thuyết minh về một đồ dùng đã gắn bó từ lâu với gia đình em
Hãy tả một đồ vật gắn bó với em hoặc gắn bó với một người trong gia đình em.
Trong mỗi gia đình, chiếc phích là một đồ dùng không thể thiếu bởi nó gắn liền với những sinh hoạt thường ngày. Bố em dùng nước nóng chứa trong phích để pha trà tiếp khách, mẹ dùng nước nóng tắm cho em,… Chiếc phích vì thế mà trở nên thân thuộc. Phích nước được làm theo nguyên lí chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận ruột phích và vỏ phích. Vỏ phích được làm bằng sắt hoặc nhựa, được sơn màu đẹp mắt và có in cả tên công ty sản xuất. Để nâng được chiếc phích lên, người ta thiết kế một quai phích gắn vào vỏ. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Vì thế phích giữ được nước nóng lâu lắm. Mỗi ngày mẹ em thường trữ hai ba phích nước để dùng trong ngày. Em thấy có phích để chứa nước nóng rất tiện lợi.
Đồ dùng học tập đã bầu bạn với em trong suốt quãng đời học sinh. Em hãy viết một đoạn văn biểu cảm về sự gắn bó của mình với một đồ dùng học tập yêu quý nhất.
Tham khảo!
Vào đầu năm học mới, mẹ chuẩn bị cho em đầy đủ các dồ dùng học tập, một trong các đồ dùng đó là cây bút chì đen mà em rất thích.
Cây bút chì thon và dài bằng một gang tay người lớn. Đây là loại bút chì của hãng Ilanson. Cây bút chì thơm thơm mùi gỗ mới. Hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào hai đầu, em thấy lộ ra lõi chì đen nhánh, đó là một bút chì. Nhờ có lớp gỗ bao bọc nên ruột bút chì ít bị gãy. Bên ngoài của lớp gỗ ấy là lớp sơn màu vàng sẫm. Lớp sơn bóng loáng trông thật dẹp. Và cũng thật thích thú mỗi khi em dùng cái vỏ nhựa để gọt một đầu. Cái vo khẽ xoay, từng lớp vỏ gỗ xoắn tròn tuôn ra theo lưỡi gọt, vỏ gỗ tựa gỗ bào của bác thợ mộc. Mỗi khi gọt bút, ngòi chì nhô ra, em thử vẽ những nét bút đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá. Nét vẽ mảnh mai, thật vừa ý em.
Cây bút chì như người bạn đồng hành với em. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học vẽ, em lại dùng đến nó. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ hoặc em gái của em. Có lúc em vẽ búp bê với những bộ quần áo thời trang, ngộ nghĩnh. Cũng có lúc em vẽ chú bộ đội canh giữ vùng trời của Tổ quốc. Khi nghĩ về quê hương, em vẽ ruộng đồng, sông máng, vẽ “cánh cò bay lả bay la”, vẽ lũy tre làng ôm ấp xóm thôn,… Bút chì đã giúp ích cho em nhiều lắm. Nếu một mai em trở thành kiến trúc sư, bút chì cũng sẽ gắn bó với em.
Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một vật dụng thật quí. Nó gắn bó với em, giúp tâm hồn em thêm phong phú. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một “tài sản nhỏ” trong bộ đồ dùng học tập của mình.
Tham khảo
Vào đầu năm học mới, mẹ chuẩn bị cho em đầy đủ các đồ dùng học tập, một trong các đồ dùng đó là cây bút chì đen mà em rất thích.
Cây bút chì thon và dài bằng một gang tay người lớn. Đây là loại bút chì của hãng Ilanson. Cây bút chì thơm thơm mùi gỗ mới. Hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào hai đầu, em thấy lộ ra lõi chì đen nhánh, đó là một bút chì. Nhờ có lớp gỗ bao bọc nên ruột bút chì ít bị gãy. Bên ngoài của lớp gỗ ấy là lớp sơn màu vàng sẫm. Lớp sơn bóng loáng trông thật dẹp. Và cũng thật thích thú mỗi khi em dùng cái vỏ nhựa để gọt một đầu. Cái vo khẽ xoay, từng lớp vỏ gỗ xoắn tròn tuôn ra theo lưỡi gọt, vỏ gỗ tựa gỗ bào của bác thợ mộc. Mỗi khi gọt bút, ngòi chì nhô ra, em thử vẽ những nét bút đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá. Nét vẽ mảnh mai, thật vừa ý em.
