Viết đoạn văn làm rõ nghệ thuật TĂNG CẤP được sử dụng trong văn bản " Sống chết mặc bay "
chứng minh rằng văn bản sống chết mặc bay sử dụng thành công nghệ thuật tương phản, tăng cấp .MÌNH ĐANG CẦN KHẨN CẤP NHỜ CÁC BẠN LÀM CHO MÌNH TÍ,MÌNH sẽ TIK NHIỀU CHO Ạ
Trong các văn bản sau, văn bản nào sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản, tăng cấp? A. Ca huế trên sông hương B. Đức tính giản dị của bác hồ C. Ý nghĩa văn chương D. Sống chết mặc bay
Trong các văn bản sau, văn bản nào sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản, tăng cấp?
A. Ca huế trên sông hương
B. Đức tính giản dị của bác hồ
C. Ý nghĩa văn chương
D. Sống chết mặc bay
Nêu nghệ thuật tương phản, đối lập và tăng cấp trong văn bản Sống chết mặc bay
Tham Khảo:
Trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn, nhà văn đã sử dụng rất thành công nghệ thuật tương phản. Hai mặt tương phản cơ bản trong tác phẩm được thể hiện rõ nét: một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả; bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ. Những người dân hộ đê quần quật làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Viên quan đi hộ đê thì ngược lại. Hắn ta ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cả«m mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) chứng minh nghệ thuật tăng cấp đối lập trong văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn để lấy được tình cảnh thê thảm của người dân và thái độ vô trách nhiệm của quan lại
Bn nói là viết 1 đoạn văn ngắn nhưng lại dài = 1 trang giấy thi nên mk phải chọn bài dài dài nha
tk:
Sống chết mặc bay là một bức tranh, tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cánh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm, trong khi đáng lý ra họ phải là những ông quan phụ mẫu đứng mũi chịu sào. Câu chuyện bắt đầu vào lúc quá nửa đêm, khi ấy trời vẫn mưa tầm tã, nước sông dâng lên cao, khúc đê xem chừng núng thế không khéo thì vỡ mất. Ở trên đê, "dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn”. Cảnh hộ đê nhốn nháo và căng thẳng: "Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi". Vậy mà mưa cứ đổ, nước vẫn cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người dường như đã tỏ ra bất lực trước thiên nhiên. Trong lúc "lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to gió lớn" thì các ngài quan phụ mẫu hộ đê thưa rằng "đang ở trong đình kia…”, đình ấy cũng ở trên đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Phải chăng các ngài đang ngồi bàn kế sách. Không đâu, được thế thì mang cho dân quá. "Trên sập… có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi". Thế nhưng không phải ngài đang chỉ đạo mà là ngài đang… đóng cái bàn tổ tôm. Ở cái chiếu bạc ấy, thêm nữa còn có đủ mặt các ông tai to mặt lớn: thầy đề, đội nhất, thông nhì, lại thêm quan chánh tổng sở tại cũng ngồi hầu bài nữa. Các vị "phụ mẫu" đều ngồi hết cả ở đây, thế thì ở ngoài kia lũ con cháu cứ tha hồ mà kêu mà khóc. Chiếu bạc vững yên và nghiêm trang lắm. Ngoài đánh tổ tôm, các ngài còn hút sách ăn uống, hầu hạ và vân vân còn bao nhiêu thứ nữa. Trong khi đó ngoài kia mưa gió cứ ầm ầm, dân phu thì rối rít. Phạm Duy Tốn hành văn rất tự nhiên. Ông cứ tả, vừa tả vừa chêm xen hai cảnh cứ như là những lời nhắc nhở rất nhỏ thôi. Ấy vậy mà, người đọc cứ thấy rạo rực cứ run lên vì lo cho tính mệnh của bao người đang ôm lấy thân đê và cũng vì thế mà càng căm ghét lũ quan tham vô trách nhiệm. Thủ pháp nghệ thuật tương phản tiếp tục được phát huy và được tác giả đẩy lên đến cao trào khi con đê đã núng ào ào tan vỡ. Có người khẽ nói "Bẩm có khi đê vỡ!". Thế nhưng"ngài cau mặt gắt rằng: mặc kệ!". Quan đang cao hứng vì thế mà bọn quan chức hầu bài cũng cứ nín nhịn ngồi yên. Lát sau lại có người xồng xộc chạy vào "Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!". Thế nhưng, tiếp theo vẫn là những lời quát mắng kèm theo một khuôn mặt cáu bẳn tức giận đỏ đến tía tai. Những dòng văn của tác giả,thật tài tình. Càng về cuối truyện mạch văn càng ngắn, càng nhanh, càng lo lắng và công lại càng vững chãi. Dân cứ thét cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước. Còn vị quan phụ mẫu thì đúng lúc con đê kia vỡ lại là lúc được mùa. Quan ù và ù to chưa từng thấy. Bằng lời văn tả thực nhưng cũng vô cùng sinh động, bằng sự khéo léo trong việc đan xen kết hợp hai thủ pháp tăng cấp và tương phản, truyện ngắn đã lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan tham. Đồng thời, sống chết mặc bay cũng bày tỏ niềm cảm thương da diết trước nỗi đau của con người. Nhờ sự thành công ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, Sống chết mặc bay xứng đáng là truyện có chất lượng đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam
Viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.
