Những câu hỏi liên quan
Linh pham
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
Xem chi tiết
Long Sơn
6 tháng 2 2022 lúc 20:43

Tham khảo

 

Các thủ tục hành chính liên tục được cải tiến tăng cường tính công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và chi phí đi lại nhiều lần gây tốn kém cho nhân nhân.

Thực hiện bầu cử quốc hội và chính quyền địa phương các cấp, tính dân chủ thể hiện ở chỗ việc chính quyền địa phương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm của cử tri nơi ứng cử viên công tác và cư trú. Tại hội nghị này, cử tri có quyền nhận xét, bày tỏ tín nhiệm đối với người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.

Khi thực hiện các công trình phúc lợi xã hội như làm cầu đường giao thông nông thôn, nạo vét cống rãnh, ... sẽ tổ chức họp lấy ý kiến trong địa phương, lần đầu bà con chưa thông thì họp tiếp; nếu 80% hộ dân đồng tình, có thể vận động nhân dân thực hiện. 

Bình luận (0)
Vương Hương Giang
7 tháng 2 2022 lúc 14:36
 

- Thực hiện bầu cử quốc hội và chính quyền địa phương các cấp, tính dân chủ thể hiện ở chỗ việc chính quyền địa phương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm của cử tri nơi ứng cử viên công tác và cư trú. Tại hội nghị này, cử tri có quyền nhận xét, bày tỏ tín nhiệm đối với người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.

- Khi thực hiện các công trình phúc lợi xã hội như làm cầu đường giao thông nông thôn, nạo vét cống rãnh, ... sẽ tổ chức họp lấy ý kiến trong địa phương, lần đầu bà con chưa thông thì họp tiếp; nếu 80% hộ dân đồng tình, có thể vận động nhân dân thực hiện.

- Các thủ tục hành chính liên tục được cải tiến tăng cường tính công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và chi phí đi lại nhiều lần gây tốn kém cho nhân nhân.

 

- Địa phương có các nhà văn hóa, khu thể thao để người dân đến sinh hoạt, giải trí, ...

- Chính quyền địa phương quan tâm đến các gia đình chính sách, gia đình khó khăn như xây nhà tình thương, tình nghĩa, ...

Bình luận (0)
Vuong Nguyen Dinh
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
14 tháng 11 2019 lúc 17:42

- Tổ chức bộ máy nhà nước còn sơ khai, đơn giản nhưng được thống nhất từ trung ương đến địa phương.

+ Ở Trung ương: Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc (Chính trị, ngoại giao, quân sự). Dưới vua có các quan văn, quan võ.

+ Ở địa phương: các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các châu quan trọng gọi là thứ sứ.

- Việc xây dựng chính quyền mới của Ngô Quyền đã thể hiện được ý thức độc lập, tự chủ giúp đất nước yên bình và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, thống nhất.

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Thi Bich Phuong
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 12 2016 lúc 23:11

