Những câu hỏi liên quan
Nguyen Ha Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
31 tháng 10 2021 lúc 19:31

Vì văn bản đó là phần gốc, khi ta thay đổi trong phần tóm tắt sẽ khiến người đọc, người viết khó hiểu hoặc hiểu sai ý nghĩa của văn bản gốc.

Vũ Hoàng Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
25 tháng 9 2023 lúc 16:16

Vào một đêm mưa bão, hai anh em Mon và Mên trò chuyện cùng nhau. Cả hai cùng lo lắng cho bầy chim chìa vôi. Nước sông sẽ dâng cao khiến tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông sẽ bị nhấn chìm. Những chus chim sẽ không thể thoát khỏi cái chết. Suy nghĩ lo lắng ấy khiến cả hai anh em không ngủ được quyết định đến tận nơi để giúp bầy chim chìa vôi. Bình minh lên. Dải cát vẫn còn lộ ra trên mặt nước. Và may mắn những con chim chìa vôi nhỏ đã kịp cất cánh bay lên trong khoảnh khắc cuối cùng trước mắt hai đứa trẻ. Chứng kiến cảnh đó, Mon và Mên đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Nguyễn Minh Dương
25 tháng 9 2023 lúc 16:14

Tóm tắt:

   Truyện kể về hai anh em Mên và Mon. Trong đêm hôm trước và sáng hôm sau khi mưa to, nước sông dâng ngập dải cát giữa sông. Hai anh em lo lắng cho số phận của bầy chim chìa vôi non nên tìm cách ra dải cát đo để cứu chúng. May mắn sao, bầy chim đã bay vào bờ được an toàn.

Nguyễn Xuân Thành
25 tháng 9 2023 lúc 16:21

Bài làm:

Mon tỉnh dậy lúc hai giờ sáng, đêm trôi qua trong lo lắng cho bầy chim chìa vôi xây tổ gần bờ sông. Mon quyết định gọi anh Mên thức dậy để chia sẻ tâm tư của mình. Hai người thống nhất sẽ ra bờ sông và giúp đỡ những chú chim đang đối mặt với nguy cơ.


Trưa hôm qua, mực nước dâng cao nhanh chóng. Chim bố mẹ đã dẫn bầy con của mình tiến về nơi mực nước đạt đến. Họ nhảy lên một đoạn cát cao để tránh nước lũ. Cho đến khi bình minh, bầy chim mới bay lên khỏi đó. Rồi bất ngờ, một chú chim non mất sức và rơi xuống như một chiếc lá khô. Chim mẹ lao đến và cố gắng cổ vũ nó, đôi cánh lượn quanh để động viên. Đôi chân bé nhỏ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt nước. Và sau đó, đôi cánh của nó đập mạnh một lần cuối, đưa nó bay lên trên cao. Mon và Mên chứng kiến cảnh tượng này và không cách nào kìm nước mắt.

đinh thị anh thư
Xem chi tiết
HGFDAsS
Xem chi tiết
Yến mê 7 đấng 4 ả =))
5 tháng 1 2022 lúc 14:19

C

BÙI BẢO KHÁNH
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Thành
7 tháng 9 2023 lúc 17:25

Cô bé bán diêm là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn An-đéc-xen. Truyện kể về cuộc sống khó khăn của một cô bé bán diêm, từ nhỏ đã mồ côi mẹ và sống với một người bố khắc nghiệt. Trong đêm giáng sinh, cô bé không bán được que diêm nào và không dám về nhà. Vì lạnh, cô bé đã đốt những que diêm để sưởi ấm và mỗi que diêm đốt lên là một ước mơ xuất hiện trong đầu cô bé. Cuối cùng, cô bé được cùng bà nội bay lên trời. Truyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thể hiện sự khắc nghiệt của cuộc sống.

