, vừa gợi tả thời gian. Chim én được xem là loài chim biểu tượng của mùa xuân. Những cánh én chao liệng như “thoi đưa” ấy đã gợi lên một bầu trời bao la, thoáng đãng đầy sức xuân. Hai chữ đưa thoi rất gợi hình gợi cảm vút qua vút lai chao liệng để diễn tả thời gian trôi nhanh mùa xuân đang trôi nhanh. Sau cánh én đưa thoi là ánh xuân “Thiều Quang” của mùa xuân chín chục đã ngoài sáu mươi.“Thiều quang” nghĩa là ánh sáng đẹp, ánh sáng ấm áp của mùa xuân, cũng là ẩn dụ để chỉ ngày xuân. Cách tính thời gian như thế thật là ý vị và nên thơ : tiết trời trong sáng, đẹp đẽ của chín mươi ngày xuân nay “đã ngoài sáu mươi” rồi, tức là đã sang đầu tháng Ba rồi, mùa xuân đã bước sang tháng ba ánh sáng của mùa xuân hồng ấm áp. Từ “đã ngoài” ở đây kết hợp vời từ “đưa thoi” ở trên đã gợi lên trong lòng người đọc một sự tiếc nuối rằng mùa xuân sao đi qua nhanh thế. Nguyễn Du nhớ mùa xuân ngay trong mùa xuân, tưởng đó là một nghịch lí, nhưng nó lại có thật. Hơn hai trăm năm sau, Xuân Diệu lại một lần nữa cảm thấy như thế : “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa / Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” (Vội vàng). Làm sao không tiếc mùa xuân được cơ chứ khi vào lúc này, xuân đã hết dư vị của mùa đông nhưng vẫn chưa ngấp nghé vào hạ nên khung cảnh rất đẹp, rất xuân :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân đã được vẽ nên bằng những nét phác họa, chấm phá tài tình của văn thơ cổ. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ gợi hình gợi cảm để vẽ nên bức tranh ấy : “non” (sự mới mẻ, đổi thay của đất trời), “xanh” (sự sống, đâm chồi nảy lộc), “trắng” (tinh khôi, trong sáng, dịu dàng),… Những từ ngữ ấy vừa đem khí xuân đến tràn đầy trong từng lời thơ, vừa giàu chất tạo hình tới nỗi ta có cảm tưởng như trong thơ có họa. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ của Trung Quốc : “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa”, tác giả chỉ thêm vào hai từ “xanh”, “trắng” mà đã khiến cho sắc trắng của hoa lê nổi bật lên trên cái nền “xanh tận chân trời”, gợi lên vẻ đẹp trong sáng, thanh khiết và khoáng đạt của mùa xuân. Lời thơ tưởng như chiếc cọ của người họa sĩ đang phối sắc cho từng đường nét của bức vẽ. Câu thơ tám chữ vốn có nhịp đôi, nhịp chẵn bỗng chuyển sang nhịp 3/5. Từ nhịp điệu bằng phẳng, quen thuộc, cách ngắt nhịp tài tình mang đầy dụng ý ấy của Nguyễn Du khiến câu thơ xôn xao với cái thần rất mới, rất lạ. Bức tranh ấy đã đẹp, nay lại được đại thi hào phả hồn vào đó bằng một chữ “điểm”. Có thể nói từ ấy chính là nhãn tự của cả đoạn trích, vừa làm câu thơ sống động hơn, vừa là nét vẽ hoàn chỉnh của bức tranh xuân. Chỉ cần một chút đảo ngữ ở “trắng điểm” và “điểm trắng” thôi đã đủ để nâng câu thơ lên một tầm cao mới. Tả mùa xuân đẹp và sống động như thế, thật không còn từ ngữ nào để nói lên sự tài tình trong bút pháp miêu tả gợi hình gợi cảm của Tố Như.
Thiên nhiên còn là một ẩn dụ để Nguyễn Du tả tình cảm của ông với con người, thế nên thiên nhiên ấy thắm đượm tình người. Tả cảnh ngụ tình là một trong những phương pháp quen thuộc và hiệu quả của các nhà văn, nhà thơ từ xưa tới nay. Những bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều trở thành một thứ bút pháp để Nguyễn Du miêu tả và khắc hoạ số phận, tính cách và nhất là nội tâm nhân vật, khiến cho nhan vật của ông hiện lên thật sinh động, chân thực, đem đến sự đồng cảm sâu  sắc. Bức tranh trước lầu Ngưng Bích  là bức tranh nét nên thơ nhưng bao la buồn vắng cô đơn như cảnh ngộ nàng Kiều :
