có trường hợp nào 2 cây khác nhau thụ phấn mà đc gọi là tự thụ phấn ko các bạn ?
Cho các nhận định sau:
(1) Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ ở cây giao phấn sẽ thu được các dòng thuần chủng.
(2) Giao phấn giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau sẽ tạo được kiểu gen dị hợp.
(3) Tự thụ phấn chỉ xảy ra ở cây có hoa lưỡng tính.
(4) Thụ phấn chéo làm tăng tính đa dạng di truyền trong quần thể. Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Chọn C
Các nhận định đúng là : (1) (2) (4)
Cây hoa đơn tính cũng có thể tự thụ phấn được nếu có sự tác động của loài người
Ta lấy hạt phấn của hoa đực thụ phấn cho chính nhụy của hoa cái trên cùng 1 cây, đo cũng được coi là tự thụ phấn
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau.
B. Ở cây giao phấn, hiện tượng thoái hóa thường xuất hiện do tự thụ phấn.
C. Đậu Hà lan là cây tự thụ phấn rất nghiêm ngặt.
D. Hiện tượng thoái hóa ở thực vật làm cây kém phát triển, sinh trưởng chậm và có thể chết.
Cho các phát biểu sau:
I. Tự thụ phấn là trường hợp hạt phấn của hoa này thụ phấn cho noãn của hoa một cây khác.
II. Thụ tinh kép là trường hợp cả hai giao tử đực đều tham gia vào thụ tinh.
III. Nội nhũ có bộ NST 4n
IV. Sau khi thụ tinh, nhân của giao tử đực thứ hai biến đổi thành hạt.
V. Cây mầm gồm rễ mầm, than mầm, chồi mầm và lá mầm được phát triển từ nội nhũ.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 2
D. 1.
Đáp án D
I - Sai. Vì tự thụ phấn là trường hợp hạt phấn thụ phấn cho noãn trên cùng một hoa hoặc hạt phấn của hoa này thụ phấn cho noãn của hoa kia trên cùng một cây.
II - Đúng. Khi ống phấn đến noãn, qua rễ noãn đến túi phôi, một giao tử đực kết hợp với noãn cầu thành hợp tử, giao tử thú hai kết hợp với nhân 2n tạo nội nhũ 3n.
Vì cả hai giao tử đực đều được thụ tinh nên gọi là thụ tinh kép.
III - Sai. Vì nội nhũ có bộ NST 3n.
IV - Sai. Vì sau khi thụ tinh, noãn của hoa biến đổi thành hạt.
V - Sai. Vì cây mầm gồm rễ mầm, than mầm, chồi mầm và lá mầm được phát triển từ phôi của hạt
ở một loài thực vật, quả tròn là tính trạng trộ so với tính trạng quả dài
a. cho 2 cây có dạng quả khác nhau giao phấn cho nhau thu đc F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn với nhau, thu đc kết quả F2 là 272 cây có quả tròn : 540 cây có quả bầu dục , 267 cây có quả dài
-Nêu đặc điểm di chuyền của tính trạng hình dạng quả nói trên và xác định kiểu gen, kiểu hình của P đến F1
-lập sơ đồ lai từ P đến F1
b. quả bầu dục có thể đc tạo ra từ cặp P như thế nào ?Hãy giải thích và minh họa
Phân tích tỉ lệ F2, ta thấy: Qủa tròn/Qủa bầu dục/ Qủa dài= 1:2:1= 4 tổ hợp= 2 loại giao tử x 2 loại giao tử.
=> F1 dị hợp 1 cặp gen. Tỉ lệ 1:2:1 khác 3:1 vậy nên tuân theo QL trội không hoàn toàn.
Quy ước: AA Qủa tròn ; aa: Qủa dài; Aa: Qủa bầu dục.
F1: Aa (100%) ___ Qủa bầu dục (100%)
Mà P thuần chủng => P: AA( Qủa tròn) x aa (Qủa dài)
Sơ đồ lai:
P: AA (Qủa tròn) x aa (Qủa dài)
G(P):A_________a
F1:Aa(100%)__Qủa bầu dục (100%)
F1 x F1: Aa(Qủa bầu dục) x Aa (Qủa bầu dục)
G(F1): 1/2A:1/2a______1/2A:1/2a
F2:1/4AA:2/4Aa:1/4aa
(1 Qủa tròn: 2 Qủa bầu dục: 1 quả dài)
Khi nói về sự thụ phấn ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Trong quá trình thụ phấn, nếu số lượng hạt phấn rơi trên đầu nhụy càng nhiều thì bầu càng dễ phát triển thành quả.
(2) Hiện tượng thụ phấn chéo chỉ xảy ra ở những cây có hoa đơn tính.
