Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyễn yến nhi
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
4 tháng 11 2016 lúc 20:02
Ca dao – dân ca phản ánh sinh động đời sông tinh thần phong phú của nhân dân lao động. Họ đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với đủ mọi cung bậc buồn vui. Nhiều câu ca dao về hình thức và nội dung có những nét giống nhau nhưng mỗi câu lại mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và tầm trạng khác nhau. Ví dụ một loạt câu mở đầu bằng cụm từ Thân em mà nội dung cùng đề cập đến phẩm chất tốt đẹp, cao quý và số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. - Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi. - Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Em ngồi cành trúc, em tựa cành mai,
Đông đào tây liễu, biết ai bạn cùng? 

- Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày. Thân em như giếng giữa đàng,

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. - Thân em như đóa hoa rơi,
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa ?! - Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay ! Ngậm ngùi, buồn thương, xót xa, cay đắng là cảm xúc chung bao trùm lên những câu ca ấy, khiến nó giống như tiếng thở dài than thân trách phận; tiếng khóc thầm tủi hờn, uất ức của người phụ nữ trước tình cảnh ngang trái, bất công. Trong xã hội phong kiến, họ bị tước đoạt quyền tự do, quyền được sống hạnh phức và buộc phải phó mặc cuộc đời mình cho sự may rủi ngẫu nhiên của số phận. Cho dù bên trong cái hình thức xấu xí, đen đủi như củ ấu gai là phẩm chất tốt đẹp vừa ngọt vừa bùi nhưng chắc gì người đời đã nhận ra?! Cho dẫu đẹp đẽ như tấm lụa đào đi chăng nữa thì vẻ đẹp ấy chưa chắc là cơ sở bảo đảm cho hạnh phúc. Giống như những hạt mưa từ trời cao rơi xuống, số phận của mỗi người con gái một khác. May rủi cuộc đời có thể đưa họ đến những cảnh ngộ trái ngược trong cuộc sống. Có người được trân trọng, có người bị ngược đãi, cũng như nước cùng một giếng mà người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. Giống như con hạc đầu đình, người phụ nữ bị trói chặt vào số phận hẩm hiu, dẫu có muốn đổi thay thì cũng chỉ là ao ước mà thôi. Sáu câu ca dao với những cách so sánh khác nhau nhưng cùng nói lên một thực trạng:, quyền sống của người phụ nữ xưa kia, mà trước hết là quyền tự do hoàn toàn bị phủ nhận. Đó chính là nguồn gốc của mọi đau khổ, ngang trái mà họ phải chịu đựng trong suốt cuộc đời. Sáu câu ca dao là sáu tiếng than ngậm ngùi, chua xót. Bởi xét cho cùng, dẫu có tấm lụa đào nào được vào tay khách quý, có hạt mưa sa nào vào được chốn đài các, có nước giếng nào được đem rửa mặt, thì cũng là nhờ may mắn mà sự may mắn thì thật hiếm hoi. Trong bao nhiêu tấm lụa đào, bao nhiêu hạt mưa sa, bao nhiêu nước giêng mới có được một số phận sáng tươi?! Cho nên đau khổ vẫn là tình trạng chung phổ biến nhất của người phụ nữ. Những câu ca dao trên chính là tiếng than thân cất lên từ những cuộc đời như thế. Than vãn mà không oán trách, bởi vì biết oán trách ai?! Rốt cuộc, đành cho rằng đó là định mệnh. Cho hay muôn sự tại trời, không thể nào thay đổi được.

Nhớ tick cho mình nha

Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
17 tháng 9 2016 lúc 15:42

-Khái niệm:

 + Than thân và châm biếm:

* Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

- Phân tích bài ca dao 2 và 3

+Bài ca dao 2:

*Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.

Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

+ Bài ca dao 3:

- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.

- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấpvào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.

-  3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ '' thân em''

                                     - Thân em như hạt mưa sa

                                  Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

                                      -Thân em như hạt mưa rào 

                              Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

                                     - Thân em như trái bần trôi

                                Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).