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
 (Kiều ở lầu Ngưng Bích - Truyện Kiều)
Đây là bức tranh buồn bã lạnh lẽo được thể hiện qua cái nhìn của nhân vật  trước số phận phong ba. Ngoại cảnh phản chiếu tâm trạng suy nghĩ  của nàng Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Cảnh vật và tâm tình tìm được tiếng nói chung, tiếng nói của một trái tim đơn côi, một tâm hồn lạnh lẽo Điều đó thể hiện qua cái rợn ngợp của không gian đa chiều ( rộng ,cao ,xa )các hình ảnh vừa thực vừa  vừa ước lệ  (non xa ,trăng gần ,cát vàng ,bụi hồng ).
Ở một mình chốn lầu Ngưng Bích bơ vơ trơ trọi, với lời dụ dỗ ngọt ngào của bọn buôn người bất nhân. Nàng bị Tú Bà giam ở lầu Ngưng Bích cách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung,
Hai từ “khóa xuân” mang đầy vẻ mỉa mai, trách móc. Kiều bị đem ra lầu Ngưng Bích giam lỏng. Trong cảnh ngộ cô đơn éo le ấy, nàng chỉ còn biết trải lòng mình lên cảnh vật, gửi gắm tâm hồn vào thiên nhiên, lắng nghe tiếng thổn thức phát ra từ tận đáy con tim. Cảnh tượng nơi lầu Ngưng Bích này thật đẹp: có núi non xa, vầng trăng gần đều hút chung vào tầm mắt. Hai từ ngữ đối lập “xa – gần” cùng từ “ở chung” như góp phần hoàn thiện thêm cái cạnh tượng thật nên thơ nhưng cũng thật quạnh quẽ phía trước lầu. Trông ra bốn bề, nàng thấy một không gian rộng lớn bát ngát hiện lên.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Người đọc chỉ thấy cảch thiên nhiên trước mặt nàng , phía xa xa kia là núi .Trên đầu nàng là tấm trăng lạnh lẽo.Xung quanh nàng là bốn bề bát ngát .Từ láy “bát ngát ”gợi cho người đọc hình dung thấy , không gian nơi lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, phẳng lặng không một bóng người. Phải chăng những cảnh vật tĩnh lặng này càng làm nổi bật lỗi cô đơn của Kiều.Nghệ thuật đảo ngữ ở đây làm ta cảm nhận rõ hơn cái rộng lớn của cảnh vật, cũng như cái trống trải của tâm hồn Thúy Kiều. Nhìn xa nhìn gần là ngổn ngang những cồn cát vàng trải dài vô tận, là những dặm bụi hồng xa xôi ngút ngàn. Phải chăng sự ngổn ngang của cảch vật cũng chính  là sự ngổn ngang của lòng  nàng Kiều. Các vế câu đối xứng nhau cùng những cặp từ “nọ - kia, xa – gần” như đợt sóng dồi tầng tầng lớp lớp trong tâm trí, xô đẩy thêm nữa cái tâm trạng lộn xộn của người con gái. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả thật vô cùng đặc sắc, diễn tả thật cảm động nỗi buồn và tình cảnh éo le của Kiều. Tình cảnh nàng Kiều lúc này thật chẳng khác gì sống trong địa ngục: thân xác bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, tâm hồn bị giam cầm trong vòng xoay khép kín của thời gian sớm - tối, và tình cảm thì bị giam hãm trong mớ tơ lòng rối bời. Phận nàng mới đáng thương làm sao! Bức tranh đầy ám ảnh, thấp thỏm, đầy sự vần vũ, thảng thốt, rợn ngợp để  Nguyễn Du đồng cảm cùng nàng Kiều bé nhỏ, trơ trọi, kinh hoàng, vô vọng trước biển
Ngòi bút Nguyễn Du đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong nền thơ ca dân tộc. Thiên nhiên có mặt, trở thành bút pháp đã góp phần thể hiện sâu sắc âm vang những nghĩ suy của Nguyễn Du về con người.Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du  cho thấy một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, yêu tạo vật, một linh hồn “ mang mang thiên cổ”, một sự nhạy cảm, tinh tế, tài hoa khác thường. Sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở rộng lòng mình với tạo hoá, với cái đẹp, dạy chúng ta biết sống yêu đời.

