Những câu hỏi liên quan
Kim Ngann
Xem chi tiết
Jami Kuromi
Xem chi tiết
Bảo Trâm
23 tháng 3 2021 lúc 20:44

Tham khảo trên internet đầy bn 

Dành khoảng 5 min surf là có cả

Bình luận (1)
Lê Huy Tường
23 tháng 3 2021 lúc 20:46

Từ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích.

Bình luận (1)
Okawa
Xem chi tiết
๖²⁴ʱ☪á ☪ℴท︵❣
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 3 2021 lúc 19:40

Em tham khảo nhé:

Đề 1:

Nhân dân ta có câu: '' Đi một ngày đàng học một sàng khôn nhưng nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào'' quả thật là đúng đắn. Học không phải là 10 năm hay 20 năm là xong mà học là mãi mãi, là cả đời. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ cao cảcủa các em là chăm ngoan, học giỏi. Bởi vì sao ? Vì học sẽ mang lại hiểu biết cho chúng ta, là cả một bầu trời kiến thức đang đợi ta tiếp thu, là phương tiện sẽ giúp ta vững bước trong cuộc sống và còn là bàn đạp cho bước tiến thành công tốt đẹp về mai sau. Và quan trọng là các bạn phải học làm sao cho đúng cách, hợp lí để mang lại sự hữu ích từ đó. Và đừng ngồi ngay người ra mà dùng từ ''Học'' cho có, hãy học thật chăm chú và quyết tâm. Học tập để tốt cho bản thân mình và còn giúp cho gia đình, xã hội ngày sau. Mỗi kiến thức, sự hiểu biết mà ta có được sẽ giúp cho mình hoàn thiện, thông minh và giỏi giang hơn. Khi đó, tự ta sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân. Càng có thể giúp ích cho đời, cho người qua những hiểu biết sâu xa, cần thiết. Mọi người xung quanh sẽ yêu mến và muốn học hỏi theo. Tóm lại, ngay bây giờ và mãi về sau này, mỗi người nên tự ý thức về việc học tập của mình. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích cả.

Đề 3:

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?

Đề 4:

Nói dối là một thói xấu và là một hiện tượng tương đối phổ biến trong xã hội. Ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều sự việc nói dối xung quanh ta. Như nhiều bạn học sinh lừa dối bố mẹ để bỏ học đi chơi, hay nói dối thầy cô giáo vì lý do không làm bài tập về nhà. Hay một nhân viên ăn cắp ý tưởng của người khác trong công ty, và nói dối mọi người đó là ý tưởng của mình để được khen thưởng. Rất nhiều những hành vi nói dối trong xã hội, và việc nói xấu đều mang lại những tác hại xấu không chỉ cho bản thân mà còn với người xung quanh. Với những sự việc nói dối lần đầu, có thể sẽ được cho qua, nhưng nếu người đó thường xuyên nói dối thì rất dễ gây ra những ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc bạn nói dối sẽ khiến cho bạn không được thoải mái tư tưởng, luôn cảm thấy lo lắng khi bị phát hiện. Nếu bạn đang bỏ học đi chơi và bị bố mẹ phát hiện, tất nhiên bạn sẽ vô cùng lo sợ. Việc này còn khiến bố mẹ phiền lòng, cảm thấy thất vọng về đứa con của mình. Việc bạn nói dối đồng nghiệp, nó sẽ làm mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh, làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người. Vì những tác động xấu do việc nói dối mang lại, chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.

Bình luận (0)
Đặng Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
công chúa Nikki
16 tháng 3 2018 lúc 22:28

Bài làm
Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội... Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán. 
Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.
Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.
Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ: 
Bút sa gà chết
Có tật giật mình.
Những câu năm chữ:
Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.
Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành
Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.
Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.
Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.
Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.
Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó. Nhưng cũng có những câu tục ngữ lại được hiểu theo nghĩa bóng tức là thông qua một số sự vật, hình ảnh, thường là những sự vật tiêu biểu, phổ biến để ẩn ý, làm người nghe phải suy nghĩ, liên tưởng đến một vấn đề nào đó có nghĩa tương đồng, nó thể sử dụng vào một số trường hợp tế nhị, khó nói hoặc nhắc khéo để dạy bảo, khuyên răn một vấn đề, lĩnh vực nào đấykhiến người khác không bị tổn thương, xấu mặt, mất danh dự. Tục ngữ còn được sử dụng trong những lối chơi chữ, đối nghĩa, những câu thơ mang tính đối đáp. Có những câu tục ngữ vừa đọc ta có thể cảm nhận được nghĩa chúng ngược nhau nhưng thực chất là chúng bổ sung, nâng đỡ, tôn nhau, làm hoàn chỉnh nhau và mỗi câu tục ngữ đều khẳng định nổi bật, nâng cao tầm quan trọng vấn đề về một mặt, một lĩnh vực nào đó. Ví dụ hai câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” và câu “Học thầy không tày học bạn”. Câu đầu tiên khẳng định tầm quan trọng của người thầy trong con đường học tập của học ...