Đoàn Trần Quỳnh Hương
7 tháng 9 2023 lúc 17:33

   Câu chuyện bắt đầu trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo nọ cô đơn với bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Chính vì thế em không dám về nhà vì sợ bố đánh và mắng em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường. Cô bé quyết định quẹt một que diêm để sưởi ấm xua đi cái lạnh. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Đến diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Noel xuất hiện trong tưởng tượng. Đến que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Em cám thấy vô cùng hạnh phúc khi được gặp lại bà nội. Cô bé quẹt hết tất cả các que diêm khác để níu giữ hình ảnh của bà. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm được phát hiện đã qua đời trong giá rét.

Nguyễn Đăng Nhân
7 tháng 9 2023 lúc 18:53

"Truyện Cô Bé Bán Diêm" là một câu chuyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Hans Christian Andersen. Nó kể về một cô bé nghèo nép mình trong một góc phố lạnh lẽo vào đêm giao thừa. Cô bé cầm theo một bụi diêm và hy vọng có thể bán được chúng để kiếm tiền và mua thực phẩm để ấm no.

Tuy nhiên, do lạnh quá và không có ai để mua diêm của cô bé, cô đã bắt đầu châm lửa từ những cây diêm. Mỗi lần cô sục diêm, cô bé nhìn thấy những hình ảnh ấm áp, như một bàn tiệc thực phẩm trên một cái bàn lớn và người thân quá cố của cô. Cô bé đã cố gắng châm lửa cây diêm mãi mãi để không bị đói và cũng để không cảm thấy lạnh.

Cuối cùng, khi cô bé đã châm hết cây diêm, cô trở thành một hồn ma. Tuy nhiên, trong giây phút cuối cùng, một ánh sáng mừng rỡ xuất hiện và cô bé nhìn thấy người bà tốt bụng đã chăm sóc cô, đưa cô vào tay chúa và đưa cô đến thiên đường.

Câu chuyện "Cô Bé Bán Diêm" đã truyền tải thông điệp về giới thiệu những nét đẹp nhân cách như lòng nhân ái, sự hy sinh và sự cảm thông trong hoàn cảnh đau khổ nhất

Trần Anh Tuấn
Xem chi tiết
Nhật Nguyễn
6 tháng 5 2022 lúc 19:39

Nội dung chính: Truyện muốn ca ngợi, đề cao vai trò của Lê Lợi - vị chủ tướng tài năng của nghĩa quân Lam Sơn đã lãnh đạo nhân dân đánh bại kẻ thù xâm lược. Đồng thời truyện cũng giải thích về sự tích tên gọi Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm). Sự việc 1: Lê Thận vớt được lưỡi gươm Sự việc 2: Lê Lợi tìm được chuôi gươm, hợp nhất thanh gươm Sự việc 3: Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh bại quân Minh Sự việc 4: Đất nước thanh bình, Rùa Vàng hiện lên đòi lại gươm báu.

Phạm Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hàn Tiểu Diệp
24 tháng 2 2018 lúc 8:47

Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở lên trong sáng, đẹp đẽ hơn, cây cối xanh thêm, nước biển đậm đà hơn. Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát từ đảo Cô Tô thật tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Bên giếng nước ngọt, người dân tấp nập múc nước, gánh nước, chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Thời Sênh
7 tháng 12 2018 lúc 21:33

Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.

Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.

Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.

Hoàng Tuấn Đăng
11 tháng 11 2016 lúc 21:15

Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu. Một hôm ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức như mọi khi ông bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư tin làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến da mặt ông “tê rân rân”, cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại”, ông “lặng đi tưởng như đến không thở được” rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đy về. Về nhà, ông nằm vật ra giường mấy ngày không dám đy đâu, hoang mang lo lắng, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi mụ chỉ nhà có ý đuổi gia đình ông đy nơi khác, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Không biết tâm sự cùng ai nỗi đau khổ trong lòng, ông trò chuyện với đứa con nhỏ một lòng ủng hộ cụ Hồ. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn

Chúc bạn học tốt

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 1 2020 lúc 7:17

Vì trong phần này tác giả đã vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp trong việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh thảm khốc để mang lại quyền lợi cho nước Pháp. Lợi dụng xương máu của những người nghèo khổ để làm giàu, đó là một trong những tội ác ghê tởm nhất của chủ nghĩa thực dân.

nguyễn sarah
Xem chi tiết