Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Na By
Xem chi tiết
Như Nguyễn
12 tháng 5 2016 lúc 16:39

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
– Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử  prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
– Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+…). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Bình luận (0)
Nguyễn Na By
12 tháng 5 2016 lúc 16:37

GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH THI CUỐI HK 2 RỒI

THANKS

Bình luận (0)
Vũ Duy Hưng
18 tháng 12 2016 lúc 22:10

Quá trình tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận.

a. Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo nước tiểu đầu

Quá trình lọc máu xảy ra ở vách các mao mạch của cầu thận, vách mao mạch chính là màng lọc với các lỗ rất nhỏ từ 30 - 40A0, các tế bào máu và Prôtêin có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên ở lại trong máu. còn nước, muối khoáng, đường glucozơ, một ít chất béo, các chất thải chất tiết do các tế bào sinh ra như: Urê, axit Uric qua các lỗ nhỏ ở vách mao mạch vào nang cầu thận tạo ra nước tiểu đầu. Quá trình này xảy ra được là do sự chênh lệch áp suất tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc. Giai đoạn này tuân theo định luật khuếch tán.

b. Quá trình hấp thụ lại

Quá trình này xảy ra ở ống thận, đại bộ phận nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết như: Na+, Cl­- từ trong ống thận thấm qua ống thận vào máu, quá trình này sử dụng năng lượng ATP.

c. Quá trình bài tiết tiếp

Các chất cặn bã như: Ure, axit Uric, các chất thuốc, các chất thừa như: H+, K+, … được bài tiết tiếp vào đoạn sau của ống thận để tạo ra nước tiểu chính thức. Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn nước tiểu đổ vào bóng đái. Quá trình này sử dụng năng lượng ATP.

Bình luận (0)
Lê Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Dragon
5 tháng 2 2016 lúc 16:44

 

1/ Trong hoạt động sống của cây, giữa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng. Hoạt động của mỗi cơ quan đều phải nhờ vào sự phối hợp hoạt động của các cơ quan khác, khi một cơ quan tăng cường hoặc giảm hoạt động đều ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và của toàn bộ cây
VD: Nếu quá trình thoát hơi nước qua lá tiến triển chậm sẽ ko tạo ra được lực hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan ko vận chuyển được từ rễ lên lá dẫn đến toàn bộ cây thiếu nước và muối khoáng sẽ bị chậm phát triển.

2/ Cây có hoa có 6 cơ quan và chức năng của chúng là:
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
- Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước

3/ Trong 1 cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ đã tạo cho cây thành 1 thể thống nhất.
Ví dụ: khi lá hoạt động yếu, thoát hơi nước ít thì sự hút nước của rễ cũng giảm, sự quang hợp của lá yếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thân ,rễ; nên cây sinh trưởng chậm và ảnh hưởng tới sự ra hoa, kết hạt và tạo quả

Bình luận (3)
Lê Minh Nguyệt
3 tháng 2 2016 lúc 21:26

GIẢI XONG TRONG TỐI NAY TRƯỚC 22h00 GIÙM MÌNH NHÉok!

Bình luận (0)
Huyy Nguyễn
Xem chi tiết
Tùng Hoàng
26 tháng 11 2016 lúc 15:16

a, -Xét nhóm TB 1: Vì thấy các NST kép đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo => nhóm tế bào đang ở kì giữa II của giảm phân

số TB của nhóm : 1200/12=100 tế bào

- Xét nhóm TB 2: Vì thấy có các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào => nhóm tế bào này đang ở kì sau II của giảm phân

số TB của nhóm: 3840/24=160 tế bào

b, khi nhóm TB 1 kết thúc giảm phân tạo ra số giao tử là: 100*4=400

khi nhóm TB 2 kết thúc giảm phân tạo ra số giao tử là: 160*4=640

c,- Xét nhóm TB 1: số hợp tử được hình thành là: 40*400/100=160 hợp tử

số trứng tham gia thụ tinh nếu H là 20%: 160/20*100=800 ( trứng)

- Xét nhóm TB 2: số hợp tử dc hình thành là: 40*640/100=256 hợp tử

số trứng tham gia thụ tinh nếu H là 20%: 256/20*100=1280 ( trứng)

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Lộc
15 tháng 11 2017 lúc 12:20

a, - nhóm tế bào 1: vì các NST đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào nên các tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II

số tế bào của nhóm lúc này là:1200:(24:2)=100

- nhóm tế bào 2:vì các NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào nên các tế bào đang ở kì sau của giảm phân II

số tế bào của nhóm lúc này :3840:24= 160

b,khi kết thúc nhóm giảm phân , số tinh trùng tạo ra từ :

- nhóm tế bào 1: 100.2=200( tinh trùng)

- nhóm tế bào 2: 160.2=320( tinh trùng)

c,số hợp tử đc tạo ra = số trứng đc thụ tinh= số tinh trùng đc thụ tinh=(320+200).40%=208

vậy số trứng tham gia thụ tinh:208:20%=1040 (trứng)

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
3 tháng 9 2018 lúc 18:39

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-9-nguyen-phan.1861/

em tham khảo ở link trên để có câu trả lời nha!