Mình cần tối nay!giúp mình với!Thank trước,
Trong văn bản " Sống chết mặc bay " của Phạm Duy Tốn đã sử dụng biện pháp tương phản và tăng cấp để vẽ lên bức tranh phản ánh quan thời xưa. Sự tương phản đã vẽ ra cho chúng ta thấy hai hình ảnh đối lập nhau: một bên là cảnh dân khổ cực phải đối mặt với thiên tai, bên còn lại là quan phụ mẫu đang đánh tổ tôm trong đình. Việc sử dụng nghệ thuật này tố cáo thái độ vô trách nhiệm của quan phụ mẫu và nói lên nỗi khổ cực của người dân lao động trước nạn đê vỡ. Còn phép tăng cấp có tác dụng làm rõ thêm tâm lý, nhân cách xấu xa của tên quan phủ, nỗi tuyệt vọng của người dân.
3.truyện Sống chết mặc bay tác giả sử dụng thành công nghệ thuật tương phản tăng cấp. Em hãy làm sáng tỏ
Em lấy dẫn chứng việc cảnh quan trong đình thản nhiên chơi tổ tôm còn dân chúng thì khổ sở chống lũ.
Dẫn chứng trong SGK rồi, em có thể xem, chị ko còn SGK nên gợi ý cho em như vậy.
1)Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản sống chết mặc bay
2)Tác giả gửi gắm điều gì qua văn bản sống chết mặc bay
3)Viết một đoạn văn từ 5 -6 câu tả cảnh thiên nhiên có sử dụng thành phần trạng ngữ
4)Văn bản đức tính giản dị của Bác HỒ giúp em hiểu được điều gì về Bác
5)Nếu giá trị nghệ thuật của văn bản đức tính giản dị của Bác HỒ
Cả nhà giúp mình nha ngày kia nộp rồi xong mình tick cho
1) Nội dung:
- Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập gay gắt giữa cuộc sống khổ cực của dân với cuộc sống sa hoa của bọ quan lại.
- Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm đối với cuộc sống khổ cực của người dân; Thái độ lên án gay gắt đối với bọn cầm quyền vô trách nhiệm.
Nghệ thuật: kết hợp thành công phép tương phản và tăng cấp; Ngôn ngữ phần nào thể hiện tính cách của nhân vật
2) ghi nhớ sgk
Viết bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi . Chứng minh nghệ thuật đối lập và nghệ thuật tăng cấp trong văn bản Sống Chết Mặc Bay của Phạm Duy Tốn để thấy được tình cảnh thê thảm của người dân và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại
Jup mik vs các ban ơi
phân biệt nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong văn bản Sống chết mặc bay? Biển pháp nghệ thuật đó được thể hiện như thế nào ?
-Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả sử dụng trong văn bản "Sống chết mặc bay" là sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện gay gắt.
- Biện pháp nghệ thuật đó được thể hiện:
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.
Bạn học tốt nhé!