Bình luận (0)
Despacito
31 tháng 10 2017 lúc 14:31

CTV mà ko làm được thì đừng làm CTV nữa

Bình luận (0)
Tùng
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 11 2021 lúc 9:06

Em tham khảo:

Truyện Kiều đã từ mấy trăm năm qua trở thành một phần giá trị tinh thần không thể thiếu được của dân tộc ta. Ở bất kì góc độ nào, đây luôn là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.

Để tạo ra được một kiệt tác như vậy, điều quan trọng nhất mà Nguyễn Du đã thể hiện được là tấm lòng nhân đạo cao cả và tài năng bậc thầy về nghệ thuật. Một trong những phương diện nghệ thuật thể hiện rất rõ tài năng của Nguyễn Du đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tài năng này được thấy rõ hơn cả, nhất là ở 8 câu thơ cuối được mở ra bằng “buồn trông”.

Không chịu nghe lời Tú Bà vào chốn thanh lâu, Kiều bị bắt giam lỏng ở lầu Ngưng Bích cao, xa xôi, bốn bề đẹp nhưng hoang vắng. Ngày nào nàng cũng đau khổ nhớ về gia đình và người yêu. Trong nỗi niềm đằng đẵng bao ngày, nàng nhìn ra phía xa nơi cửa bể vào lúc chiều hôm và thấy thấp thoáng cánh buồm nơi xa. Trong khói sóng hoàng hôn gợi buồn gợi mê, ai biết con thuyền kia là thực hay là ảo, mọi thứ mờ ảo và xa xôi đến mức chỉ có cánh buồm hiện lên. Ở đó có thể là một con thuyền thực nhưng cũng có thể chỉ là con thuyền trong nỗi mong mỏi giải thoát của Kiều. Nàng đang ước ao, mong chờ một con thuyền từ phương xa có thể tới đây, chở nàng về với gia đình thân yêu. Nhưng rồi càng mong lại càng tủi thân, con thuyền kia chỉ là ảo mộng, mà dù có là thực đi nữa lại khiến cho ai kia càng xót xa khi con thuyền cập bến còn mình vẫn còn chơi vơi. Nàng nhớ nhà, rồi nàng buồn. Từ hình ảnh nơi biển cả mông mênh rộng lớn gợi nỗi cô đơn, nàng trông ra đến ngọn nước mới sa, ngọn nước đã đục ngầu vì từng trận thác đổ xuống tung bọt lên trắng xóa.

Và ngay trên dòng nước ấy, có những cánh hoa mỏng manh đang trôi trong vô định, cứ dập dềnh chực chìm chực nổi. Phải chăng, Kiều đang thấy thân phận mình giống với đóa hoa tội nghiệp kia, cứ trên dòng đời trôi mãi trong sự vùi dập dày vò của bao nhiêu con sóng cuộc đời. Cánh hoa ở giữa dòng ấy rỗi sẽ trôi về đâu giống như số phận nàng hiện tại rồi sẽ đi về đâu. Câu hỏi tu từ đã bật lên một sự lo lắng cho một tương lai của một số phận mỏng manh vô định hình. Từ sự lo lắng này, tâm trạng của Kiều lại càng tiếp tục rơi vào sự vô định mông lung không biết đi đâu về đâu. Dường như đến đây, mọi cảnh vật trước mắt Kiều đã bị nhòe đi bởi một màn nước mắt, đến nội cỏ vô tri cũng trở nên rầu rĩ bởi tâm trạng con người không thể nhìn nó bằng con mắt khác.

Khung cảnh mênh mông đến rợn ngợp giờ đây trở nên càng mênh mông hơn khi mà từ chân mây đến mặt đất như không còn ranh giới, màu xanh ở đây không còn là màu xanh tươi của sự sống như ngày xuân xưa kia mà là một màu xanh đơn điệu, một bức tranh một màu không có chút sức sống giống y như cuộc sống lúc này của Kiều. Nhưng mọi thứ vẫn còn ở một mức tâm trạng buồn lo nhưng đến câu cặp lục bát cuối cùng. Từ những cảm xúc buồn, lo lắng, đến đây, ta thấy Kiều như rùng mình sợ hãi. Những cơn gió cuốn những cơn sóng ngoài biển tạo những âm thanh to như cơn bão khiến cho con người phải hãi hùng. Từ tượng thanh “ầm ầm” đặt ở đầu câu như nhấn mạnh sự bất ngờ hoảng hốt của Kiều nơi lầu cao khi con sóng lạnh lùng dữ dội xô vào chân lầu khiến người trên phải sợ hãi.

Đây có lẽ là sự dự đoán về một tương lai không mấy êm đềm sẽ đến với Kiều, và ngay sau đấy, sóng to gió lớn sẽ đổ lên cuộc đời Kiều làm cho nàng phải đau đớn, sợ hãi mà chao đảo. Bốn cặp lục bát mở đầu bằng “buồn trông” tạo nên một đoạn điệp khúc có nhạc tính tăng dần mức độ. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, hình ảnh được chọn từ mờ ảo, mông lung đến rõ ràng cụ thể, tâm trạng nhân vật trữ tình từ buồn, lo đến sợ hãi hoảng hốt. Nguyễn Du đã thật tài tình trong việc miêu tả rõ nét tâm trạng Thúy Kiều trong những ngày tháng dài bị giam nơi lầu Ngưng Bích, những ngày tháng mở đầu cho quãng thời gian mười lăm năm lưu lạc của Kiều. Kiều lúc này, càng buồn thì càng trông, càng trông thì càng buồn, chính Nguyễn Du đã hiểu được điều này và bộc lộ sự cảm thông từ ngòi bút.

Bốn cặp lục bát ngắn gọn mà chứa đựng được tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du. Đọc đến những dòng thơ ấy, người đọc không khỏi xót thương trước số phận Thúy Kiều đồng thời trân trọng biết bao tài năng cùng tấm lòng của thi sĩ họ Nguyễn.

Bình luận (0)
Tùng
Xem chi tiết