Những câu hỏi liên quan
Lê Thảo Vi
Xem chi tiết
Minh Thu
1 tháng 10 2016 lúc 6:34

1. Nhu cầu biểu cảm của con người. Câu 1. - Cảm xúc ở hai bài ca dao: + Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. + Bài 2: Niềm rạo rực phơi phới của người con gái trước cánh đồng lúa và tuổi xuân của mình. - Người ta thổ lộ tình cảm là để phô bày lòng mình, để khơi gợi lòng đồng cảm của người khác với nhu cầu được chia sẻ. - Khi con người có những niềm vui hay nỗi buồn thì người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm. - Thư gửi cho người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư là thể hiện nhu cầu biểu hiện tình cảm. 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm Câu 2. - Nội dung của hai đoạn văn. + Đoạn 1: Người viết thư đã nhắc lại những kỉ niệm giữa mình và Thảo, qua đó thể hiện nỗi niềm thương nhớ. + Đoạn 2: Sự liên tưởng và sự xúc động thiêng liêng của nhà văn Nguyên Ngọc khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya. - So sánh: So sánh nội dung của hai đoạn văn trên với nội dung của văn tự sự và miêu tả, ta thấy nội dung hai đoạn văn trên thiên về biểu hiện suy nghĩ của tâm hồn người viết. - Đánh giá ý kiến: Ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên ta thấy ý kiến đó là hoàn toàn đúng. II. Luyện tập Câu 1.  - Hai đoạn văn, đoạn 1 không phải là văn biểu cảm, chỉ miêu tra hoa hải đường dưới góc độ sinh học. - Đoạn 2 có giá trị biểu cảm vì: + Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường “từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường”, “Tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm”. + Nhà văn sử dụng rất nhiều sự liên tưởng so sánh, ẩn dụ, hồi ức… miêu tả sự lộng lẫy, kiều diễm của hoa để khơi gợi tình cảm yêu hoa ở bạn đọc: “Hàng trăm đóa hoa ở đầu cành phơi phới như một loài chào hạnh phúc”… “Màu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm” “Những cánh hoa khum khum như muốn phong lại nụ cười má lúm đồng tiền”. + Tác giả vừa sử dụng biểu cảm trực tiếp và sử dụng biểu cảm gián tiếp (thông qua sự tự sự, miêu tả). + Văn bản này được viết theo thể loại tùy bút, thể loại đặc trưng của văn biểu cảm. Câu 2. Nội dung biểu cảm của bài thơ không được thể hiện một cách trực tiếp mà ẩn kín vào bên trong câu chữ. Qua nội dung biểu ý của bài thơ ta có thể cảm nhận nội dung biểu cảm sau: - Ở bài “Nam quốc sơn hà”: + Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. + Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. - Ở bài “Phò giá về kinh”: + Cảm hứng tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công của dân tộc. + Niềm tin và niềm yêu thương lo lắng cho đất nước. Câu 3. Kể tên một số văn bản biểu cảm hay mà em biết. - Các em có thể ghi tên những văn bản mà mình đã đọc ngoài chương trình hoặc trong chương trình. - Những văn bản biểu cảm hay mà các em đã được học: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi-át-tơn, “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua. “Mẹ tôi” của A-mi-xi, những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người… Câu 4. Sưu tầm và chép ra giấy một đoạn văn xuôi biểu cảm. Lòng yêu nước – Ê-ren-bua “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôn, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi-át-tơn … “Đối với đồng bào tôi, mỗi tất đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mong trong đó kí ức của người da đỏ”.

 

Bình luận (1)
Phong Tử Hy
26 tháng 9 2016 lúc 21:33

xem hướng dẫn ở học 24 đó! 

 

Bình luận (1)
Nguyễn Châu
Xem chi tiết
Linh Phương
21 tháng 9 2016 lúc 8:32

Đây là toàn bộ bài soạn bạn có thể tham khảo nó vào bài soạn của chính mình. CHúc bạn học tốt!