Khi nghiên cứu sự vi phạm về chất lượng của nền kinh tế và nền sản xuất ở các nước đang phát triển, tôi nhận ra rằng nguyên nhân chính là ở các nước này, nhân quyền chưa được tôn trọng. Có rất nhiều sự việc cho thấy điều ấy. Tại sao có hiện tượng bỏ melamine vào sữa, tại sao có hiện tượng nhiễm độc thực phẩm? Bởi vì con người không được giáo dục về nhân quyền, bởi vì con người chưa được tôn trọng. Hiện nay, chúng ta vi phạm những lợi ích của nông thôn, nông dân để đổi lấy một sự nghiệp công nghiệp hoá không có thành tựu. Về cơ bản, người tạo ra toàn bộ vinh quang cho hoạt động xuất khẩu của người Việt vẫn là người nông dân và người công nhân bán chuyên nghiệp có nguồn gốc nông dân, đó là những lực lượng cửu vạn trùng trùng điệp điệp. Và chính cuộc di dân vĩ đại đến các xí nghiệp ấy đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu mà chúng ta kể thành tích là xuất siêu. Bây giờ thử tìm xem liệu có người đô thị nào chấp nhận đi làm thợ may xuất khẩu đế lấy 700 – 800 nghìn/tháng không? Không có. Giai cấp công nhân quốc doanh mà chúng ta vẫn tự hào không tạo ra bất kỳ sản phẩm gì để xuất khẩu, còn giai cấp công nhân tạo ra thành tựu đổi mới, tạo ra thành tích xuất khẩu là giai cấp công nhân cửu vạn, đó là giai cấp hình thành bằng sự tàn phá cơ cấu xã hội nông thôn. Chúng ta thử nghĩ xem, trong điều kiện khủng hoảng, người nông dân không kiếm được công việc ở các đô thị công nghiệp nữa thì họ biết về đâu? Họ không thể quay trở về các sân golf được. Phải nói thật rằng đấy là một tình cảnh đáng khóc. Nhìn sang nước Nhật, chúng ta có thể thấy thái độ đối với con người của họ rất khác. Người Nhật không có những dòng di cư ngược như vậy, người Nhật chín chắn đến mức họ tạo ra giai cấp công nhân gắn bó với xí nghiệp đến mức thoái hoá. Con người lưu luyến công ty đến mức mấy thế hệ như vậy thì tức là chất lượng nhân văn trong chính sách xây dựng các công ty phải rất lớn. Tuy sự gắn bó mấy thế hệ ấy là tiền đề của sự thoái hoá năng lực sáng tạo và họ buộc phải cải cách lại một chút, nhưng về mặt công nghệ con người là họ đúng.
Khi không tôn trọng nhân quyền và không giáo dục con người về nhân quyền thì người ta không thể sản xuất ra hàng hoá có chất lượng để phục vụ con người. Đã đến lúc chúng ta phải nhận thấy sự thiếu nhân quyền ảnh hưởng đến chất lượng của nền kinh tế và nền sản xuất như thế nào. Vì thế, học người Nhật, chúng ta còn phải học thái độ tôn trọng con người, tôn trọng nhân dân của họ. Điều này thể hiện rõ trong chính sách ưu tiên chất lượng hàng nội địa của Nhật Bản. Hàng nội địa Nhật Bản bao giờ cũng tốt hơn hàng xuất khẩu. Người Nhật ở nước ngoài thường về nước để mua đồ dùng. Thái độ, chính sách tôn trọng quyền ưu tiên của người sản xuất như vậy chúng ta không có. Người làm ra sản phẩm phải được ăn cái ngon nhất, dùng cái tốt nhất. Vì con người không quen sử dụng cái tốt nhất thì không thể sản xuất ra cái tốt nhất được. Trong lúc ô tô lắp ráp trong nước không bán được, chúng ta vẫn nhập khẩu những xe tốt cùng hãng ở nước ngoài về. Bởi vì Toyota xuất Mỹ khác Toyota xuất Châu Âu, Toyota xuất Châu Âu thì khác Toyota xuất Bắc Á, cuối cùng mới là Toyota xuất khẩu khu vực Đông Nam Á.

Chỉ nguyên một chính sách sai là tạo ra một dòng nhập khẩu, tức là tạo ra lỗ hổng để nhập siêu. Cho nên khắc phục nhập siêu không phải là kìm hãm hàng nhập khẩu, mà là ưu tiên những hàng hoá chất lượng được bán với giá hợp lý trong thị trường nội địa. Chú trọng xây dựng thị trường nội địa, chú trọng xây dựng nền kinh tế bản thể để tạo ra sự ổn định của đời sống xã hội chính một trong những cách thức quan trọng nhất tạo ra tiền đề căn bản để con người được tôn trọng.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 12 2016 lúc 23:11

Kết luận

Giai đoạn từ năm 2009 trở đi được coi là một giai đoạn nhiều thử thách đối với Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước những khó khăn thách thức của khủng hoảng, của hội nhập quốc tế mà chúng ta không có một bộ máy đủ chuyên nghiệp, không có một tổ hợp kiến thức đủ chuyên nghiệp, không có một sự chuyển động linh hoạt đủ chuyên nghiệp thì chúng ta không thể ứng phó được, không thể thành công được. Cần phải nhận thức được đòi hỏi ấy. Để làm được điều đó, chúng ta không có cách nào khác ngoài một sự cải cách, đổi thay quyết liệt.
Chúng ta cần học hỏi những bí quyết, những bài học mà các quốc gia phát triển đi trước đã làm. Nhật Bản là một tấm gương, chúng ta học Nhật Bản để phát triển, và hơn thế, xây dựng mối quan hệ tốt với Nhật Bản chính là một trong những yếu tố giúp chúng ta cân bằng với các quan hệ quốc tế quan trọng và khó khăn khác trong khu vực.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 12 2016 lúc 23:10

Người Nhật có những đặc tính, những cách thức, những ưu điểm mà một dân tộc muốn phát triển không thể không có những thứ đó. Có thể nói, lịch sử hiện đại hoá nền chính trị, nền kinh tế và nền văn hóa Nhật Bản được tiến hành gần như song song hoặc nếu có chậm thì chỉ chậm hơn một chút so với việc thống nhất nước Mỹ. Còn ở Việt Nam chúng ta, mặc dù có Tự Đức là một vị vua tương đối tích cực, ông cũng có ý thức nhất định về việc đổi mới nền chính trị của đất nước, nhưng những đổi mới của ông mới chỉ là những dấu hiệu cải tiến về hình thức chứ chưa đạt đến sự thay đổi về bản chất. Trong khi đó, vua Minh Trị của Nhật Bản đã làm những cuộc cải cách lớn và triệt để cho nền chính trị Nhật Bản. Từ những cuộc cải cách này, Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành một cường quốc của thế giới. Đấy là một minh chứng cho thấy, chúng ta phải mạnh dạn nói rằng Việt Nam muốn ra khỏi tình trạng lạc hậu như hiện nay thì không có cách gì ngoài cải cách chính trị. Cho nên, học người Nhật trước hết là học tính quyết liệt trong cải cách đời sống chính trị, học sự dũng cảm của người Nhật trong cải cách chính trị theo hướng thừa nhận dân chủ.

Cải cách chính trị là động lực quan trọng nhất, cơ bản nhất, nền tảng nhất và quyết định nhất đối với toàn bộ tiến trình phát triển, và phải cải cách chính trị theo hướng dân chủ hoá một cách hợp lý. Tại sao tôi lại dùng chữ "hợp lý"? Bởi vì đấy là một việc đòi hỏi đầu tư rất tốn kém. Để có được nền chính trị tiên tiến, trước hết chúng ta phải đầu tư vào giáo dục, đầu tư vào việc xây dựng các thể chế, đầu tư vào việc cải cách các cơ sở hạ tầng cơ bản. Tất cả những việc ấy đều tốn kém cho nên chúng ta không thể làm ồ ạt được. Làm cho tiên tiến một khu vực nhưng trong khi đó không đầu tư thoả đáng để làm tiên tiến các khu vực khác thì các khu vực được ưu tiên ấy trở thành miếng mồi xâu xé và không chừng nó còn gây mất đoàn kết xã hội.