Cây bút chì như người bạn đồng hành với em. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học vẽ, em lại dùng đến nó. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ hoặc em gái của em. Có lúc em vẽ búp bê với những bộ quần áo thời trang, ngộ nghĩnh. Cũng có lúc em vẽ chú bộ đội canh giữ vùng trời của Tổ quốc. Khi nghĩ về quê hương, em vẽ ruộng đồng, sông máng, vẽ “cánh cò bay lả bay la”, vẽ lũy tre làng ôm ấp xóm thôn,... Bút chì đã giúp ích cho em nhiều lắm. Nếu một mai em trở thành kiến trúc sư, bút chì cũng sẽ gắn bó với em.
Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một vật dụng thật quí. Nó gắn bó với em, giúp tâm hồn em thêm phong phú. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một “tài sản nhỏ” trong bộ đồ dùng học tập của mình.
thuyết minh về một đồ dùng gia đình
Em tham khảo:
Trong gia đình, luôn có những vật dụng hữu ích và cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt. Trong đó, chiếc phích hay còn gọi là bình thủy- đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng rất thông dụng, xuất hiện trong mọi gia đình.
Phích nước thì quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng ít có ai biết đến nguồn gốc của nó. Vào năm 1892, một nhà bác học người Anh, Pawar, đã cải tiến chiếc máy đo nhiệt lượng của Newton thành chiếc bình thủy có khả năng giữ nhiệt. Chiếc bình thủy có thiết kế nhỏ gọn, không quá to, cồng kềnh hay khó di chuyển như chiếc máy trước nên rất được thông dụng.
Từ khi được xuất hiện, đến nay, chiếc phích nước đã được cải tiến rất nhiều. Phích nước được phân thành nhiều loại, được làm từ những vật liệu khác nhau, với cấu tạo và những hình dáng khác nhau. Vê hình dáng, phích nước thường có hình trụ, làm bằng nhựa hoặc bằng sắt; đế bằng, cao khoảng 35- 40 cm giúp cho phích đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích có cấu tạo hai phần: phần vỏ có nắp. Nắp trong làm bằng gỗ hay xốp, nắp ngoài làm bằng nhựa hay bằng nhôm. Quai xách, tay cầm gắn với thân phích. Ngoài phích có hoa văn ( họa tiết hay phong cảnh) với nhiều màu sắc khác nhau. Chiếc phích có phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc để giữ nhiệt, đáy có một núm- van hút khí. Van càng nhỏ thì khả năng giữ nhiệt càng cao. Ở giữ vỏ phích và ruột phích là một lớp chân không để cách nhiệt.
Có nhiều loại phích được sử dụng nhưng phổ biến là hai loại: loại nhỏ: chưa được một lít nước, loại lớn chứa được 2,5- 3 lít nước. Hiện nay, loại phích đã quen thuộc với bao thế hệ gia đình trong bao nhiêu năm qua là phích Rạng Đông với nhiều kiểu dáng, màu sắc và rất bền, giá cả hợp lí với người dùng.
Trong ngày, chiếc phích giúp giữ nhiệt ở nhiệt độ từ 70- 100 độ. Có chiếc phích trong nhà, sẽ bớt được rất nhiều thời gian và công sức để đun nước mỗi khi có việc. Chiếc phích là người bạn không thể thiếu khi uống trà hay pha cà phê. Nhiệt độ nước sẽ quyết định rằng trà có ngon, có đạt đúng hương vị của nó không. Với những nhà khi chuẩn bị sinh đẻ, những chiếc phích là vật dụng rất cần thiết.
