Những câu hỏi liên quan
HAno
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 4 2021 lúc 21:40

Ý 1:

 

Hoàn cảnh:

- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

Ý 2:

 - Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

- Kết quả: Đều thất bại

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.



 

Bình luận (0)
NGUYEN ANH HIEU
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê
21 tháng 4 2023 lúc 23:20

Phong trào cần Vương là một phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống lại sự thôn tính của thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Dưới đây là những nét chính về nguyên nhân, diễn biến và kết quả của phong trào này:

Nguyên nhân: Phong trào cần Vương bắt nguồn từ sự bất bình của nhân dân Việt Nam với chính sách thôn tính của thực dân Pháp. Thực dân Pháp đã xâm lược và chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ của Việt Nam, áp đặt chính sách thuế nặng, tịch thu đất đai và bóc lột tài nguyên của đất nước.

Diễn biến: Phong trào cần Vương được khởi xướng bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo, như là Đức Chí Tôn và Phan Đình Phùng. Các nhà lãnh đạo này đã tập hợp được một lực lượng đông đảo của nhân dân Việt Nam, bao gồm các quan lại, nhà nông, thương gia và lính cũ để khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp. Lực lượng của phong trào cần Vương đã chiến đấu và giành chiến thắng trên nhiều chiến trường, nhưng cuối cùng đã bị đánh bại bởi quân đội Pháp.

Kết quả: Phong trào cần Vương đã chứng tỏ sự kháng cự dũng cảm của nhân dân Việt Nam chống lại sự thôn tính của thực dân Pháp. Tuy nhiên, phong trào này đã không đạt được mục tiêu của mình và đã bị đàn áp bởi quân đội Pháp. Sau đó, Việt Nam đã trở thành một thuộc địa của Pháp và phải chịu sự thôn tính và bóc lột trong nhiều năm. Tuy nhiên, phong trào cần Vương đã làm nổi bật tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam, góp phần thúc đẩy các phong trào kháng chiến sau này chống lại thực dân Pháp và các thế lực xâm lược khác.

Bình luận (0)
ngô thu trà
Xem chi tiết
︵✰Ah
24 tháng 3 2021 lúc 20:11

Tham khảo ở

https://dinhnghia.com.vn/phong-trao-can-vuong-la-gi-nguyen-nhan-dac-diem-dien-bien-va-y-nghia/

Bình luận (0)
Đức Phạm Anh
Xem chi tiết
Phác Pi Sà
Xem chi tiết
Đinh Hà
26 tháng 4 2016 lúc 12:21

Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).

Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

=>CHÚC BẠN HỌC TỐT   haha=>CỐ GẮNG LÊN

Bình luận (1)
Đinh Hà
26 tháng 4 2016 lúc 12:31

 

Nguyên nhân: từ đầu thế kỉ XVI nhà nước Lê sơ bước vào thời kì suy yếu (thể hiện ở sự ăn chơi xa xỉ của vua, quan, mâu thuẫn nội bộ sâu sắc...) là nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân khởi nghĩa ở đầu thế kỉ XVI.

Diễn biến:

Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).

Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.

Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

ĐƯỢC RỒI NHÉ!

Bình luận (0)
Phác Pi Sà
26 tháng 4 2016 lúc 12:23

Bạn có thể nêu cụ thể nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa giúp mk đc ko?

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Xem chi tiết
vũ thị vân anh
30 tháng 3 2021 lúc 19:36

Câu 2 : Khởi nghĩa Yên Thế :

 Ng(x) : - kinh tế nông nghiệp sa sút , đời sống nông dân vô cung khó khăn

            - Khi Pháp thi hành chính sách Bình Định cuộc sống của họ bị ảnh hưởng 

-> Nhân Dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh

Diễn biến : 

 * Giai đoạn 1 ( 1884 -1892 ) : nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng dưới sự chỉ huy của Đề Nắm

 *Giai đoạn 2 ( 1893 - 1908 ) : Nghĩa quân vừa xây dừng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám

*Giaij đoạn 3 ( 1909 - 1913) : Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế lực lượng nghĩa quân hao mòn . 10/2/1913 Đề Thám bị sát hại . Phong trào tan rã 

    

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Ngọc Quỳnh
30 tháng 3 2021 lúc 19:38

   Câu 1:

a) Hoàn cảnh:

- Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện. Ổng ra sức xây dựng lực lượng, căn cứ, tích trữ lương thực, đưa Hàm Nghi lên ngôi.

- Pháp lo sợ, tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến. Tình hình căng thẳng

b) Diễn biến- Kết quả

- Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5/7/1885, ta tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp rối loạn. Sau đó phản công chiếm Hoàng Thành, trả thù dã man nhân dân ta.

Câu 2:

* Khởi nghĩa Yên Thế

- Hoàn cảnh:

+ Yến Thế nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, là vùng đồi núi hiểm trở

+ Nông nghiệp thời Nguyễn sa sút, nhân dân đồng bằng Bắc Kì bỏ đi nơi khác sinh sống.  Một số người lên Yên Thế

+ Giữa thế kỉ XIX, họ lập làng và tổ chức sản xuất

+ Thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì. Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Người dân Yên Thế đứng lên chống Pháp để bảo vệ cuộc sống của mình

- Diễn biến:

Thời gianSự kiện
1884-1892

-Nhiều toán nghĩa quân hoạt động. Thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm.

