Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Huỳnh minh đăng Trần
Xem chi tiết
Heo Tuti
Xem chi tiết
Phạm Bình Minh
17 tháng 1 2018 lúc 20:07

Quê hương-đó là tiếng gọi thân thương trong lòng mỗi con người. Mỗi khi đi làm ăn xa quê,lưu lạc nơi đất khách quê người,...Ta thường cất lên tiếng hát để bộc lộ nỗi thương nhớ,thể hiện tình cảm yeeumeesn,tự hào. Nói về nỗi nhớ quê hương,ta phải kể đến bài ca dao sấu sắc:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm mưa

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Ta có thể nhận thấy nhân vật trữ tình trong bài ca dao trên là một chàng trai trẻ tuổi. Anh phải xa quê hương,xa gia đình. Anh xa quê có thể vì ra chiến trường,vì sinh cơ lập nghiệp,làm ăn nơi đất khách quê người. Nhưng dù ở đâu anh vẫn luôn hướng về quê hương-nơi anh sinh ra và trưởng thành.Anh nhớ nơi mình đã chôn nhau cắt rốn,nơi gắn bó với anh bao kỉ niệm tuổi thơ,anh nhớ mái nhà lợp rạ,nhớ hàng cau trước nhà,nhớ con đường làng quen thuộc,... Câu thơ vang lên với một cảm xúc bồi hồi,xao xuyến của nhân vật trong ngữ cảnh. Cùng với đó là niềm mong muốn,khát khao trở về quê hương của chàng trai.Phải chăng chàng trai đã từ giã quê nhà rất lâu rồi nên những cảm xúc mới da diết,đau đáu và sâu lắng như thế.

Nhớ về quê nhà,chàng trai trẻ lại nhớ tới những điều bình dị,gắn bó với tuổi thơ anh:

''Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương''

Chàng trai xa quê,được đi đó đi đây,được ăn nhiều thứ của ngon vật lạ nhưng dường những món ăn giản dị,đạm bạc của quê hương vẫn là niềm khát khao đối với anh. Anh nhớ không phải là đặc sản quê hương mà chỉ là bát canh rau muống,đĩa cà cùng chút tương thôi! Đó không phải là sơ hào hải vị mà là một món ăn dân dã,đậm chất làng quê. Rau muống, quả cà là những hương vị rất quen thuộc với anh. Có lẽ rau đó,thứ quả đó được lấy từ vườn nhà,do chính mẹ anh trồng nên giờ đây lòng anh lại nhớ tới những bữa cơm đầm ấm,đoàn viên bên gia đình. Có mẹ,có cha,người thân,mọi người vui vẻ cười nói với nhau.Còn ngay lúc này,chỉ một mình mình anh,mình anh nơi xa xôi không người thân,cô đơn,lẻ loi vô cùng.Điều đó như chiếm lấy tâm hồn anh bao nỗi nhớ thương.Thế nên dù những thứ nhỏ bé,đơn sơ thế nào cũng sẽ để lại một ấn tượng khó phai cho con người. Câu thơ vang lên như chứa đựng một tình yêu quê hương thắm thiết,nồng hậu của chàng trai trẻ.Đúng như nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói:''lòng yêu nước bắt nguồn từ những thứ thân thuộc nhất.

Nếu hai câu thơ đầu là nỗi nhớ về quê nhà thì ở hai câu thơ sau lại là nỗi nhớ về người thân hay một cô gái mà chàng trai đã thầm yêu trộm nhớ từ lâu:

'' Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao''

Có thể từ''ai'' trong câu thứ ba là chỉ những người nông dân cần cù,suốt đời một nắng hai sương,vất vả cực nhọc trong cuộc sống lao động. Cụm từ''dãi nắng dầm sương'' như gợi đến một khung cảnh làng quê đang còn đói nghèo. Nhân dân thì lam lũ,phart tần tảo vì kế sinh nhai. Hay cũng có thể là người mẹ già mà ngày đêm anh vẫn nhớ thương.Anh nhớ đến quê hương,nhớ đến đất mẹ thì chắc hẳn hình ảnh mẹ già phải hiện lên trong đó. Chàng trai nhớ về mẹ với một tấm lòng biết ơn,kính trọng vô bờ bến. Nhớ lắm!nhớ biết bao người mẹ thân yêu đang ngày đêm mong mỏi con trở về.

