Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:50

Ví dụ: Vấn đề bảo vệ môi trường không khí tại Hà Nội

* Nguyên nhân

- Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông,...

- Hoạt động nông nghiệp (lạm dụng phân hóa học, làm tỷ lệ phân thất thoát cao gây nên sự ô nhiễm đất và phát thải oxit nitơ (NO). Thói quen đốt phụ phẩm, rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch diễn ra khắp nơi gây phát thải khi cacbonic (CO2) vào môi trường).

- Sử dụng bếp than tổ ong gây nên hiện tượng bụi mịn, sương mù thường xuyên thấy vào mỗi buổi sáng ở những khu tập thể cũ, thậm chí ngay tại trung tâm phố cổ.

* Hiện trạng

- Hà Nội là một trong những nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

- Chất lượng không khí trong văn phòng và các tòa nhà cao ốc đang sụt giảm nghiêm trọng. Chất ô nhiễm cao hơn từ 2 đến 5 lần ngoài trời,.

* Giải pháp

- Xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi.

- Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại.

- Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục và hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ môi trường,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 19:35

Tham khảo:

Môi trường ở địa phương em hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông... Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

Bình luận (0)
Linh Bùi
Xem chi tiết
Phong Thần
4 tháng 5 2021 lúc 12:22

Cùng với sự thành công của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học - kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Không những vậy, còn có nhiều người cũng đang vô tình hủy hoại môi trường sống xung quanh chúng ta.

 

Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người.Nhiều học sinh khi đi ngang qua đường, sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sân. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.

 

Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.

 

Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.

 

Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

 

Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ. Từ một hành động nhỏ là vứt rác đúng nơi quy định nghĩa là bạn đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường, xây dựng một cuộc sống an toàn, sạch sẽ không bị ô nhiễm. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
Trần Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Khinh Yên
8 tháng 5 2018 lúc 6:42

I live in Vietnam and there are a lot of traffic problems in big cities in my country. Firstly, there are too many people using the roads especially in the rush hour when people run out to work and school or get home from those places. Secondly, there are too many vehicles on the road that leads to traffic jams. Another problem is that many roads are narrow and bumpy. Fourthly, there are traffic accidents every day so a lot of people lose their lives or are injured. So in order to travel on the roads safely, I think we should obey the traffic rules and traffic signs as well. Moreover, carefulness is very necessary.

Bình luận (2)
Nguyễn Bảo Ngọc
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 1 2023 lúc 22:29

Em có thể viết về các vấn đề nổi cộm ở địa phương, vân đề được nhiều người quan tâm

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về vấn đề em muốn nói đến

TB:

Nội dung:

+ Vấn đề đó xảy ra khi nào?

+ Người dân có cách nhìn nhận như thế nào?

+ Vấn đề đó có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến địa phương?

+ Nếu là vấn đề tiêu cực thì nêu biện pháp ngăn chặn/ Vấn đề tích cực thì nêu cách phát huy

KB: Nêu suy nghĩ của em về vấn đề đó

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 6 2018 lúc 18:31

- Môi trường xung quanh địa phương em đang bị ô nhiễm.

   - Nhiều người xả rác bừa bãi, rác thải không được xử lý đúng cách.

   - Địa phương em đang xây dựng khu chứa rác, xử lý rác thải. Ngoài ra còn xử phạt những cá nhân, gia đình, tổ chức thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
17 tháng 8 2023 lúc 8:27

tham khảo

Vòng đời của muỗi:

Em hãy tìm hiểu thêm về vòng đời của một số loài thực vật và động vật ở địa phương (ảnh 1)

Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng, muỗi trưởng thành. Muỗi đẻ trứng ở mặt nước tù đọng hoặc bất kì nơi ẩm ướt, ít ánh sáng. Trong điều kiện thuận lợi, trứng sẽ nhanh chóng nở thành ấu trùng trong mức thời gian ngắn (khoảng 48 giờ). Ấu trùng muỗi là dạng sinh vật không chân, chỉ có đầu và thân, di chuyển trong mặt nước bằng cách uốn mình cơ thể. Nhộng là giai đoạn thứ 3, chỉ mất 2 ngày để nhộng biến thành muỗi trưởng thành. Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối của vòng đời của muỗi. Dựa theo giới tính, muỗi được chia làm hai loại là muỗi đực và muỗi cái: muỗi đực có vòng đời nhiều nhất là 20 ngày, thức ăn là nhựa cây; muỗi cái có vòng đời từ 1 đến 2 tháng và nguồn thức ăn chính của chúng là máu người hay động vật sống. Như vậy, muỗi cái là vật gây hại trực tiếp đến con người.

Bình luận (0)
°𝗝𝗲𝘆シ︎°
Xem chi tiết
fan SIMMY/ hero team
22 tháng 5 2021 lúc 15:53
Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt… xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ “vô tư” ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch… gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên… thì không chỗ nào mà không có rác.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải “sống chung” với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.

Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối… ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp… ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.

Một vấn đề nhức nhối khác là nạn “lâm tặc” phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí… hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn… vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng…

Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.

Bình luận (1)
bui nhu ngoc
Xem chi tiết