Nhiều người cho rằng, trong khi cải cách chính trị là cải cách ở tầng trên và bao giờ cũng chậm hơn ở dưới thì người dân phải biết lách luật để tạo ra những điều kiện cho sự thay đổi từ dưới lên, ví dụ khoán 10 là cách lách luật của người nông dân. Nhưng tôi cho rằng, đối với thân phận của một dân tộc, giải pháp phải có chiều dài lịch sử thoả đáng và phải dựa trên những nguyên lý triết học thoả đáng. Không thể tạo ra một lộ trình phát triển ổn định của một dân tộc bằng cách nhặt những yếu tố hợp lý mà nhân dân nghĩ ra. Những sự lách luật như vậy có thể đạt được một số kết quả có tính chất thực dụng, nhưng nó tàn phá nền văn hoá tôn trọng nhà nước và pháp luật, nó tạo ra một xã hội cơ hội và vô kỷ luật. Nó biến nhà nước trở thành một kẻ chờ đợi sáng kiến xã hội và cung cấp một dịch vụ để hợp pháp hoá những cái đó, và gọi đấy là thành tựu chính trị. Làm sao gọi những thành tựu được tạo ra trong trạng thái vô chính phủ của đời sống xã hội là tiến bộ xã hội được? Nếu chúng ta tự hào vì việc ấy thì chính chúng ta tự xác nhận mình là những kẻ phản tiến bộ. Tại sao chúng ta lại có một hệ thống chính sách để chúng ta phải lách nó? Tại sao sự tiến bộ của chúng ta lại phải được tạo ra bằng cách phá vỡ kỷ luật nhà nước? Nếu xét về phương diện lý thuyết thì đấy là những giải pháp hoàn toàn không có giá trị phổ quát. Bởi đem so những lợi ích thu được từ việc lách luật với sự tàn phá hiệu lực của nhà nước, cái nào quan trọng hơn? Một dân tộc trên quy mô nhà nước cũng như trên quy mô các bộ phận nhân dân mà được đào tạo trong những tình huống vô kỷ luật như vậy thì nó phá vỡ tiêu chuẩn cao nhất của lịch sử phát triển văn minh nhân loại, đó là sự tôn trọng các trật tự công cộng. Vì thế, cải cách chính trị không phải được tiến hành bằng những sự lách luật, nó phải được hoạch định trên cơ sở những nghiên cứu khoa học và những mục tiêu cụ thể.

Nhiều người e ngại thừa nhận dân chủ thì mất dần giá trị, bản sắc của nền văn hoá của mình, mất cả quyền lãnh đạo của mình, đấy là sự suy nghĩ của những kẻ lười nhác.

Chúng ta đã thấy người Nhật không hề mất gì. Người Nhật trở thành một quốc gia phát triển nhờ sự dân chủ hoá xã hội của họ. Nếu không xác định được mục tiêu của cải cách chính trị ở Việt Nam là để dẫn tới dân chủ thì mọi cuộc cải cách, mọi sự đổi mới đều không có ý nghĩa. Dân chủ chính là xác lập những quy tắc công khai để kiểm soát quyền lực của nhà nước, bởi nếu nhà nước mà có quyền lực tuyệt đối thì mọi cố gắng đều không thể mang lại sự thay đổi nào đáng kể mà chỉ để giải quyết những vấn đề lặt vặt trước mắt mà thôi.

Bình luận (0)
duccuong
Xem chi tiết
Cherry
11 tháng 10 2018 lúc 21:03

Diễn biến:

-Năm 981,quân Tống theo 2 đường thủy bộ tiến vào xâm lược nc ta

-Quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.

-Lê Hoàn cho đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng.

->Thủy quân địch bị giết chết

-Tren bộ,quân ta cx chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút lui.Thừa thắng,quân ta tiêu diệt địch,địch chết gần quá nửa.

Kết quả:

Tướng giặc bị giết.Cuộc kháng chiến thắng lợi.

Ý nghĩa:

Củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.

Khẳng định chủ quyền đất nc.

Đúng thì tick nhahaha

Bình luận (0)
Pham Phuoc Khanh Linh
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
20 tháng 12 2017 lúc 21:13
Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh
  Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau
Bình luận (0)
Tam Chau
Xem chi tiết
乂ツ彡Vɪя͢ʊ͋s乂ツ
12 tháng 4 2019 lúc 23:48

Bạn không ghi dấu nên khó hiểu quá !

Bình luận (0)
pham ngô phuong an
Xem chi tiết
Trần Tuấn Hưng
20 tháng 12 2017 lúc 21:14

1.Ngô Quyền, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo

2.-Đinh Bộ Lĩnh: Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau một số vị vua xưng Đế từ trước và giữa thời Bắc thuộc[2] rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, đến thời nhà Đinh, người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam[3][4][5], vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.

-Lý Công Uẩn: là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.

-Lý Thường Kiệt: là nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý nước Đại Việt, làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075-1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việtcủa quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy (1077). Ông đã làm tể tướng hai lần dưới thời Lý Nhân Tông và là một trong 3 người phụ chính khi vua này còn nhỏ tuổi. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể và Du lịch liệt ông vào trong những 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.

-Trần Quốc Tuấn: là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông nổi bật với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông năm 1285, 1288.