Từ ''ai'' trong câu cuối có lẽ là chỉ người con gái mà hàng trai thầm yêu trộm nhớ từ lâu. Có thể người con gái đó cũng có tình cảm sâu nặng với anh lắm nên mới khiến anh phải nhớ về. Ta như đang thấy chàng trai tỏ tình với một cô gái. Với ý tứ vừa thăm dò,vừa kìm nén cảm xúc chất chứa trong lòng chàng trai. Điều đó khiến ta nhớ đến bài ca dao khác:

'' Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi''

Với bốn câu ca dao cùng năm từ ''nhớ'' liên tiếp đã cho thấy chàng trai như vừa bày tỏ lòng mình,vừa thể hiện cảm xúc xao xuyến,bồi hồi. Cách sử dụng ngôn ngữ giản dị đã khiến bài ca dao như đi sâu vào trong lòng mỗi người đọc.Qua đó giúp ta thêm trân trọng và yêu quê hương đất nước hơn.

Bích Ngọc Huỳnh
17 tháng 1 2018 lúc 16:25

Ca dao có nhiều bài nói về nỗi nhớ. Bài ca dao dưới đây là một trường hợp:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Về bài ca dao này, có người cho rằng nó là lời tỏ tình với cô thôn nữ của chàng trai làng sắp đi xa. Cách hiểu thứ hai: Chàng trai đã đi xa lâu ngày, anh nhớ quê, nhớ người con gái làng anh mà anh từng thầm yêu trộm nhớ. Quê nhà và cô gái đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, kết đọng thành nỗi nhớ không thể nào quên.

Hai câu đầu nói lên nỗi nhớ quê:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Anh đi trong văn cảnh, nghĩa là đã đi xa, đã lâu ngày. Anh đi làm thợ, đi lính thú, đi tha hương cầu thực... Nay ở nơi đất khách quê người, năm tháng đã trôi qua, anh mới có nỗi nhớ ấy: nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Ba chữ nhớ diễn tả nỗi nhớ triền miên, day dứt, khôn nguôi. Nhớ quê nhà là nhớ ông bà, mẹ cha, anh chị em; là nhớ mái rạ, hàng cau, mảnh vườn, chiếc áo, luỹ tre; là nhớ đồng lúa xanh, cánh cò
trắng, con diều biếc... nhớ bạn bè tuổi thơ. Bốn tiếng anh nhớ quê nhà thật hàm súc, gợi lên bao nỗi nhớ đầy vơi. Đúng là

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn

(Chế Lan Viên)

Câu thứ hai nói lên hai nỗi nhớ rất cụ thể. Anh đi xa, anh nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Đó là hương vị đậm đà của quê nhà thân yêu. Quê nghèo, chỉ có món ăn bình dị ấy. Anh mộc mạc, chất phác, anh rất yêu quê nhà, anh nhớ hương vị của canh rau muống, nhớ quả cà dầm tương. Đâu cứ phải cảnh giàu sang phú quý, có cơm gà cá gỡ... mới nhớ? Anh nhớ cái bình dị của quê hương, một bát canh, một quả càvới tất cả tâm hồn. Anh thuần hậu, chất phác và đáng yêu. Vả lại, bát canh rau muống, quả cà dầm tương là hương vị của cây nhà lá vườn, trong đó còn có tình thương của người mẹ hiền tần tảo sớm khuya. Sau này, nhiều nhà thơ đã có những vần thơ đẹp viết về hương quê như hương nhãn, hương cốm mới, canh cá tràu, canh mồng tơi... Hương quê, tình quê sâu đậm biết dường nào:

Canh cá trầu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn, thèm một tí rau thơm

Ừ, thể đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơrn

(Canh cá trầu - Chế Lan Viên)

Hai câu 3, 4, nỗi nhớ của anh đã hướng sang một đối tượng mới. Từ nhớ cảnh, nhớ quê, nhớ hương vị quê nhà, anh nhớ đến người:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bèn đường hôm nao.

Nhớ ai rồi lại nhớ ai dào dạt trào dâng trong lòng. Ai là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. Nỗi nhớ ấy hướng về những người thầm thương ở quê nhà dãi nắng dầm sương, chân lấm tay bùn vất vả. Nhớ ai ở đây còn có thể nhớ cả những người không quen biết như nhà thơ Tế Hanh đã thổ lộ trong bài Nhớ con sông quê hương.