- Tháng 4/1892, Đề Nắm mất, Đề Thám(Hoàng Hoa Thám) lên thay

1893-1908- Nghĩa quân vừa chiến đất vừa xây dựng cơ sở, liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác, 2 lần giảng hoà với Pháp
1909-1913- Thực dân Pháp tấn công lên căn cự, lực lượng nghĩa quân hao mòn
10/2/1913- Đề Thám hi sinh, phong trào tan rã.

- Kết quả: Khởi nghĩa thất bại

- Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần yêu nước, khả năng cách mạng của giai cấp nông dân Việt Nam, cũng cho thấy cách mạng Việt Nam cần phải có 1 giai cấp lãnh đạo ưu việt hơn.

* Phong trào Cần Vương:

a) Hoàn cảnh:

- Cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị)

- Ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ban '' Chiếu Cần Vương''

- Nội dung: Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân giúp vua cứu nước, làm bùng lên phong trào Cần Vương

b) Diễn biến:

- Giai đoạn 1:(1885-1888), phong trào nổ ra trong cả nước, sôi nổi nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì. Từ căn cứ Tân Sở, Tôn Thất Thuyết ra Bắc, lập căn cứ ở Phú Gia, huyện Hương Khê( Hà Tĩnh), sau đó mở rộng là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Nghĩa quân nhận được sự ủng hộ của đồng bào

- Năm 1886, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện

- Tháng 11/1888, Hàm Nghi bị bắt và lưu đày sang An-giê-ri

- Giai đoạn 2:(1888-1896): phong trào quy tụ trong các cuộc khởi nghĩa lớn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nhân lê
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 2 2021 lúc 7:42

Tham khảo:

Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

diễn biến dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:

Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là "quân ba chỏm". Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

kết quả dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.

Bình luận (0)
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
26 tháng 2 2021 lúc 7:43

 - Triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

    - Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt.

    → Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân.

Bình luận (0)
Lê Thu Huyền
Xem chi tiết
Trần Thị Nghĩa
3 tháng 3 2016 lúc 14:47

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX

Hoàn cảnh bùng nổ

- Hai hiệp ước Hác-măng (1883), Pa-tơ-nốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến Việt nam độc lập.

- Tuy vậy, phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, vẫn nuôi hy vọng khôi phục lại chủ quyền nếu có cơ hội.

- Hành động của phái chủ chiến khiến cho thực dân Pháp hết sức lo lắng, nên chúng âm mưu loại bỏ phe chủ chiến.

- Do đó, Tôn Thất Thuyết và những cộng sự của ông đã quyết đinh nổ súng trước để giành thế chủ động.

- Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết cho quân tấn công vào tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá, nhưng thất bại.

- Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng chạy lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ngyaf 13/7/1885, ông đã nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

- Ngày 20/9/1885, tại sơn phòng Ấu Sơn (Hương Khê, hà Tĩnh), chiếu Cần vương lần thứ hai được phát ra.

Từ đó, Phong trào Cần vương bùng nổ và kéo dài hơn 10 năm, tới cuối thế kỉ XIX.

2. Phân tích thái dộ của các văn thân, sĩ phu và quần chúng nhâ dân qua nội dung chiếu Cần vương.

Nội dung chiếu Cần vương:

- Chiếu cần vương tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.

- Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến đến cùng.

* Thái độ của các văn thân, sĩ phu và nhân dân đối với chiếu Cần vương:

- Thái độ của văn thân:

+ Các văn thân, sĩ phu là những quan lại tri thức, những người có học trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Họ bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng Ngo giáo, tư tưởng “trung quân ái quốc”.

+ Ngay sau khi chiếu Cần vương được ban ra (1885), nhiều văn thân, sĩ phu đã sôi nổi hưởng ứng. Chính chiếu Cần vương đã đáp ứng được lòng yêu nước và tư tưởng trung quân của họ. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

- Thái độ của quần chúng nhân dân:

+ Quần chúng nhân dân mà chủ yếu là nông dân là những người hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập tự do. Họ có một lòng yêu nước nồng nàn và cũng bị chi phối bởi tư tưởng “trung quân, ái quốc”.

+ Chiếu Cần vương ban ra đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước vốn đang âm ỉ trong quần chúng nhân dân và nhanh chóng biến thành một phong trào rộng lớn, kéo dài hơn 10 năm, tới cuois thế kỉ XIX mới bị dập tắt.

Bình luận (1)
Kieu Diem
8 tháng 3 2020 lúc 21:18

+ Các văn thân, sĩ phu là những quan lại tri thức, những người có học trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Họ bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng Ngo giáo, tư tưởng “trung quân ái quốc”.

+ Ngay sau khi chiếu Cần vương được ban ra (1885), nhiều văn thân, sĩ phu đã sôi nổi hưởng ứng. Chính chiếu Cần vương đã đáp ứng được lòng yêu nước và tư tưởng trung quân của họ. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

Thái độ của nhân dân:

+ Các văn thân, sĩ phu là những quan lại tri thức, những người có học trong xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Họ bị chi phối nặng nề bởi tư tưởng Ngo giáo, tư tưởng “trung quân ái quốc”.

+ Ngay sau khi chiếu Cần vương được ban ra (1885), nhiều văn thân, sĩ phu đã sôi nổi hưởng ứng. Chính chiếu Cần vương đã đáp ứng được lòng yêu nước và tư tưởng trung quân của họ. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa