Cho mik thông tin về một số cuộc xung đột ở Tây Nam Á nhanh nhé, mai mik thi rồi
Viết báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á.
Gợi ý:
- Tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á:
+ Trữ lượng dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.
+ Phân bố.
- Khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á.
+ Phương thức khai thác.
+ Sản lượng khai tác và xuất khẩu.
Tham khảo
- Trữ lượng dầu mỏ:
+ Tây Nam Á được biết đến là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn. Theo số liệu thống kê của Tập đoàn dầu khí BP, tính đến năm 2020, tổng trữ lượng dầu mỏ đã được xác định ở khu vực Tây Nam Á đạt 113,2 tỉ tấn (chiếm khoảng 46.3% so với tổng trữ lượng dầu mỏ của thế giới).
+ Nhiều quốc gia trong khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu lớn, như: A-rập Xê-út (trữ lượng 40,9 tỉ tấn, chiếm khoảng 16,7% so với thế giới); I-ran (trữ lượng 21,7 tỉ tấn, chiếm khoảng 8.9% so với thế giới); I-rắc (trữ lượng 19,6 tỉ tấn, chiếm khoảng 8.1% so với thế giới); Cô-oét (trữ lượng 14 tỉ tấn, chiếm khoảng 5.7% so với thế giới),…
- Sản lượng khai thác:
+ Trong giai đoạn từ năm 1970 - 2020, sản lượng dầu thô khai thác của khu vực Tây Nam Á liên tục tăng. Năm 2020, sản lượng dầu thô khai thác được của khu vực này đạt 1297.3 triệu tấn, gấp 1.87 lần so với năm 1970 và chiếm khoảng 31.1% tổng sản lượng dầu thô khai thác được của toàn thế giới. Ả-rập Xê-xút, I-ran, I-rắc, Cô-oét,… là những quốc gia dẫn đầu về sản lượng dầu thô khai thác được của khu vực Tây Nam Á.
+ Tây Nam Á cũng là khu vực có sản lượng dầu thô xuất khẩu lớn. Năm 2020, sản lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực này đạt 874,9 triệu tấn (chiếm khoảng 41.5% so với thế giới). Các nước dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu dầu thô ở Tây Nam Á là: Ả-rập Xê-xút, I-ran, Cô-oét,…
- Các giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á
+ Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
+ Thứ hai, nâng cao hệ số thu hồi dầu, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên. Rà soát, có chiến lược chủ động và hiệu quả trong hợp tác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài.
+ Thứ ba, phát triển công nghiệp khí; ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
+ Thứ tư, tiếp tục thu hút đầu tư trong lĩnh vực lọc - hóa dầu theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Đọc thông tin và quan sát hình 3.5, trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á.
Tham khảo
Cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á:
- Cuộc đấu tranh chống ách độ hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây ngay từ đầu gặp phải sự kháng cự quyết liệt của người dân bản xứ. Các vương triều cùng nhân dân tổ chức kháng chiến nhưng sau đó đều bị đàn áp bằng vũ lực.
+ Tại In-đô-nê-xi-a, vào thế XVII, Tơ-ru-ni Giô-giô ki kêu gọi nhân dân chống triều đình A-mang-ku-rát và thực dân Hà Lan. Từ năm 1825 đến năm 1830, Hoàng tử Đi-pô Nơ-gô-rô lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang chống thực dân Hà Lan tại đảo Gia-va.
+ Tại Phi-lip-pin, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX diễn ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống thực dân Tây Ban Nha, điển hình là khởi nghĩa ở đảo Bộ-hộ, Lai-ơ-ta, Pan-ga-si-nan, I-lô-kô,... (thế kỉ XVII), ở đảo Bô-hộ (thế kỉ XVIII).
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho khu vực Trung Á và Tây Nam Á có những bất ổn về chính trị, các cuộc chiến tranh triền miên và những cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố là do?
A. Nơi hoạt động của khủng bố IS.
B. Các thế lực bên ngoài đả kích.
C. Tranh chấp nguồn tài nguyên dầu mỏ.
D. Đa sắc tộc, đa tôn giáo.
Đáp án C
Sự tham gia của những lực lượng khủng bố và sự can thiệp của các thế lực bên ngoài đã khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng.
Viết báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á.
Tham khảo:
Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày). Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.
Tây Nam Á là khu vực nằm ở Tây Nam của châu Á. Tây Nam Á được biết đến là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới.
Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở Ven vịnh Pec – xích.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là dầu mỏ và khí tự nhiên. Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở Ven vịnh Pec – xích.
Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày). Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.
Hiện nay nhu cầu sử dụng dầu mỏ và khí tự nhiên của thế giới rất lớn, Tây Nam Á có khả năng cung cấp hơn 40% nhu cầu dầu mỏ của thế giới.
Việc nắm giữ trữ lượng dầu mỏ lớn mang đến nguồn thu rất lớn cho các nước Tây Nam Á, giúp thu về nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ.
Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn do việc sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn đó là Tây Nam Á trở thành mục tiêu nhòm ngó của nhiều cường quốc, nhiều tổ chức nhằm thao túng, giành giật quyền lợi từ dầu mỏ dẫn đến tình trạng bất ổn định về chính trị.
Nêu một số đặc điểm về dân cư Châu Phi
( Nhanh lên nhé, mai mik thi rồi )
- Phân bố ko đồng đều . Nhiều vùng rộng lớn nhưng hầu như ko có người ( Xa-ha -ra )
-Hầu hết các vùng duyên hải ở phần Cực Bắc + cực Nam của châu Phi , vịnh Ghi-nê và nhất là thung lũng sông Nin tập trung rất đông
-Tuy đa số dân cư sống ở nông thôn nhưng Châu Phi vẫn có nhiều thành phố . Các thành phố lớn của Châu Phi thường là các thành phố cảng .
đặc điểm dân cư Châu Phi là người da đen, kinh tế chậm phát triển
Bạn nào biết các cuộc chiến tranh, xung đột diễn ra ở Tây Nam Á vào những năm từ 2001-2016 không?
Luân xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, các dân tộc và tôn giáo, nạn khủng bố.
Luân xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột đặc biệt là nạn khủng bố.
Mở rộng: Tính đến năm 2007,hai khu vực nàynơi tập trung nhiều loại mâu thuẫn gay gắt nhất, cũng là "điểm nóng" nhất thế giới, biểu hiện bằng cả chiến tranh, xung đột vũ trang, bạo lực khủng bố, khủng hoảng hạt nhân, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng nhân đạo.
Tập trung nhất vẫn là ở I-rắc. Hơn 4 năm sau ngày Mỹ tiến công I-rắc, đất nước này vẫn chưa im tiếng súng, chiến tranh và xung đột vũ trang, bạo lực khủng bố vẫn tiếp diễn hằng ngày giữa quân nổi dậy với quân Mỹ và đồng minh chiếm đóng, giữa các phe phái Hồi giáo dòng Si-ai, dòng Săn-ni, Hồi giáo Gi-hát và cả người Cuốc.
Ngay từ đầu năm 2007, Tổng thống Mỹ But đã có điều chỉnh chiến lược về I-rắc, tăng thêm quân và tăng cường xây dựng, củng cố chính quyền I-rắc, nhưng vẫn không có được một nhà nước I-rắc đủ mạnh để ổn định tình hình, để quân Mỹ có thể rút dần về nước.
Cũng như I-rắc, từ năm 2006 cho đến nay, Li-băng đã trở thành chiến trường khốc liệt tranh giành ảnh hưởng giữa hai phái Săn-ni và Si-ai bằng bạo lực khủng bố, và xung đột vũ trang giữa Héc-bô-la với I-xra-en.
Đọc thông tin, hãy nêu nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột quân sự ở một số quốc gia châu Phi. Các cuộc xung đột có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hội ở châu Phi?
- Nguyên nhân gây ra các xung đột quân sự ở một số quốc gia châu Phi:
+ Do những tranh chấp về sở hữu đất đai và tài nguyên thiên nhiên.
+ Sự bất đồng giữa các sắc tộc.
- Ảnh hưởng của các cuộc xung đột đến kinh tế - xã hội châu Phi:
+ Làm nhiều người thiệt mạng.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, sản xuất lương thực, việc làm và đời sống.
+ Nhiều quốc gia rơi vào tình trạng kiệt quệ kinh tế, người dân lâm vào cảnh đói nghèo.
Tìm thêm thông tin và chia sẻ với bạn về một thành tựu văn hóa Đông Nam Á mà em thấy lí thú.
TRL GIÚP MIK VS MIK ĐANG CẦN GẤP
Nhận xét về hậu quả của các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ?
Hậu quả: kinh tế chậm phát triển ; tình trạng đói nghèo, mất dân chủ, thiếu công bằng; môi trường bị hủy hoại nặng nề phổ biến.