 

Erza Scarlet
Xem chi tiết
Erza Scarlet
4 tháng 9 2016 lúc 9:55

giúp vs khocroi

Hồ Thị Trung Nguyên
20 tháng 9 2016 lúc 11:10

3. Thân em như tấm lụa đào 

Phất phơ trước gió biết vào tay ai

 

Thân en như hạt mưa sa 

Hạt vào đài cát hạt sa ruộng cày 

 

Thân em như giếng giữa đàn 

người thanh rửa mặt người phàm rửa chân

 

Vũ Hạ Tuyết Anh
8 tháng 11 2016 lúc 12:13

3 câu ca dao:

- Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, ng phàm rửa chân

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Erza Scarlet
Xem chi tiết
Thảo Phương
4 tháng 9 2016 lúc 19:52

- Đặc điểm, nội dung và nghệ thuật.

+ Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ ’’Thân em’’ thường nói vê thân phận đau khổ, không tự định đoạt được cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Những bài ca dao này thường sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.

- Nhận xét về hình ảnh so sánh.

+ Trái bần: vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng – gợi ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn lắm khổ đau – câu ca mang đậm màu sắc Nam Bộ.

+ Gió dập, sóng dồi: hình ảnh các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện.

- Nỗi khổ người phụ nữ: Qua bài ca dao ta thấy được người phụ nữ trong xã hội phong kiến dật dờ, trôi nổi, luôn gặp những khổ đau, bất hạnh.

 

Thảo Phương
4 tháng 9 2016 lúc 19:48

*Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa "than thân", đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến

*Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. 

Thảo Phương
4 tháng 9 2016 lúc 19:54

Những câu ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”

. “Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày” ’’Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa’’ ’’Thân em như là đại biNgày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương’’

 
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2017 lúc 8:11

Các bài ca dao có từ “Thân em”

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

- Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

- Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

⇒ Đều là những bài ca dao nói về thân phận bếp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ

Phuong Nguyen
Xem chi tiết
nthv_.
13 tháng 10 2021 lúc 7:51

Tham khảo:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

- Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ :

+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.

+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.

phạm lê quỳnh anh
13 tháng 10 2021 lúc 7:56

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

- Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ :

+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.

+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.

do lyna
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 9 2016 lúc 21:02

Thân em như hạt mưa sa, 
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng. 

Thân em như củ ấu gai, 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. 

Thân em như giếng giữa đàng 
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. 

Thân em như trái xoài trên cây 
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc 
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành 
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai? 

Thân em như rau muống dưới hồ 
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành? 

Thân em như tấm lụa điêu 
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương! 

Thân em như ớt chín cây 
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng. 

Thân em như đóa hoa rơi 
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa 

Thân em như cánh hoa hồng 
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô! 

Thân em như chẽn lúa đòng đòng 
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai 

Thân em như dải lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai 

Thân em như phận con rùa 
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia 

Thân em như hạc đầu đình 
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay 

Thân em như rau muống dưới hồ 
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành? 

Thân em như tấm lụa điêu 
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương! 

Thân em như trái bần trôi 
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu 


Thân em như con cá rô thia 
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu 

Thân em như cái cọc rào 
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền. 

Thân em như miếng cau khô 
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày. 

Thân em như cái chổi để đầu hè 
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân 

Cảm xúc chung đều chỉ thân phận bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ. Họ không có quyền hạn gì, không làm chủ được cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội phong kiến đầy rẫy bất công.

đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Di Lam
23 tháng 9 2016 lúc 9:15

Những bài ca dao này nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung và những tầng lớp bị trị nói riêng.

Tìm thêm: 

_Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phảm rửa chân.

_ Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

_Thân em như đoá hoa rơi

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa.

_Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

_Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

 

Phan Thùy Linh
23 tháng 9 2016 lúc 7:14
- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:- Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày- Thân em như hạt mưa ràoHạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa- Thân em như trái bần trôiGió dập sóng dồi biết tấp vào đâu- Thân em như miếng cau khôKẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày- Thân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Nguyễn Diệu
24 tháng 9 2017 lúc 9:34

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia

Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu


Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu

Thân em như cái cọc rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.

Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

Những bài ca dao có mở bằng từ"thân em"

Trúc An
Xem chi tiết