Bình luận (0)
Đặng Thị Thùy Dương
15 tháng 4 2018 lúc 20:42

Thanks very much,  wish you a good day

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Bảo Long
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
4 tháng 2 2022 lúc 11:47

Tham khảo :

Theo em, đoạn văn này ko được viết theo phương thức nghị luận vì nó chỉ giới thiệu, nêu tính chất, sự ra đời của tục ngữ chứ ko nêu ý kiến đánh giá, bàn luận về các vấn đề của tục ngữ

Bình luận (0)
『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
4 tháng 2 2022 lúc 11:50

Tham khảo :

Theo em thì đoạn văn này không được viết theo phương thức nghị luận.Vì nó chỉ đang giới thiệu thuyết trình về tục ngữ lao động sản xuất chứ không hề bàn bạc phải trái, đúng sai và người viết cũng không hề dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình .

Bình luận (0)
khoa trịnh
Xem chi tiết
Truc Linh
Xem chi tiết
tam le
Xem chi tiết
Đinh Minh Đức
31 tháng 3 2022 lúc 10:26

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có nhiều câu nói lên kinh nghiệm, phương pháp học tập rất phong phú, trong đó “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một ví dụ điển hình. Nhưng đi như thế nào để thu được một “sàng khôn” mới là điều đáng nói.

Trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng” chỉ việc đi tới những nơi xa lạ, khác với chỗ sống hằng ngày. “Sang” là dụng cụ để sàng lọc, chọn lấy hạt to, hạt tốt. “Sang khôn” cũng hiểu như vậy, ý nói sự chắt lọc, thu lượm được nhiều điều hay, những kiến thức mới, bổ sung thêm hiểu biết cho bản thân. Đồng thời, câu tục ngữ cũng nói lên ước mơ của ông cha ta xưa – người nông dân quanh năm, ngày tháng chỉ biết ruộng đồng, luỹ tre, con trâu, cái cày,… Họ mong được đi, được mở mang đầu óc của mình : “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, bởi đó chính là cơ hội tiếp xúc với bên ngoài, giao lưu, học hỏi. Chẳng thế mà có câu :

“Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.”

 

Đó cũng nhằm khuyến khích chúng ta đi đây đi đó để thu thập vốn sống. Ngoài việc học kiến thức lí thuyết trong sách vở, ở trường, ở lớp… việc học ở thực tế xã hội cũng rất quan trọng. Tuy vậy, không phải cách đi nào cũng mang lại ích lợi. Ở đây, cần có ý thức nâng cao trí tuệ, say mê tìm tòi, học tập thì mới có kết quả tốt đẹp. Ngược lại, nếu thiếu tinh thần học hỏi, sẽ biến việc đi lại thành ra vô nghĩa, một thân, vất vả mà chẳng được ích lợi gì. Từ đó, chúng ta thấy rằng, điều cốt yếu không phải là đi nhiều, đi ít mà mỗi con người, cần có ý thức tiếp thu cái hay, cái đẹp ngoài xã hội để làm mình trở nên hoàn thiện hơn. Trong cuộc sống, ai cũng cần kiến thức, và cũng có rất nhiều cách học, phương pháp học khác nhau, nhưng quả thực, kinh nghiệm đúc rút từ câu tục ngữ trên rất có ý nghĩa. Bước ra đường đời, không phải lúc nào cũng áp dụng câu tục ngữ một cách công thức, lí thuyết, mà nhiều khi cách xử lí lại nằm ở vốn sống thực tế. Bởi vậy, chỉ có đi lại, học hỏi, mới có những kiến thức, vốn liếng như thế.

 

Nhìn vào, nhiều người dễ lầm tưởng câu tục ngữ và nhận định của bạn trái ngược, nhưng thực chất nó lại bổ sung cho nhau. Chúng đều mang ý nghĩa khích lệ ta chịu khó, tích cực học hỏi ngoài đời.

Đối với học sinh, sinh viên, quan điểm trên càng trở nên có giá trị, bởi trong tương lai, đó là những chủ nhân tương lai của đất nước, cần có cách xử lí, ứng dụng thông minh trong thực tế. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng như ý kiến của bạn kia đều là bài học quý giá cho mỗi chúng ta.

Tục ngữ có câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn Nhưng có bạn nói Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào

Bình luận (0)