Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đăk Lăk , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 22
Số lượng câu trả lời 54
Điểm GP 5
Điểm SP 63

Người theo dõi (9)

Haibara
Trần Minh Việt
Vũ Ngọc Lan
Trịnh Lê Minh

Đang theo dõi (5)

Lucy Châu
Linn
Não cá vàng
e yeu a
thuyduong

Câu trả lời:


Để giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt ở lứa tuổi teen, bạn có bao giờ nghĩ đến việc tạo cho mình một không gian riêng để học tập? Một môi trường học thoải mái sẽ đem lại cho bạn sự hứng thú, khả năng tư duy, sáng tạo và tưởng tượng cao hơn hản một không gian bừa bãi, tối tăm và ngột ngạt đó bạn.

Đối với các bạn, dù có đang học ở phổ thông hay đại học thì cũng đều phải tạo cho mình một không gian hay nói khác đi là một môi trường thoải mái để bạn có thể học tập một cách tốt nhất. Còn môi trường đó thế nào thì do bản thân mỗi người.

Khu vực học tập thoải mái

Hãy sắp xếp một góc học tập thật “ấn tượng” để bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công cụ học tập cho mình. Khu cửa sổ luôn được chọn là mảnh đất tốt cho chiếc bàn học. Ở đây có đầy đủ ánh sáng, khí trời – tự nhiên hơn hẳn thứ ánh sáng của chiếc đèn bàn cùng những luồng gió phát ra từ chiếc quạt điện. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi thì có thể thơ thẩn qua ô cửa sổ, điều đó cũng sẽ giúp bạn thư giãn, xả hơi nhanh và hiệu quả lắm đó.

Không cần quá gọn gàng nhưng cũng không quá bừa bộn với “địa hạt” của mình. Điều này tuỳ thuộc vào thói quen của mỗi người. Các bạn cứ làm thế nào cho thoải mái, tiện lợi với mình nhất là được.

Bạn cũng đừng quên sắm cho mình một chiếc đèn bàn nhé. Ánh sáng của chiếc đèn sẽ giúp bạn tập trung nhiều lắm đấy. Theo kinh nghiệm của nhiều người,
Những đồ vật dễ thương với màu sắc bạn ưa thích cũng làm cho không gian thêm sinh động hơn, cuốn hút bạn hơn và giúp bạn có sáng tạo, tưởng tưởng tốt hơn. Còn chờ gì mà không làm ngay?

Và cách học của bạn

Không phải cứ học nhiều là tốt. Không phải cứ lăm lăm cầm trên tay cuốn sách là sẽ thuộc bài, sẽ học giỏi. Cách học mới là điều quyết định cho bạn. Các bạn nên tập trung khi học bài, học theo chiều sâu, có ghi chép, kiểm tra trong lúc học. Tạo cho mình thói quen trả lời câu hỏi, ghi lại những nội dung chính mình vừa học để có thể nhớ ngay và nhớ lâu.

Trong khi học, các bạn đừng quá căng thẳng, đừng chỉ tập trung vào học không thôi, nó sẽ làm cho bạn mệt mỏi, tiếp thu không được nhiều. Khi học, bạn có thể nghe nhạc nhẹ nhàng, đi lại hay làm một việc gì đó tương tự để đầu óc thoải mái, biết đâuhọc sẽ nhanh hơn nhiều.

Bạn cũng không nhất thiết cứ ngồi trong “góc” học tập của mình. Bất cứ chỗ nào bạn cho là mình có thể học tốt hơn thì đừng ngần ngại lựa chọn. Thay đổi chỗ ngồi trong chốc lát cũng là một cách tránh sự nhàm chán và tạo ra được sự thích thú đối với bản thân. Trong những không gian lý tưởng, các bạn vừa có thể học vừa có thể thư giãn thì cũng đừng nên bỏ qua nhé.

Môi trường học có quyết định không nhỏ đối với cách học và tiếp thu bài của các bạn. Mỗi người đều có một thói quen riêng góp phần hình thành môi trường cho riêng mình. Hơn bất cứ ai, chính các bạn mới là người biết rõ điều gì và môi trường như thế nào là phù hợp với bản thân mình để có những cách sắp xếp và điều chỉnh sao cho hợp lý.

Ngoài ra, khi các bạn có một môi trường học lý tưởng thì cũng đừng quên sưu tầm cho mình những phương pháp học sao cho thật hiệu quả nhất. Các phương pháp làm việc tập trung, cách ghi nhớ bài học hay cách nào đó của riêng các bạn sẽ là những điều cần thiết cho khởi đầu của sự thành công. Các bạn hãy có những sáng tạo mới mẻ và thú vị cho không gian riêng của mình để có một môi trường học hiểu quả nhé.

Câu trả lời:

Luận điểm: " Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy".

- Giải thích khái niệm: học vẹt.

( Học vẹt chỉ là nói thao thao như vẹt nhưng không hiểu mình nói gì, nhiều người chỉ cố học thuộc lòng nhưng không nắm được bản chất của vấn đề).

- Học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng.

Khi không sử dụng thao tác tư duy, phân tích, giải thích… các kĩ năng thiết yếu của tư duy không được rèn luyện.

luận điểm: " Học phải kết hợp với làm bài tập mới hiểu bài".

- Các luận cứ:

+ Học để nắm bắt tri thức, tuy vậy việc củng cố những tri thức nắm bắt được còn quan trọng hơn.

(Dẫn chứng: Có nhiều người trong học tập thu nạp được nhiều kiến thức nhưng sau một thời gian không thực hành, kiến thức bị mai một, rơi rụng).

+ Làm bài tập sẽ giúp am hiểu hơn về kiến thức.

(Chứng minh: Lý thuyết phải được soi chiếu vào bài tập, từ lý thuyết để tìm ra hướng giải quyết trong bài làm, từ đó kiến thức trở thành có ích).

+ Việc làm bài tập thường xuyên sẽ củng cố tri thức hiệu quả nhất.

(Với những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức thu nhận được không chỉ củng cố tri thức hiệu quả mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi tiếp xúc với thực tế).

Câu trả lời:

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả==========

Câu trả lời:

hướng dẫn, gợi ý thôi nha bạn:

++++=>

Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.

“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.

Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.

Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cỡi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.

Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.

Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.