Chẳng gì tiện lợi và nhanh gọn bằng chiếc phích có thể di chuyển dễ dàng. Những chiếc phích đi liền với những năm tháng thời bao cấp cầm từng đồng để đi mua nước nóng ngoài đầu hẻm vì ngại đun nước mới, đi liền với sự xuất hiện của những đứa trẻ cũng như trong bữa cơm của mỗi gia đình. Dù cho thời ấy, một chiếc phích cũng chẳng rẻ là bao nhưng không thể không có trong mỗi gia đình. Và đến ngày nay, những chiếc phích vẫn có một vị trí không đổi trong mỗi căn nhà.
Nó là người bạn của người già và trẻ em. Một phích nước đem lại sức khỏe với mỗi chén trà, cốc sữa nóng trong mùa đông lạnh. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần có cách bảo quản đúng. Phích mới được mua về, nên đổ nước ấm khoảng nửa bình, sau đó đậy nắp lại.
Sau khoảng vài phút, mở phút ra, tráng với một lượt nước mới rồi đổ nước nóng vào. Như thế sẽ giúp cho chiếc phích không bị sốc nhiệt và nổ, tăng tuổi thọ cho phích. Vào buổi sáng, nếu còn nước cũ ngày hôm qua, nên đổ đi, tráng sạch cặn rồi đổ nước mới vào. Muốn giữ được nhiệt lâu, không nên đổ nước quá đầy, giữ một khoảng trống giữ nước và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn của không khí.
Sau một thời gian sử dụng, những chiếc phích làm từ kim loại sẽ bị gỉ, làm giảm khả năng bảo vệ của phích. Cần thay vỏ mới để an toàn khi sử dụng. Những chiếc phích bị vỡ ruột cũng có thể thay ruột phích mới để tiết kiệm, không cần thiết phải mua phích mới. Những chiếc bình thủy thế cần để xa tầm tay trẻ em và những nơi có lửa, để những nơi cao ráo.
Ngày nay, nhiều loại ấm đun nước, ấm siêu tốc ra đời khiến những chiếc bình thủy chục năm nay bỗng dần bị lép vế. Nhưng những chiếc phích vẫn luôn là người bạn đồng hành thân thiết, tiện lợi nhất trong di chuyển và sinh hoạt của mỗi người.
thuyết minh về 1 thứ đồ dùng trong gia đình em mà em yêu thích
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam
Tham khảo:
Mùa hè oi ả đã về rồi, nữ hoàng của nắng nóng bao trùm khắp mọi nơi. Tất cả mọi người chỉ muốn ở trong nhà với ly nước mát, và ngồi quạt mà thôi. Dù rằng bây giờ đa số mọi nhà đều đã sử dụng điều hoà, máy lạnh, nhưng những hôm không oi bức lắm, hoặc trước kia, quạt điện vẫn là thứ không thể thiếu trong gia đình của mỗi người.
Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỷ 19 - một hệ thống bao gồm một cái khung vải bạt kết nối với một sợi dây dẫn tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ 19, các nhà máy thủy lực thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala phát minh ra một loại quạt. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, có quy tắc hoạt động như máy bơm không khí. Khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla, hai nhà bác học phát hiện ra nguồn năng lượng điện một chiều và xoay chiều cho toàn thế giới vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay, nó cũng là phiên bản gần nhất của chiếc quạt hiện đại. Vào khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện được sử dụng nhiều nhưng không an toàn, vì thế sau nhiều cuộc cải cách để khiến cho chiếc quạt phù hợp và an toàn hơn, chiếc quạt điên được sử dụng rộng rãi.
