khi nối một bóng đèn vào các cực của bình ắc quy, đèn sáng .hỏi khi đó dòng điện có chạy qua bình ắcquy không? Tại sao?
Khi nối một bóng đèn vào các cực của bình ắc quy, đèn sáng. Hỏi khi đó dòng điện có chạy qua bình ắc quy không? Tại sao?
Dòng điện có chạy qua bình ắc quy. Bởi vì bản chất dòng điện trong kim loại là dòng các electron, ở mạch ngoài (ngoài nguồn) các electron bị cực âm của nguồn đẩy, và đi về cực dương của nguồn. Đến đây, các electron phải tiếp tục đi qua nguồn về phía cực âm của nguồn, để tạo ra dòng điện tiếp tục, nếu không thì dòng điện sẽ tắt ngay và bóng đèn không thể sáng lâu dài được
Hai bóng đèn giống nhau sáng bình thường khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là 6V và dòng điện chạy qua mỗi đèn khi có cường độ là 0,5A (cường độ dòng điện định mức)
Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 6V. Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó. Hai đèn có sáng bình thường không? Vì sao? Cho rằng điện trở của mỗi bóng đèn trong trường hợp này có giá trị như khi sáng bình thường.
Điện trở của mỗi đèn là: R 1 = R 2 = U 2 / I đ m 2 = 6/0,5 = 12 Ω
Khi 2 đèn mắc nối tiếp thì: R t d = R 1 + R 2 = 12 + 12 = 24 Ω
Cường độ dòng điện qua mỗi đèn là: I 1 = I 2 = U / R t đ = 6/24 = 0,25A < I đ m = 0,5A
Hai đèn sáng yếu hơn mức bình thường vì cường độ dòng điện chạy qua đèn nhỏ hơn giá trị định mức.
Điện trở trong của một Ắc quy là 0,06Ω và trên vỏ của nó có ghi 12 V. Mắc vào hai cực của Ắc quy này một bóng đèn có ghi 12V- 5W
Hãy chứng tỏ rằng bóng đèn khi đó gần như sáng bình thường và tính công suất tiêu thụ điện thực tế của bóng đèn khi đó.
Bóng đèn có ghi 12V- 5W → Uđm = 12V, Pđm = 5W
→ Điện trở bóng đèn:
Cường độ dòng điện chạy qua đèn:
Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn khi này: U = I.R = 0,4158.28,8 = 11,975V
Giá trị này gần bằng hiệu điện thế định mức ghi trên bóng đèn, nên ta sẽ thấy đèn sáng gần như bình thường.
Công suất tiêu thụ của bóng đèn khi này là: P = U.I = 11,975.0,4158≈ 4,98W
vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bóng đèn, công tắc K, ắc quy,sau đó dùng mũi tên vào sơ đồ mạch điện chỉ chiều dòng điện khi công tắc đóng . Nếu đổi cực nguồn điện thì đèn có sáng không. Vì sao chỉ chiều dòng điện khi đó
Ta có sơ đồ:
- Nếu đổi cực thì đèn sẽ không sáng.
- Chiều dòng điện khi đó là từ cực dương sang cực âm của pin giúp cho bóng đèn sáng.
- Nếu nối 2 cực với 2 đầu dây điện thì đèn sẽ sáng.
- Chiều dòng điện khi đó là từ cực dương sang cực âm của ác quy.
Người ta quy ước rằng chiều của dòng điện là từ cực dương sang cực âm của nguồn điện. ... chỉ khi ta nối hai cực của một nguồn điện bằng một dây kim loại thì hạt mang điện là hạt êlectrôn. Nó di chuyển từ cực âm tới cực dương của nguồn điện, tức là ngược chiều dòng điện mà ta đã quy ước.
Một bóng đèn có điện trở R1=40 ôm sáng bình thường khi cường độ dòng điện chạy qua đèn có giá trị bằng 0,1A.Bóng đèn được mắc nối tiếp với 1 biến trở rồi mắc vào hiệu điện thế 12V.Tìm giá trị của biêna trở để đèn sáng bình thường.
\(U_1=40.0,1=4\left(V\right)\)
\(U_b=12-4=8\left(V\right)\)
Giá trị của biến để đèn sáng bình thường:
\(R_b=\dfrac{8}{0,1}=80\left(\Omega\right)\)
Một ắc quy có suất điện động và điện trở trong là ℰ =6V và r=0,6Ω .Sủa dụng ắc quy này để thắp sáng bóng đèn có ghi 6V-3W. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch (hình 10.8) và hiệu điện thế giữa hai cực của ắc quy khi đó
Điện trở của bóng đèn:
Cường độ dòng điện chạy trong mạch:
Xét đoạn mạch AB chứa nguồn (E, r) ta có:
→ Hiệu điện thế giữa hai cực của Ắc quy:
Đáp án: a) I = 0,48A ; U = 5,712V
Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế giữa U 1 = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I 1 , khi đặt hiệu điện thế U 2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I 2 . Phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu thì đèn sáng bình thường? Vì sao?
Phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là 6V thì đèn sáng bình thường vì hiệu điện thế 6V là hiệu điện thế định mức để bóng đèn sáng bình thường.
Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,5 A, bóng đèn sáng bình thường. a) Tính điện trở và công suất của bóng đèn khi đó? b) Bóng đèn được sử dụng như trên trung bình 2 giờ trong một ngày. Tính điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong 30 ngày theo đơn vị Jun và số đếm của công tơ điện.
a. \(\left[{}\begin{matrix}R=\dfrac{U}{I}=\dfrac{220}{0,5}=440\left(\Omega\right)\\P=UI=110\left(W\right)\end{matrix}\right.\)
b. \(A=Pt=110.2.30=6600\left(Wh\right)=6,6\left(kWh\right)=23760000\left(J\right)\)
Số đếm của công tơ điện: 6,6 số.
Khi hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U 1 20 mV thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là I 1 = 8mA, nhiệt độ dây tóc bóng đèn là t 1 = 25 ° C . Khi sáng bình thường, hiệu điện thế giữa hai cực bóng đèn là U 2 = 240V thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là I 2 = 8A. Biết hệ số nhiệt điện trở . Nhiệt độ t 2 của dây tóc đèn khi sáng bình thường là
A. 2600 (ºC)
B. 3649 (ºC)
C. 2644 (ºC)
D. 2917 (ºC)
Ghép một đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng:
1. Luôn có hiệu điện thế giữa 2. Khi có hiệu điện thế giữa 3. Không có hiệu điện thế giữa 4. Khi có hiệu điện thế định mức giữa |
a. hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch. b. hai đầu bóng đèn thì đèn sáng bình thường. c. hai đầu bóng đèn thì đèn sáng dưới mức bình thường. d. hai cực của nguồn điện. e. hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua đèn. |