Điệp ngữ nhớ ai diễn tả nỗi nhớ nhiều man mác, bâng khuâng. Nỗi nhớ mà anh hướng tới cuối cùng là “Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Ai trong câu thơ này là cô thôn nữ hay lam hay làm, duyên dáng mà anh đã thầm yêu trộm nhớ. Hôm nao là hôm nào, là đêm trăng. Cảnh lao động của em mà anh nhớ là tát nước. Nơi tát nước cũng là nơi hò hẹn, đó là bên đàng. Có thế đó là một kỉ niệm mà nghìn năm chưa dễ mấy ai quên. Kỉ niệm ấy đã hơn một lần được nói đến:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Bốn câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.



Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
14 tháng 4 2022 lúc 20:43

Tham Khảo
Cái răngcái tóc” đều  những bộ phận trên cơ thể con người, thuộc về ngoại hình bên ngoài. Còn “góc con người” ở đây chính  nét tính cách, phẩm chất của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh rằng đôi khi ngoại hình bên ngoài cũng phần nào thể hiện được nét tính cách bên trong.

Huỳnh Kim Ngân
14 tháng 4 2022 lúc 20:45

bạn tham khảo nha

Khi nhắc đến yếu tố ngoại hình của con người, cha ông ta từ xa xưa đã có câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” - một lời khuyên đầy quý giá.

“Cái răng, cái tóc” chỉ là những bộ phận nhỏ trên cơ thể, gương mặt của con người nhưng chúng lại là điểm nhấn quan trọng để tạo nên vẻ đẹp và tính cách của mỗi người. “Góc con người” là một phần làm nên con người. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh tới việc, con người phải biết chú ý đến vẻ bên ngoài của mình, biết quan tâm, chăm sóc bản thân mình từ những thứ nhỏ bé như vậy. Đó cũng là yếu tố để khẳng định tính cách của mình.

Nếu chúng ta nhìn vào một con người, muốn đánh giá họ có sạch sẽ, gọn gàng, thậm chí đẹp đẽ hay không chỉ cần nhìn vào răng, vào tóc. Với những người chu đáo, quan tâm đến bản thân mình, họ sẽ chú trọng khi xuất hiện trước người khác. Còn những người xuề xòa, luộm thuộm, họ chẳng cần điều ấy. Bởi vậy, cái “góc con người” ở đây là tính cách, phẩm chất mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Cuộc sống hiện đại ngày nay rất dễ dàng giúp con người cải thiện hơn về vẻ bên ngoài. Không thể phủ nhận những dịch vụ chăm sóc sắc đẹp về răng và tóc ngày càng phát triển. Cho nên “góc con người” không khó để trở nên đẹp. Nhưng cái đẹp sẽ chẳng bao giờ trường tồn, cũng chẳng mãi mãi y nguyên như vậy, nếu chúng ta không biết chăm sóc chúng.

Câu tục ngữ vẫn là lời nhắc nhở về cách ăn ở, về những chú ý nho nhỏ làm nên tích cách tốt đẹp ở con người.

Heo Tuti
Xem chi tiết
Đạt Trần
16 tháng 1 2018 lúc 20:48

Chợ phiên ngày bảy, ngày hai

Không đi thì nhớ, đi hoài mỏi chân.

Nhớ ai như nhớ Nghĩa Hành,

Nhớ phiên Tam Bảo không đành không đi !

Chợ phiên Tam Bảo nguyên là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa người Kinh và người Thượng thuộc các quận Nghĩa Hành, Minh Long, Ba Tơ và Sơn Hà. Đây có lẽ là phiên chợ xuất hiện lâu đời nhất tại Quảng Ngãi và còn tồn tại mãi cho đến sau này. Ta không rõ đích xác chợ xuất hiện lần đầu tiên vào năm nào, và nơi họp đầu tiên là ở đâu, nhưng đến đời vua Tự Đức (1848-1883) thì chợ chính thức tọa lạc tại Kim Thành Hạ (Nghĩa Hành) và chợ họp với ngày phiên không thay đổi : ngày mồng hai và ngày mồng bảy Am lịch mỗi tháng.