Quạt được tạo thành từ 4 bộ phận kết nối với nhau một cách chắc chắn: vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển. Vỏ quạt với nhiều hình thức mẫu mã thiết kế khá đa dạng, vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Cánh quạt được tạo ra từ kim loại, kết cấu 3 cánh hoặc 4 cánh, thậm chí là 5 cánh như một số quạt cải tiến ngày nay, nó được mô phỏng theo cánh quạt của chiếc cối xay gió khổng lồ, chất liệu chủ yếu của nó là chất liệu bền như nhựa, sắt, inox, …. Bảng điều khiển là nơi chứa các công tắc điều chỉnh mức độ quay cánh nhanh, mạnh tuỳ vào người dử dụng mong muốn và bộ chuyển hướng của quạt, những chiếc cánh phụ này giúp cho gió có thể ra xa và rộng hơn, phù hợp với nơi đông người. Cơ chế quay của nó được dựa trên các nguyên lí cơ bản mà người ta đã nghiên cứu khá đơn giản. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giàm đi do thay đổi điện trở của cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn. Do nhu cầu sử dụng của quạt điện thời hiện đại càng cao nên quạt được cải tiến với nhiều chức năng hơn ngày trước. Quạt điện không còn chỉ sử dụng khi tạo gió, mà còn có nhiều chức năng khác như phun sương, dùng làm đèn ngủ, sưởi ấm, dùng trong ngày hè lại có thể dùng trong mùa đông.vv.
Quạt máy ngày nay được phân ra làm nhiều loại: quạt trần, quạt tích điện, quạt thông gió, Quạt treo tường, quạt cũng có nhiều mức cao, thâp, các công ty quạt sản xuất đã chế tạo quạt tuỳ thuộc vào từng nhu cầu cụ thể, thỉnh thoảng ta nên tháo quạt ra vệ sinh, lau chùi thì quạt càng thêm mới, chạy càng bền.
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nói về tình yêu, sự gắn bó của em đối với ngôi nhà mà em cùng gia đình đang ở. ( Trong đoạn văn có sử dụng các từ ngữ dùng để liên kết các câu trong đoạn văn. Gạch dưới các từ ngữ đó)
Viết 1 bài văn thuyết minh về 1 đồ dùng trong gia đình em.
Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.
Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà.
Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nản với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em
Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi.
Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.
Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời.
Tuy nhiên, hãng sản xuất bàn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy loại bàn này rất dễ hỏng.
Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.
Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.
Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được trèo lên bàn ghế, không vẽ bậy lên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong.
Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.
Môĩ đồ vật trong nhà đều có ích, nó như người bạn gắn bó với chúng ta. Em hãy viết một đoạn văn( từ 5 đến 7 câu) tả một đồ vật trong nhà đã gắn bó với em.
Hằng ngày, em đến trường bằng chiếc xe đạp cũ của mẹ cho. Tuy là xe cũ nhưng nước sơn màu xanh biển của xe vẫn còn bóng như mới. Hai vành xe và nan hoa trắng sáng, cứ loang loáng khi em đạp xe nhanh. Tay lái của xe được bọc nhựa ở chỗ cầm. Hai sợi dây thắng vòng,chéo nhau ở phía trước đính một nút thắt hình con bướm. Yên xe được thay mới nên rất êm. Xe còn có giỏ phía trước để em đựng cặp khi đi học. Xích xe quay đều kêu rè rè nhưng xe đạp rất nhẹ. Các bạn của em đều thích chiếc xe đạp này. Em rất tự hào đã tự mình đến trường bằng xe đạp, không phiền bố mẹ phải đưa đón.
Mái nhà mến yêu của em chứa đựng trong lòng nó tất cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Mọi tiện nghi trong nhà đều rất gần gũi với em nhưng em yêu thích nhất là bộ sa-lông phòng khách.