Hưng Đạo vương là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu, anh vua Trần Thái Tông. Ông được sử cũ mô tả là người "thông minh hơn người". Năm 1257, ông được Thái Tông phong làm tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên-Mông Cổ đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông(em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đánh đội quân xâm lược của Trấn Nam vương Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,..., quét sạch quân Nguyên khỏi biên giới.

Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt. Hưng Đạo vương tiếp tục làm Quốc công tiết chế; ông khẳng định với nhà vua: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã dùng lại kế cũ của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng. Quân Nguyên lại phải chạy về nước. Tháng 4 âm lịch năm 1289, vua Nhân Tông gia phong ông làm Hưng Đạo Đại vương. Sau đó ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300; trước khi mất, ông khuyên vua Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc".[1] Sinh thời ông có viết các tác phẩm Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư nhằm động viên quân sĩ, phân tích nghệ thuật quân sự.

3. Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

Bình luận (0)
Truong nguyen anh
Xem chi tiết
_silverlining
2 tháng 4 2017 lúc 14:28

- nguyên nhân ;

do nhà lương thi hành chính sách cai trị đối vơí nhân dân giao châu rất tàn bạo, vô lý.

=> khơỉ nghĩa bùng nổ

- diễn biến , kết quả

Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa qua lược đồ :
- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. 
- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương :
+ Lần thứ nhất : Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.
+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

- sau khi đánh bại quân lương, mùa xuân năm 544, ly bí lên ngôi, củng cố chính quyền. ý nghiã: chưngs tỏ nc ta có giang sơn, bơf cõi riêng, thể hiện ý chí độc lập dân tộc.
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
2 tháng 4 2017 lúc 14:45

a. Nguyên nhân: do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương đối với nhân dân ta.

b. Diễn biến:

- Mùa xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình.

- Hào kiệt nhiều nơi hưởng ứng như ở Chu Diên có Triệu Túc và Triệu Quang Phục ; tại Thanh Trì có Phạm Tu; ở Thái Bình có Tinh Thiều ; Lý Phục Man ở Cổ Sở .

- Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyện, Tiêu Tư bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc ..

- 4-542 Nhà Lương từ Quảng Châu sang đàn áp, nghĩa quân đánh bại quân Lương giải phóng Hoàng Châu (Quảng Ninh)

- 543 nhà Lương tấn công ta lần 2, ta chủ động đánh bại chúng ở Hợp Phố.Tướng địch bị giết gần hết…

- Quân Lương đại bại

Bình luận (0)
Phan Minh Hiếu
2 tháng 4 2017 lúc 20:48

a. Nguyên nhân: do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương đối với nhân dân ta.

b. Diễn biến:

- Mùa xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình.

- Hào kiệt nhiều nơi hưởng ứng như ở Chu Diên có Triệu Túc và Triệu Quang Phục ; tại Thanh Trì có Phạm Tu; ở Thái Bình có Tinh Thiều ; Lý Phục Man ở Cổ Sở .

- Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyện, Tiêu Tư bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc ..

- 4-542 Nhà Lương từ Quảng Châu sang đàn áp, nghĩa quân đánh bại quân Lương giải phóng Hoàng Châu (Quảng Ninh)

- 543 nhà Lương tấn công ta lần 2, ta chủ động đánh bại chúng ở Hợp Phố.Tướng địch bị giết gần hết…

- Quân Lương đại bại

Thắng lợi do nhân dân và hào kiệt ủng hộ ; tài chỉ huy của Lý Bí .

c. Sự thành lập nước Vạn Xuân .

- 544 Lý Bí lên ngôi Hoàng Đế (Lý Nam Đế ).Đặt tên nước là Vạn Xuân..Kinh đô ở sông Tô Lịch (Hà Nội).Niên hiệu là Thiên Đức.

- Đứng đầu là Lý Nam Đế , với hai ban văn ( Tinh Thiều ) ,võ ( Phạm Tu) ; Triệu Túc giúp vua coi mọi việc .

-Vạn xuân : mong muốn sự trường tồn của dân tộc ,khẳng định ý chí giành độc lập.

Bình luận (0)