Vũ Giang
Xem chi tiết
MiNe
6 tháng 9 2020 lúc 15:49

Bài làm:

Bốn mùa một năm,mùa nào cũng vậy,tôi yêu từng mùa vì từng vẻ đẹp của nó.Chắc có lẽ,tình yêu dành cho mùa hạ của tôi là hơn cả.Khoảng thời gian mùa hè luôn làm tôi mến bởi cái nóng đến gay gắt mà khi có cơn mưa rào ghé qua mơn man từng tia nắng.Cảm giác bình yên ấy lớn lên trong tôi qua từng mùa ve kêu,cái tiếng râm ran nhộn nhịp ấy làm tôi cứ nhớ mãi khi hè về,cái âm thanh mà có lẽ thành phố không thể nghe thấy vì bị vùi lấp bởi tiếng xe máy ô tô....Bây giờ,đã cuối hè rồi,hoa phượng cũng không còn nở,lòng tôi lại cứ nỡ nhớ mãi về những ngày hè có tiếng ve kêu rộn cả góc trời ...

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Mai Anh
7 tháng 9 2020 lúc 16:54

Sau khi hai cô chị xấu hổ bỏ làng đi biệt xứ, vợ chồng Sợ Dừa sống khá yên ổn và hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Một thời gian sau người vợ có mang, nàng sinh ra được một bé trai rất khôi ngô, gia đình họ làng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong cuộc sống bình yên ấy nhiều khi cô út cũng chạnh lòng nghĩ tới hai cô chị không biết giờ tha phương nơi xứ nào. Dù sao họ cũng là chị em ruột, sống với nhau yêu thương gắn bó hơn chục năm trời, thế nhưng hai người chị vẫn bặt vô âm tín, chẵng có tin tức gì.

Thế rồi cô út lại mãi mê với con cái và công việc, bẵng đi khoảng mười năm sau, lúc này vợ chồng Sọ Dừa đã sinh thêm một bé gái nữa. Sọ Dừa được lên chức quan cao hơn, và dù bận trăm công nghìn việc nhưng chàng vẫn lo toan cho vợ con hết lòng và đôi lúc chàng cũng mong hai chị hãy quay trở về.

Một hôm, hai vợ chồng chàng đi vắng, chỉ còn hai đứa trẻ ở nhà, bỗng chúng thấy gia nhân đang đuổi bắt ai đó liền chạy ra. Hóa ra họ đang đuổi hai người đàn bà ăn xin. Thấy họ rách rưới và đói khổ, hai đứa trẻ vốn tốt bụng và thương người nên sai gia nhân mang cơm canh cho họ ăn, sau đó chúng đến gần và hỏi:

– Hai bà chắc từ nơi xa đến, hai bà còn đói nữa không?

Thấy hai đứa trẻ lại gần, hai người đàn bà tỏ ra xấu hổ, sợ hải che nón trước mặt và xin lui. Và ra đến cổng hai người đàn bà lủi đi đâu mất.

Đến chiều khi vợ chồng Sọ Dừa trở về nhà, chúng cũng quyên không kể cho cha mẹ nghe câu chuyện xảy ra lúc sáng. Mọi chuyện vẫn diễn ra êm đẹp. cho đến một ngày kia, vào một buổi sáng đẹp trời, cô út đưa hai con ra chợ chơi, ba mẹ con đang mãi mê dạo chợ bỗng nghe tiếng huyên náo ở góc chợ, họ đang đánh mắng hai người đàn bà tội nghiệp, cô xen vào can ngăn thì những người trong chợ nói:

– Hai người này sáng ra ăn quà mà không chịu trả tiền.

– Nhưng chúng tôi không có tiền. một người đàn bà thều thảo nói.

Bỗng nhiên cô út nhìn vào hai người đàn bà, cô cảm thấy rất quen:

– Ôi, hai chị! Cô vui mừng và đầy xót xa khi nhận ra chính hai người đàn bà khốn khổ kia là chị của mình.

Hai người đàn bà nghe gọi như vậy đứng sững lại, họ cũng nhận ra đó chính là cô em út mà mình đã từng hại. Xấu hổ quá, hai người chị định bỏ đi nhưng cô út đã kịp ngăn lại, cô tha thiết nói:

– Các chị ơi, dù sao chúng ta cũng là người một nhà, những chuyện năm xưa em đã quyên rồi. Các chị hãy về nhà đi, cha chúng ta cũng đang mong đợi các chị trở về.