Bộ sa-lông màu cà phê sữa, đặt ở góc trái phòng khách, gồm một ghế dài và hai ghế chiếc rời nhau. Mỗi ghế rời hình vuông dọc xem nhau độ sáu mươi xăng-ti-mét có nệm ngồi và gối tựa. Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc. Bàn sa-lông bằng gỗ, đánh vec- ni bóng loáng, mặt bàn rộng năm tấc, dài tám tấc, làm bằng kính tám li màu nâu nhạt. Mẹ em trải khăn bàn màu kem và đặt lên đó một bình hoa hồng vàng làm bằng vải lộng lẫy. Mặt bàn sáng hẳn lên . Sa-lông là đồ dùng nội thất tiện lợi và tân thời. Em rất yêu thích bộ sa-lông. Nhờ có nó, mỗi khi ngồi chơi hay tiếp khách, em thấy tự tin và chững chạc hẳn lên, thói quen cư xử lịch sự hình thành tự nhiên trong em, nói năng, thưa gửi với khách của ba mẹ em rất lễ phép. Phòng khách nhà em nhờ có bộ sa-lông trông gọn gàng và sáng hẳn ra.
Thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Bạn tham khảo
Dàn ý
1. Mở bài:
- Giới thiệu cây bút chì.
2. Thân bài:
a. Lịch sử phát minh chiếc bút chì:
- Thời cổ La Mã, con người đã sử dụng thanh kim loại để viết trên giấy làm từ vỏ cây.
- Than chì graphite, chất liệu làm bút chì được lịch sử ghi nhận sử dụng từ năm 1564 tại Borrowdale, Anh.
- Bút chì đầu tiên được sản xuất tại Nürnberg, Đức, năm 1662.
b. Cấu tạo của bút chì:
- Lõi bút chì được làm bằng than chì
- Vỏ bút chì làm bằng gỗ hoặc giấy ép.
- Ngày nay, bút chì hiện đại còn có thêm loại bút chì bấm và bút chì nhiều mũi.
c. Cách sản xuất bút chì:
- Người ta trộn hỗn hợp than chí với đất sét mịn để tạo thành ruộc bút chì
- Các sợi ruột bút chì được nhúng qua dầu hoặc sáp rồi đổ vào vỏ bút chì đã cạo rãnh
- Sau đó, gắn nữa bút chì còn lại lên
- Xong cắt ra thành cây bút chì dài 15cm
d. Phân loại bút chì:
Phân loại theo màu:
- Bút chì màu
- Chút chì đen
- Bút chì than
Phân loại theo độ cứng:
- Bút chì cứng
- Bút chì trung bình
- Bút chì mềm
Phân loại theo công dụng
- Bút chì viết
- Bút chì kỹ thuật: bút chì kim
- Bút chì màu học sinh
- Bút chì màu nước dùng cho hội hoạ
- Bút chì màu dầu
- Bút chì trang điểm
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bút chì
- Cây bút chì rất có ích cho học sinh
- Bút chì là một phát minh vĩ đại của nhân loại
tham khao:
Trong gia đình, luôn có những vật dụng hữu ích và cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt. Trong đó, chiếc phích hay còn gọi là bình thủy- đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng rất thông dụng, xuất hiện trong mọi gia đình.
Phích nước thì quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng ít có ai biết đến nguồn gốc của nó. Vào năm 1892, một nhà bác học người Anh, Pawar, đã cải tiến chiếc máy đo nhiệt lượng của Newton thành chiếc bình thủy có khả năng giữ nhiệt. Chiếc bình thủy có thiết kế nhỏ gọn, không quá to, cồng kềnh hay khó di chuyển như chiếc máy trước nên rất được thông dụng.
Từ khi được xuất hiện, đến nay, chiếc phích nước đã được cải tiến rất nhiều. Phích nước được phân thành nhiều loại, được làm từ những vật liệu khác nhau, với cấu tạo và những hình dáng khác nhau. Vê hình dáng, phích nước thường có hình trụ, làm bằng nhựa hoặc bằng sắt; đế bằng, cao khoảng 35- 40 cm giúp cho phích đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích có cấu tạo hai phần: phần vỏ có nắp. Nắp trong làm bằng gỗ hay xốp, nắp ngoài làm bằng nhựa hay bằng nhôm. Quai xách, tay cầm gắn với thân phích. Ngoài phích có hoa văn ( họa tiết hay phong cảnh) với nhiều màu sắc khác nhau. Chiếc phích có phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc để giữ nhiệt, đáy có một núm- van hút khí. Van càng nhỏ thì khả năng giữ nhiệt càng cao. Ở giữ vỏ phích và ruột phích là một lớp chân không để cách nhiệt.
