Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 17:11

Tham khảo:
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Địa hình, đất: có địa hình đa dạng, với các dạng địa hình như đồi núi, đồng bằng, bờ biển,... Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phân bố ở Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, khu vực này có đất fe-ra-lít là chủ yếu.
Địa hình đồng bằng: đồng bằng châu thổ lớn chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng Sa-lu-en, có đất phù sa màu mỡ.
Địa hình bờ biển rất đa dạng với nhiều vũng, vịnh, đầm, phà, bãi cát,...
Khí hậu: Các địa hình khác nhau cũng mang đến đặc trưng về khí hậu. Khí hậu của Đông Nam Á mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc trưng có mùa đông lạnh ở phía Bắc Việt Nam và Myanmar. Đông Nam Á hải đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.
Sông, hồ: có mạng lưới sông ngòi dày đặc, các sông nhiều nước, hàm lượng phù sa lớn, chế độ nước sông theo mùa. Có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,…
Biển: có vùng biển rộng, nhiều như trường lớn, nhiều bãi biển đẹp, có nguồn khoáng sản và sinh vật biển phong phú.
Sinh vật: có tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng, có diện tích rừng lớn, tài nguyên sinh vật đa dạng Khoáng sản: có khoáng sản đa dạng như sắt, ni-ken, đồng, thiếc, than, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,...trong đó nhiều khoáng sản có giá trị lớn.
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thên nhiên đến sự phát triển kinh tế- xã hộ icủa Đông Nam Á:
- Thuận lợi của điều kiện tự nhiên đối với khu vực Đông Nam Á: Đông Nam Á có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu, hợp tác với các quốc gia và khu vực khác.
+ Là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
+ Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và Úc.
+ Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn. T
ất cả các đặc điểm này tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế. Tiếp cận và giao lưu, hợp tác với các nền kinh tế phát triển. Các quốc gia trong khu vực, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác và tìm kiếm các lợi ích từ bên ngoài. Phát triển toàn diện cũng được thể hiện với các hiệp định, lợi ích chỉ được xác định cho các quốc gia trong khu vực. Từ đất cả các điều kiện này, Giúp cho Đông Nam Á trở thành khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới. Với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và một số yếu tố tự nhiên khác. Tất cả được ứng dụng trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người. Giúp cho Đông Nam Á thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Đặc biệt là ngành nông nghiệp nhiệt đới đa canh, nhiều vụ. Có khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, xoay vòng đất liên tục. Mang đến các khai thác, ứng dụng để tìm kiếm hiệu quả lao động tốt nhất. Năng suất, chất lượng sản phẩm tăng có thể thúc đẩy xuất khẩu. Khoáng sản Đông Nam Á phong phú, đa dạng. Phải kể đến các loại khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại ở cả đất liền và dưới biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Giúp mang đến tài nguyên, sử dụng trong nhiều ngành khác nhau trong nhu cầu của con người. Tuy nhiên các ngành công nghiệp nặng ở các quốc gia trong khu vực vẫn chưa được phát triển tốt. Rừng nhiều thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Điều hòa khí hậu, mang đến chất lượng cuộc sống ổn định cho con người. Các nước ở Đông Nam Á (trừ Lào) đều có biển bao quanh. Nên có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, phát triển du lịch biển. Khai thác các tiềm năng dựa trên điều kiện tự nhiên.
- Khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á cũng thường xuyên phải chịu những ảnh hưởng xấu do điều kiện tự nhiên gây ra như:
+ Sâu bệnh ở cây trồng đối với các quốc gia có nền nông nghiệp đóng góp tỷ trọng cao.
+ Dịch bệnh trong chăn nuôi.
+ Thiên tai như: Bão, lũ lụt, hạn hán, động đất và sóng thần làm ảnh hưởng sinh hoạt, lao động. Đặc biệt tình trạng khai thác rừng và khai thác khoáng sản không hợp lý. Chưa có ý thức bảo vệ, khai thác và trồng rừng cao trong quan điểm của người dân. Đang làm cho hai loại tài nguyên này bị suy giảm nhanh chóng. Do nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương nên Đông Nam Á biển đảo còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa, sóng thần. Tác động mạnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, tài sản, các lỗ lực thực hiện trong thành quả kinh tế. Đặc biệt là Indonesia, quốc gia này đã phải hứng chịu những thảm họa động đất, sóng thần trong các năm gần đây. Địa hình Đông Nam Á bị chia cắt mạnh, địa hình không bằng phẳng. Không có những đồng bằng lớn nên khó khăn cho giao thông đường bộ. Từ đó cũng cản trở nhất định đối với di chuyển, vận chuyển và các ngành nghề, lĩnh vực thực tế.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Vân
Xem chi tiết
•Oωε_
30 tháng 1 2020 lúc 15:29