1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...Lưu ý: Xem lại những kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1.  Hãy trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra lại các văn bản mà em đã tạo lập:a) Điều em muốn nói trong các văn bản ấy có thực sự cần thiết không?b) Các văn bản đã hướng tới những đối tượng giao tiếp cụ thể chưa? Việc sử dụng ngôi nhân xưng đã phù hợp với đối tượng (nghe, đọc) ấy chưa?c) Em có lập dàn bài trước khi viết (nói) các văn bản ấy không? Các văn bản ấy thường được bố cục như thế nào? Đã chú ý tới nhiệm vụ của từng phần trong bố cục chung của văn bản chưa?d) Sau khi hoàn thành văn bản, em có kiểm tra lại không? Kiểm tra những gì và đã từng sửa chữa ra sao?Gợi ý: Đọc lại các bài viết của mình, nhớ lại các bước đã tiến hành khi làm. Tham khảo bài văn và xem gợi ý ở phần trước để tự đối chiếu với các văn bản đã tạo lập.2. Dưới dạng văn bản báo cáo thành tích học tập trong Hội nghị học tốt của trường, có bạn đã làm như sau:(1) Chỉ kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.(2) Mở đầu mỗi đoạn đều có câu "Thưa các thầy cô" và liên tục xưng là "em" hoặc "con" trong lời văn.Theo em, làm như thế có đúng không? Cần phải điều chỉnh như thế nào?Gợi ý: Xem lại bài Bố cục trong văn bản, mục II - 3 và lưu ý ở đây không chỉ là thuật lại công việc học tập rồi kể ra những thành tích của mình mà quan trọng còn là biết rút ra kinh nghiệm, cách học để các bạn cùng tham khảo, học tập; không nên dùng nhiều những câu mang tính khẩu ngữ như "Thưa các thầy các cô", chỉ nên nói câu này ở phần Mở bàivà phần Kết bài; tránh dùng quá nhiều những đại từ nhân xưng như "em" hoặc "con", nếu dùng, nên dùng "em", hơn nữa, đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới không chỉ có các thầy cô giáo mà còn có các đại biểu, các bạn học sinh nên xưng hô phải hướng tới tất cả các đối tượng ấy.3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải tiến hành lập dàn bài, xây dựng bố cục. Hãy trả lời các câu hỏi sau để rút ra cách làm một dàn bài:a) Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu hoàn chỉnh, đầy đủ như khi viết văn bản không? Có phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt sự liên kết không?b) Làm thế nào để phân biệt các nội dung tương ứng với các đề mục lớn, nhỏ?Làm thế nào để biết được các ý trong từng mục đã đủ chưa và đã sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?Gợi ý:- Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.- Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)- Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...5. Dưới vai En-ri-cô, em hãy viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì trót thiếu lễ độ với mẹ.Gợi ý: Trước hết phải xác định được định hướng tạo lập văn bản thông qua việc trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Đối tượng hướng tới ở đây là người bố, con viết cho bố; mục đích là viết để bày tỏ sự ân hận, mong bố tha lỗi; đề tài là viết về việc đã trót thiếu lễ độ với mẹ và suy nghĩ của mình trước lỗi lầm đó. Lưu ý: văn bản này viết dưới dạng một bức thư, nhân xưng ngôi thứ nhất - "con" - En-ri-cô, trò chuyện trực tiếp với bố. Các ý chính sẽ là: kể lại sơ lược về hành động thiếu lễ độ của mình đối với mẹ; suy nghĩ của mình sau khi nhận được thư của bố; bày tỏ sự ân hận; bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu bố mẹ; hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế nữa,...
Bình luận (0)
Đăng Khoa
Xem chi tiết
Phong Thần
18 tháng 1 2021 lúc 13:42

Câu 1: Kể tóm tắt đoạn trích và cho biết:

- Dế Mèn là một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình.  

- Đặc biệt, Dế Mèn rất hay xem thường và bắt nạt mọi người.

- Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc nhưng chị Cốc lại nhầm tưởng là Dế Choắt.

– Cuối cùng, chị Cốc mổ cho Dế Choắt vài cái làm cho Dế Choắt bị chết.

- Cái chết của Choắt làm cho Dế Mèn rất ân hận, ăn năn về thói hung hăng không nghĩ đến hậu quả của mình.

a. Truyện được kể bằng nhân vật Dế Mèn.

b. Bài văn có thể chia làm hai đoàn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi” : miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

- Đoạn 2: Còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

Câu 2:

   Bảng đưa ra những chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, tính cách của Dế Mèn. Các tính từ được in nghiêng trong bảng.

Ngoại hình

Hành động

Tính cách

+ Ưa nhìn : cường tráng, càng mẫm bóng(mập mạp), vuốt cứng và nhọn hoắt, thân hình bóng mỡ (đậm) và ưa nhìn, cánh dài kín.

+ Dữ tợn : Đầu... to và nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài và uốn cong.

+ Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

+ Cà khịa với bà con trong xóm.