Có nhiều loại phích được sử dụng nhưng phổ biến là hai loại: loại nhỏ: chưa được một lít nước, loại lớn chứa được 2,5- 3 lít nước. Hiện nay, loại phích đã quen thuộc với bao thế hệ gia đình trong bao nhiêu năm qua là phích Rạng Đông với nhiều kiểu dáng, màu sắc và rất bền, giá cả hợp lí với người dùng.
Trong ngày, chiếc phích giúp giữ nhiệt ở nhiệt độ từ 70- 100 độ. Có chiếc phích trong nhà, sẽ bớt được rất nhiều thời gian và công sức để đun nước mỗi khi có việc. Chiếc phích là người bạn không thể thiếu khi uống trà hay pha cà phê. Nhiệt độ nước sẽ quyết định rằng trà có ngon, có đạt đúng hương vị của nó không. Với những nhà khi chuẩn bị sinh đẻ, những chiếc phích là vật dụng rất cần thiết.
Chẳng gì tiện lợi và nhanh gọn bằng chiếc phích có thể di chuyển dễ dàng. Những chiếc phích đi liền với những năm tháng thời bao cấp cầm từng đồng để đi mua nước nóng ngoài đầu hẻm vì ngại đun nước mới, đi liền với sự xuất hiện của những đứa trẻ cũng như trong bữa cơm của mỗi gia đình. Dù cho thời ấy, một chiếc phích cũng chẳng rẻ là bao nhưng không thể không có trong mỗi gia đình. Và đến ngày nay, những chiếc phích vẫn có một vị trí không đổi trong mỗi căn nhà.
Nó là người bạn của người già và trẻ em. Một phích nước đem lại sức khỏe với mỗi chén trà, cốc sữa nóng trong mùa đông lạnh. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần có cách bảo quản đúng. Phích mới được mua về, nên đổ nước ấm khoảng nửa bình, sau đó đậy nắp lại.
Sau khoảng vài phút, mở phút ra, tráng với một lượt nước mới rồi đổ nước nóng vào. Như thế sẽ giúp cho chiếc phích không bị sốc nhiệt và nổ, tăng tuổi thọ cho phích. Vào buổi sáng, nếu còn nước cũ ngày hôm qua, nên đổ đi, tráng sạch cặn rồi đổ nước mới vào. Muốn giữ được nhiệt lâu, không nên đổ nước quá đầy, giữ một khoảng trống giữ nước và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn của không khí.
Sau một thời gian sử dụng, những chiếc phích làm từ kim loại sẽ bị gỉ, làm giảm khả năng bảo vệ của phích. Cần thay vỏ mới để an toàn khi sử dụng. Những chiếc phích bị vỡ ruột cũng có thể thay ruột phích mới để tiết kiệm, không cần thiết phải mua phích mới. Những chiếc bình thủy thế cần để xa tầm tay trẻ em và những nơi có lửa, để những nơi cao ráo.
Ngày nay, nhiều loại ấm đun nước, ấm siêu tốc ra đời khiến những chiếc bình thủy chục năm nay bỗng dần bị lép vế. Nhưng những chiếc phích vẫn luôn là người bạn đồng hành thân thiết, tiện lợi nhất trong di chuyển và sinh hoạt của mỗi người.
Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ. Truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau?
Truyền thống đấu tranh, chống giặc ngoại xâm đã gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau:
- Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù bọn xâm lược
+ Chú Năm: đại diện truyền thống, lưu giữ truyền thống (câu hò, cuốn sổ)
+ Má Việt khả năng chịu đựng đau thương, duy trì sự sống, che chở cho đàn con và đấu tranh
- Việt, Chiến những đứa con tình nguyện cầm súng chiến đấu báo thù cho ba mẹ bị giặc Pháp giết hại