1. Dân cư

- Dân số đông, mật độ cao.

- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm.

- Dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao → Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế → Ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.

2. Xã hội

- Các quốc gia có nhiều dân tộc

- Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.

- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.

3 . Kinh tế 

*Công nghiệp

- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu → nhằm tích lũy vốn, công nghệ và phát triển thị trường.

- Các ngành phát triển mạnh:

+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử…

+ Khai thác khoáng sản kim loại, dầu khí, than…

+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm… phục vụ xuất khẩu.

* Dịch vụ 

- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

→ Phục vụ đời sống, nhu cầu phát triển trong nước và thu hút các nhà đầu tư.

* Nông nghiệp 

Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.

 Trồng lúa nước

- Cây lương thực truyền thống và quan trọng.

- Sản lượng không ngừng tăng.

- Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.

 Trồng cây công nghiệp

- Có cao su, cà phê, hồ tiêu… chủ yếu để xuất khẩu.

 Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính: trâu, bò, lợn, gia cầm.

- Ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển.

Tham khảo thêm tại : https://suretest.vn/cung-co/bai-11-khu-vuc-dong-nam-a-7344.html

Hok tốt 

# owe

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Võ Nguyễn Châu Nguyên
Xem chi tiết
LegendaryPhatMc
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 14:05

Tham khảo!

Nhân tố

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển

kinh tế xã hội

Địa hình, đất đai

- Đông Nam Á có địa hình đa dạng, như: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển,...

Địa hình đồi núi có sự khác nhau giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Địa hình đồng bằng gồm các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

Địa hình bờ biển khá đa dạng với nhiều vùng, vịnh, cồn cát, đầm lầy, bãi biển,...

- Có hai nhóm đất chính:

+ Đất feralit phân bố ở vùng đồi núi

+ Đất phù sa phân bố ở khu vực đồng bằng.

Khu vực đồi núi:

+ Có nhiều quan đẹp và đất feralit,… thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, phát triển lâm nghiệp, du lịch,...

+ Đặc điểm địa hình gây khó khăn cho phát triển giao thông vận tải, định cư.

- Khu vực đồng bằng:

+ Có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và định cư.

+ Địa hình thấp nên dễ ngập lụt, xâm nhập mặn.

Khí hậu

- Phân hoá đa dạng với nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.

+ Phần lớn Đông Nam Á lục địa và phần lớn lãnh thổ Philíppin có khí hậu nhiệt đới với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

+ Đông Nam Á hải đảo có đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo.

- Ngoài ra, khí hậu còn phân hoá ở khu vực địa hình núi cao.

- Thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu.

- Một số nơi xảy ra các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,... gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Sông ngòi

- Mạng lưới sông phát triển. Các hệ thống sông lớn tập trung ở khu vực Đông Nam Á lục địa. Chế độ nước trong các sông thường theo mùa.

- Có nhiều hồ nước ngọt, lớn nhất là Biển Hồ (hồ Tônglê Sáp).

- Thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất điện, du lịch,...

- Một số sống có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, gây trở ngại cho giao thông đường thuỷ. Lũ lụt ở một số con sông vào mùa mưa gây thiệt hại về người và tài sản.