(3) Trong tự nhiên, dựa vào tác nhân thụ phấn mà người ta chia thành các hình thức thụ phấn là: thụ phấn nhờ gió, thụ phấn nhờ sâu bọ côn trùng, thụ phấn nhờ nước.
(4) Những cây thích nghi với hình thức thụ phấn nhờ gió có đầu nhụy to và nhớt dính giúp đón và giữ hạt phấn tốt.
(5) Dựa vào nguồn gốc của hạt phấn và nhụy tham gia thụ phấn mà người ta chia thành các hình thức thụ phấn là: tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng, đó là (1) và (5)
(1) đúng. Vì hạt phấn chính là nguồn cung cấp auxin nội sinh, nên số lượng hạt phấn rơi trên đầu nhụy càng nhiều thì lượng auxin càng lớn bầu càng dễ phát triển thành quả.
(2) sai. Vì các hoa lưỡng tính vẫn có thể thụ phấn chéo nhờ sâu bọ hoặc gió như cam, bưởi, lúa…
(3) sai. Vì không có hình thức thụ phấn nhờ nước.
(4) sai. Vì đây là đặc điểm của những cây thụ phấn nhờ sâu bọ.
(5) đúng. Vì tự thụ phấn thì hạt phấn và nhụy tham gia thụ phấn thuộc cùng 1 cây; còn thụ phấn chéo thì hạt phấn và nhụy tham gia thụ phấn thuộc 2 cây khác nhau.
Trong các ví dụ sau, những ví dụ nào thuộc loại cách li trước hợp tử?
(1) Ếch và nhái cùng sống trong một môi trường nhưng do có tập tính giao phối khác nhau nên chúng không giao phối với nhau.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la. Con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
A. (2), (3)
B. (1), (4)
C. (3), (4)
D. (1), (2)
Cho một số hiện tượng như sau:
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Các cây khác loài có cấu tạo khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (2) và (3)
B. (1) và (4)
C. (1) và (3)
D. (2) và (4)
Đáp án C.
Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. Ví dụ: cá thể của 2 loài thân thuộc có thể giao phối với nhau tạo ra con lai nhưng con lai không có sức sống hoặc tạo ra con lai có sức sống nhưng do sự khác biệt về số lượng, hình thái NST... nên con lai giảm phân không bình thường, tạo ra giao tử bị mất cân bằng gen dẫn đến giảm khả năng sinh sản, thậm chí bất thụ.
Trong các ví dụ trên:
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản đây là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ —> 1 đúng.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác là trở ngại ngăn cản sự giao phối, đây là dạng cách li trước hợp tử.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển đây là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai —> 3 đúng.
(4) Các loại ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau —> đây là trở ngại ngăn cản sự giao phối, đây là dạng cách li trước hợp tử.
Cho một số hiện tượng như sau:
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Các cây khác loài có cấu tạo khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (2) và (3)
B. (1) và (4)
C. (1) và (3)
D. (2) và (4)
Đáp án C.
Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. Ví dụ: cá thể của 2 loài thân thuộc có thể giao phối với nhau tạo ra con lai nhưng con lai không có sức sống hoặc tạo ra con lai có sức sống nhưng do sự khác biệt về số lượng, hình thái NST... nên con lai giảm phân không bình thường, tạo ra giao tử bị mất cân bằng gen dẫn đến giảm khả năng sinh sản, thậm chí bất thụ.
Trong các ví dụ trên:
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản đây là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ —> 1 đúng.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác là trở ngại ngăn cản sự giao phối, đây là dạng cách li trước hợp tử.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển đây là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai —> 3 đúng.
Các loại ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau —> đây là trở ngại ngăn cản sự giao phối, đây là dạng cách li trước hợp tử.
Cho một số hiện tượng như sau:
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Các cây khác loài có cấu tạo khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.
(3) Trứng nhai thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử không phát triển.
(4) Các loài ruồi giấm khac nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (2) và (3).
B. (1) và (4).
C. (1) và (3).
D. (2) và (4).
Đáp án C
Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. Ví dụ: cá thể của 2 loài thân thuộc có thể giao phối với nhau tạo ra con lai nhưng con lai không có sức sống hoặc tạo ra con lai có sức sống nhưng do sự khác biệt về số lượng, hình thái NST... nên con lai giảm phân không bình thường, tạo ra giao tử bị mất cân bằng gen dẫn đến giảm khả năng sinh sản, thậm chí bất thụ.
Trong các ví dụ trên:
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản đây là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ → 1 đúng.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác là trở ngại ngăn cẩn sự giao phối, đây là dạng cách li trước hợp tử.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển đây là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai → 3 đúng
(4) Các loại ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau → đây là trở ngại ngăn cẩn sự giao phối, đây là dạng cách li trước hợp tử