+ bướng, hùng dũng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn(bạo), giỏi, xốc nổi(bốc đồng), ghê gớm...

 

a. Kết hợp miêu tả ngoại hình với hành động làm bộc lộ nét tính cách của Mèn.

b. Các từ đồng nghĩa nếu thay thế vào đoạn văn sẽ không biểu hiện được ý nghĩa chính xác, tinh tế như những từ được tác giả sử dụng.

c. Tính cách Dế Mèn : điệu đàng, kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, thích ra oai.

Câu 3:

   Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt : coi thường, trịch thượng.

   - Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   - Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

Câu 4:

   Tâm lí và thái độ Dế Mèn trong việc trêu Cốc :

   Từ thái độ hung hăng, coi thường, sau khi chứng kiến cảnh chị Cốc đánh Choắt, Mèn đã thấy sợ hãi, khiếp đảm.

   Bài học : “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”

Câu 5:

   Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện với thực tế khá giống nhau. Bởi tác giả đã miêu tả chúng qua mắt nhìn hiện thực. Tô Hoài đã sử dụng những đặc điểm của con người để gán cho chúng như : biết suy nghĩ, đi đứng, nói năng, … đây chính là biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

   Những tác phẩm viết về loài vật tương tự : Khỉ và rùa, Cây khế...

Bình luận (2)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:24

1. Chí Phèo và Nam Cao

-  Bài đánh giá về Chí Phèo: https://revelogue.com/van-hoc-viet-nam-chi-pheo/

- Nhận định về Nam Cao: Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người. (Nguyễn Minh Châu).

2. Chữ người tử tù và Nguyễn Tuân

- Bài đánh giá về Chữ người tử tù: https://revelogue.com/truyen-ngan-chu-nguoi-tu-tu/

- Nhận định về Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm. (Nguyễn Đăng Mạnh).

 

3. Tấm lòng người mẹ và Victo Hugo

- Bài đánh giá Tấm lòng người mẹ: https://danhgiatot.vn/nhung-nguoi-khon-kho

- Phê bình của Victor Hugo: Ba vấn đề lớn nhất của thế kỷ này: sự tha hóa của người đàn ông trong nghèo khổ, sự khuất phục của người phụ nữ bởi cơn đói, sự teo mòn của trẻ nhỏ vì bóng tối.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 12 2023 lúc 10:32

Loại văn bản đã học

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

 

Văn bản văn học

- Tiểu thuyết lịch sử

- Truyện ngắn

- Tiểu thuyết lịch sử

- Thơ

- Thơ

- Thơ

- Thể cáo

- Thơ nôm

- Kiêu binh nổi loạn

- Người ở bến sông Châu

- Hồi trống Cổ Thành

- Thu hứng – Bài 1

- Tự tình – Bài 2

- Thu điếu

- Bình Ngô đại cáo

- Bảo kính cảnh giới

Văn bản nghị luận

- Nghị luận

- Nghị luận

- Nghị luận

- Bản sắc là hành trang

- Gió thanh lay động cành cô trúc

- Đừng gây tổn thương

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:49

- Thuộc kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.

- Mối quan hệ mật thiết, mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Minh Duong
13 tháng 9 2023 lúc 20:46

- Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản

Bài 1: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hộiBài 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữBài 3: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiênbài 4: Nghị luận về một vấn đề của đời sốngBài 5: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

- Giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
13 tháng 9 2023 lúc 20:46

- Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản

+ Bài 1: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

+ Bài 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

+ Bài 3: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

+ Bài 4: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

+ Bài 5: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

- Giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.

Bình luận (0)
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 20:46

Tham khảo!

- Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản

+ Bài 1: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội

+ Bài 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

+ Bài 3: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

+ Bài 4: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

+ Bài 5: Nghị luận về một vấn đề của đời sống

- Giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 21:55

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 21:55

Tên tiểu loại / kiểu văn bản

Tên văn bản

(ghi theo số thứ tự ở câu 1)

Truyện

Chữ người tử tù, Tấm lòng người mẹ, Chí Phèo, Kép Tư Bền

Truyện thơ

Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu), Nỗi niềm tương tư

Thơ

Trao duyên, Hôm qua tát nước đầu đình, Sóng, Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Thề nguyền, Tôi yêu em, Đọc Tiểu Thanh kí

Văn bản thông tin

Phải coi luật pháp như khí trời để thở, Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ, Tạ Quang Bửu – Người thấy thông thái, Sông nước trong tiếng miền Nam

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
29 tháng 8 2023 lúc 19:57

- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là: Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.

Bình luận (0)