Trước tấm lòng chân tình của cô út, hai cô chị đồng ý về nhà. Hai đứa trẻ thấy vậy nói với mẹ:

- Mẹ ơi, hai bà này hôm trước vào ăn xin ở nhà ta đó.

- Họ khốn khổ vậy sao!…

Cô út thốt lên lòng đầy chua xót, cảm thương cho các chị của mình. Về đến nhà, Sọ Dừa cũng vui mừng đón tiếp. Trước tấm lòng nhân hậu của vợ chồng Sợ Dừa, hai cô chị không còn ngại ngùng mấy nữa. Họ kể lại chặng đường đã qua:

- Sau khi gây chuyện xấu với em, chúng ta vô cùng xấu hổ và đã bỏ đi đến một nơi thật xa. Thế nhưng cuộc sống ở đó vô cùng khó khăn, ốm đau liên miên, tiền của dự trở hết đàn và chúng ta rơi vào cảnh khó khăn khốn cùng, phải đi ăn xin. Âu đó cũng là cái giá mà chúng ta phải trả. Chúng ta rất ân hận vì hành động nông nổi của mình, mong các em hãy rộng lòng tha thứ.

Trước những lời hối cải của hai người chị, vợ chồng Sọ Dừa đã rộng lòng tha thứ. Họ mời hai người về ở cùng. Một thời gian sau phú ông qua đời, Sọ Dừa nhường tất cả dinh cơ đó lại cho hai chị. Họ cùng các con sống thuận hòa với hai chị đến cuối cuộc đời.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Huy Phạm
7 tháng 9 2021 lúc 22:26

Bạn vô lý thật mỗi người có một ngày khai trường khác nhau làm sao mà làm đc

 

Tho nguyen van
7 tháng 9 2021 lúc 22:30

Vào gu gồ mà tra í tra j trên đây

Huy Phạm
7 tháng 9 2021 lúc 22:33

Mà người ta vt trường của người ta xong bạn chỉnh sửa thì thà bạn tự vt còn hơn

Khanh Huyen Nguyen
Xem chi tiết
︵✰Ah
8 tháng 2 2021 lúc 20:08

    Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đương làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.. 

 

Danh từ :in đậm

       Quê hương em chính là cái nôi êm đềm đã cho em biết bao nhiêu tình yêu thương chân thành nhất.Thường thường vào buổi chiều khi mặt trời đã sắp lặn em lại đứng trên bờ đê thân thuộc để ngắm nhìn quê hương thân yêu của mình,xa xa bên kia là thành phố nhộn nhịp khác hẳn với phong thái yên bình,tĩnh lặng ở nơi đồng quê thơm mùi lúa chín.Cái mảnh đất thân thuộc này chính là nơi em được sinh ra,lớn lên trong vòng tay ấm áp của những người thân yêu,quê hương em mênh mông,bát ngát là những cánh đồng lúa đã chín rộ,thơm lừng.Này nhé! Quê em còn nổi tiếng với cả món "đặc sản" nhãn lồng nữa cơ đấy! Cứ vào độ tháng năm,tháng sáu ngồi ở ngoài hiên nhà ta cũng có thể ngửi thấy thoang thoảng mùi nhãn chín,đấy là còn chưa kể đến vị ngọt thanh của quả nhãn đâu,ngon ơi là ngon.Quê hương em có rất nhiều người là mẹ anh hùng có thể nói quê hương em là một nơi rất nghĩa tình, đã sản sinh ra những đứa con ưu tú của Đảng,của nhà nước.Những người con ấy đã tình nguyện ra đi vì quê hương đất nước. 

minh nguyet
8 tháng 2 2021 lúc 21:22

Tham khảo:

Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

Mèo con Channel
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
1 tháng 3 2018 lúc 20:42

câu tục ngữ : ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

câu thiếu thành phần chủ ngữ

khôi phục: Chúng ta sống phải ăn quả nhớ kẻ trồng cây

học tốt ~~~

hungminecraft
1 tháng 3 2018 lúc 20:42

thieu thanh phan chu ngu 

chung ta an qua nho ke trong cay

Nguyễn Mạnh Cường
1 tháng 3 2018 lúc 20:43

 thiếu có con thì nhớ kẻ cho an khoai mũi nhọn

NGUYỄN GIA HUY
Xem chi tiết