Bình luận (0)
ton hanh gia
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
24 tháng 8 2016 lúc 5:37

NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA VẬT SỐNG VÀ ĐỘNG KHÔNG SỐNG LÀ:

Vật sống

- Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết, loại bỏ chất thải).

- Có khả năng cử động, vận động.

- Có khả năng lớn lên, sinh sản và phát triển.

Vật không sống:

- Không có sự trao đổi chất.

- Không có khả năng cử động, vận động.

- Không lớn lên, sinh sản và phát triển.  
Bình luận (0)
Phương Anh (NTMH)
24 tháng 8 2016 lúc 5:46
Vật không sống là vật không có tăng về kích thước , di chuyển;……- Vật sống ( động vật, thực vật ) là vật có sự trao đổi chất với môi trường để lớn lên và sinh sản

 
Bình luận (0)
Phương Anh (NTMH)
24 tháng 8 2016 lúc 5:48

thể hiện dấu hiệu của cơ thể sống là:

- Lớn lên

- Sinh sản

- Di chuyển

- Lấy các chất cần thiết

- Loại bỏ các chất thải

 

 

Bình luận (0)
Nguyen Huynh Bao Tran
Xem chi tiết
Nhật Văn
2 tháng 11 2023 lúc 19:40

C

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
5 tháng 4 2018 lúc 4:33

Chọn đáp án C.
Chỉ có 2 phát biểu đúng là I, II. Giải thích:

Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân cho 2 giao tử AB và ab hoặc Ab và aB.

I đúng vì nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 2 loại giao tử trong trường hợp 2 tế bào này cho các giao tử hệt nhau.

II đúng vì nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử AB và ab hoặc Ab và aB.

III sai vì nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sinh ra 3AB và 3ab hoặc (3Ab và 3aB) hoặc: (2AB:2ab:1Ab:1aB) hoặc (2Ab:2aB:1AB:1ab).
IV sai vì nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì có thể xảy ra các trường hợp: (4AB:4ab:1Ab:1aB) hoặc (4Ab:4aB:1AB:1ab) hoặc (2AB:2aB:3Ab:3ab) hoặc (2Ab:2aB:3AB:3ab) → không xuất hiện trường hợp giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì các loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau.

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
11 tháng 4 2018 lúc 2:20

Chọn đáp án C. Chỉ có 2 phát biểu đúng là I, II. Giải thích:

Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân cho 2 giao tử AB và ab hoặc Ab và aB.

I đúng vì nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 2 loại giao tử trong trường hợp 2 tế bào này cho các giao tử hệt nhau.

II đúng vì nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử AB và ab hoặc Ab và aB.

III sai vì nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sinh ra 3AB và 3ab hoặc (3Ab và 3aB) hoặc: (2AB:2ab:1Ab:1aB) hoặc (2Ab:2aB:1AB:1ab).

IV sai vì nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì có thể xảy ra các trường hợp: (4AB:4ab:1Ab:1aB) hoặc (4Ab:4aB:1AB:1ab) hoặc (2AB:2aB:3Ab:3ab) hoặc (2Ab:2aB:3AB:3ab) → không xuất hiện trường hợp giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì các loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau.

Bình luận (0)
Phạm Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Thời Sênh
1 tháng 9 2018 lúc 20:52

Chu kỳ tế bào, hay chu kỳ phân bào, là một vòng tuần hoàn các sự kiện xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp, trong đó bộ máy di truyền và các thành phần của tế bào được nhân đôi và sau đó tế bào phân chia làm hai tế bào con.

- Chu kỳ tế bào gồm:

+ Kỳ trung gian.

+ Nguyên phân gồm : Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.

Bình luận (1)
Pham Thi Linh
2 tháng 9 2018 lúc 9:39

+ Bộ NST của loài trước pha M trước quá trình phân chia: bộ NST của loài ở kì trung gian

+ Từ pha S của kì trung gian NST tiến hành nhân đôi tạo thành NST kép và tồn tại đến kì đầu, kì giữa và kì sau của pha M (pha phân chia)

+ Nhờ quá trình nhân đôi của ADN dẫn tới nhân đôi NST mà ở pha S NST từ trạng thái đơn thành trạng thái kép

Bình luận (1)