Bình luận (0)
quỳnh nguyễn thị
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 12 2016 lúc 23:03

- Địa hình: nhiều núi và cao nguyên
- Khí hậu: khô hạn và nóng.
- Sông ngòi: kém phát triển.
- Cảnh quan: thảo nguyên khô. hoang mạc. bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
- Do có nguồn dầu mỏ phong phú, lại có vị trí chiến lược quan trọng nên nơi đây luôn xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
- Chính trị không ổn định.
 

Bình luận (0)
nguyễn hoàng an chi
Xem chi tiết
Phan Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
3 tháng 11 2023 lúc 17:21

Vị trí địa lý:

Việt Nam: Nằm ở phía đông bán đảo Ấn Độ, giữa biển Đông và biển Hoa Kỳ, gần Trung Quốc và Lào.

Indonesia: Là quốc gia đảo lớn nhất thế giới, nằm ở Đông Nam châu Á và bán đảo Mã Lai.

Thái Lan: Nằm ở phía bắc bán đảo Mã Lai, giáp với Lào, Campuchia, và Malaysia.

Malaysia: Nằm ở bán đảo Mã Lai, có biên giới với Thái Lan, Indonesia và Brunei.

Philippines: Gồm một chuỗi đảo lớn và nhỏ, nằm giữa biển Đông và biển Hoa Kỳ.

Điều kiện tự nhiên:

Việt Nam: Đa dạng về địa hình từ dãy núi Annamite đến đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu từ xích đạo đến gió mùa.

Indonesia: Bao gồm hàng ngàn đảo, có nhiều núi lửa và vùng rừng nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới và xích đạo.

Thái Lan: Có dãy núi phía bắc và vùng đồng bằng phía nam. Khí hậu nhiệt đới và xích đạo.

Malaysia: Có dãy núi Titiwangsa phía bán đảo Mã Lai và nhiều quần đảo. Khí hậu nhiệt đới và xích đạo.

Philippines: Gồm nhiều quần đảo, có nhiều ngọn núi và vùng biển. Khí hậu nhiệt đới và xích đạo.

Đặc điểm kinh tế - xã hội:

Việt Nam: Nền kinh tế đang phát triển nhanh, dựa vào nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ. Dân số đông đúc với mức sống ngày càng tăng.

Indonesia: Là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, dựa vào nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ. Đất nước đa dạng về tôn giáo và văn hóa.

Thái Lan: Một trong các nền kinh tế nổi tiếng của khu vực, dựa vào nông nghiệp, công nghiệp, và du lịch. Có nền văn hóa độc đáo với di sản lâu đời.

Malaysia: Có nền kinh tế đa ngành, dựa vào nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ. Đất nước đa văn hóa và đa tôn giáo.

Philippines: Đang phát triển với nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ. Đất nước đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ.

Bình luận (0)
Bùi Ánh Minh Nguyễn
Xem chi tiết
Bùi Ánh Minh Nguyễn
17 tháng 12 2023 lúc 9:51

trl đi nèo :>>>>>>hihi

Bình luận (0)
Thất Tịch
Xem chi tiết
Phương Dung
23 tháng 12 2020 lúc 18:17

Câu 1

Sự phần bố dân cư của Nam Á không đều:

– Dân cư tập trung đông ở các ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn như: đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát Tây và Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a.

– Dân cư thưa thớt ở: trên dãy Hi-ma-lay-a, hoang mạc Tha, sơn nguyên Pa-ki-xtan, sơn nguyên Đê-can.

Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:

– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…). Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng bẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên cùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…

– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư tập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông…

 

– Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).

– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn- Hằng có lịch sử khai thác lâu đời nên dân cư tập trung động đúc.

Bình luận (0)
Phương Dung
23 tháng 12 2020 lúc 18:19

Đặc điểm kinh tế - xã hội  khu vực Nam Á

- Trước đây khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên nền kinh tế- xã hội trong khu vực thiếu ổn định.

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:

+ Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới. 

+ Cơ cấu ngành đa dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,...còn phát triển đòi hỏi các ngành công nghệ cao, vi tính, điện tử, máy tính,...

+ Nông nghiệp: phát triển với cuộc "cách mạng Xanh" và cuộc "cách mạng Trắng".

Bình luận (0)