Gần mực thì đen
Gần noel thì thi học kì
Có đúng ko zj mọi người ơi
Mọi người ơi , nghĩa đen và nghĩa bóng của câu Thẳng như ruột ngựa và câu Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là gì vậy
Nghĩa 1 là nói về ruột của con ngựa rất thẳng,nghĩa 2 là nói về người không bao giờ giấu giếm luôn nói sự thật
còn câu Gần mực thì đen gần đèn thì sáng thì sao
Dân gian đúc kết " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Nhưng có người lại bảo " Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" . Em hãy viết 1 bài văn thuyết phục mọi người theo ý mình
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Câu chuyện Mẹ Mạnh Tử dạy con hẳn là câu chuyện sâu sắc về tầm quan trọng của môi trường sống có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành cũng như phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Truyện kể này nhắc nhớ ta đến câu tục ngữ quen thuộc của ông cha ta "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", tuy nhiên trong thực tế có một số trường hợp "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng". Vậy bạn nghĩ sao về ý kiến này?
Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng"? Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mượn hai hình ảnh mang ý nghĩa tương phản nhau, nếu như mực thường là chất lỏng màu đen, người xưa thường sử dụng mực Tàu đen để viết chữ hay vẽ tranh, nếu sử dụng không khéo léo sẽ bị mực dây vào tay hay quần áo thường rất bẩn. Hình ảnh mực còn là hình ảnh ẩn dụ, mang ý nghĩa tượng trưng cho những điều xấu xa, đen tối, những cám dỗ bên ngoài mà con người rất dễ mắc phải. "Gần mực thì đen" có nghĩa khi ở trong môi trường xấu, tiếp xúc với những con người không tốt, chúng ta rất dễ bị lây nhiễm những thói quen xấu và dễ dàng bị sa ngã, đi theo con đường tội lỗi. Còn khi nhắc đến "đèn" - một vật dụng chiếu sáng vào ban đêm, giúp nhìn rõ mọi vật khi không có ánh sáng tự nhiên của mặt trời, người ta thường nghĩ ngay đến ánh sáng, những gì đẹp đẽ nhất. "Gần đèn thì rạng" nghĩa là khi sống trong môi trường tốt đẹp, lành mạnh, được tiếp xúc với những con người tốt, chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, học hỏi được những điều hay lẽ phải.
Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng trong một số trường hợp, "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã sáng". Câu tục ngữ này đã khẳng định tùy thuộc vào từng tình huống, con người dù có gần đèn - sống trong môi trường lành mạnh, tốt đẹp, thậm chí sống trong điều kiện vô cùng đầy đủ nhưng không có bản lĩnh vững vàng, sẽ rất dễ bị cám dỗ, sa vào những thói xấu; có những kẻ chỉ thích hưởng thụ, hèn nhát, nhụt chí không biết vượt lên hoàn cảnh. Ngược lại, có những người sống trong hoàn cảnh khó khăn "gần mực" nhưng với bản lĩnh vững vàng đã tự mình vượt lên mọi thử thách để sống một cuộc đời có ý nghĩa. Đó là Nick Vuijic, cả thế giới đều cảm phục bởi tài năng và ý chí, nghị lực phi thường của anh. Là một người khi sinh ra không may mắn gặp phải chứng bệnh rối loạn bẩm sinh khiến anh không có tay và chân, điều này khiến anh suy sụp tinh thần và đã có ý định tự tử nhiều lần, những tưởng rằng cuộc đời của anh sẽ chìm vào trong bóng tối. Nhưng nhờ tình yêu thương của cha mẹ và những nỗ lực không ngừng nghỉ, bản lĩnh phi thường của bản thân, anh đã thoát khỏi những mặc cảm đè nén đó để vươn lên trở thành một người sống có ý nghĩa và diễn giả truyền cảm hứng sống cho biết bao con người trên khắp thế giới. Đó chẳng phải là "gần mực chưa chắc đã đen" hay sao? Hay như vận động viên người khuyết tật Lê Văn Công của Việt Nam, người đã từng phá nhiều kỉ lục thế giới trong bộ môn cử tạ để mang lại vinh quang cho đất nước. Anh sinh ra đã mắc bệnh teo chân, đã phải trải qua rất nhiều công việc vất vả để mưu sinh trước khi đến với con đường vận động viên chuyên nghiệp; bỏ qua những mặc cảm về bản thân và bằng ý chí, nghị lực phi thường cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, anh xứng đáng là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Đó còn là những đứa trẻ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn nỗ lực cố gắng hết sức mình trở thành những bậc tài danh, trở thành những công dân có ích, đóng góp tích cực cho gia đình và xã hội. Quả đúng là khi con người bị đẩy đến bi kịch, những đen tối của cuộc đời, chỉ có bản lĩnh và ý chí con người mới giúp con người thoát khỏi vũng bùn lầy đó để vươn lên tỏa sáng.
Để làm được những điều kì diệu, phi thường như Nick Vuijic, như vận động viên Lê Văn Công... và hàng trăm, hàng ngàn những tấm gương vượt khó khác không gì khác chính là do họ có bản lĩnh vững vàng, ý chí và nghị lực vươn lên khắc phục mọi khó khăn để tự mình gặt hái thành công. Như vậy, ý kiến "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" có phần phù hợp trong một số trường hợp thực tế của cuộc sống hiện nay, qua đây cũng giúp chúng ta có những nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người, tuy nhiên bản lĩnh của mỗi người là yếu tố quan trọng hơn cả để có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống dù là trong điều kiện và môi trường sống nào. Với những người sống trong những gia đình có điều kiện vật chất đầy đủ, thuận lợi lại càng cần khẳng định giá trị của bản thân và giữ vững phẩm chất tốt đẹp của bản thân, không ỷ lại vào người khác.
Như vậy, câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" đã không còn được áp dụng rộng rãi trong mọi trường hợp trong đời sống hiện nay bởi có những trường hợp "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" . Vậy nên mỗi người cần có nhận thức sâu sắc về hoàn cảnh sống và thường xuyên tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân mình bằng những hành động tốt đẹp để xây dựng cuộc sống ngày một văn minh, hiện đại hơn.
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Nam là một cậu bé hay phá làng phá xóm, thường xuyên trốn học đi chơi. Mọi người trong xóm nghĩ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, họ cho rằng Nam là một người hư hỏng nên không cho con em mình chơi với Nam …
Suy nghĩ của mọi người trong xóm đúng hay sai?
Nếu em là bạn của bạn nam em sẽ làm gì?
Mọi người giúp em với ạ
Theo em suy nghĩ của người hàng xóm sai vì không thể là vì Nam hay phá làng phá xóm, thường xuyên trốn học đi chơi mà xa lánh Nam được.
Nếu em là bạn của Nam em sẽ khuyên người hàng xóm đó không nên vì chuyện đó mà bắt con em mình xa lánh Nam .Vì làm thế có thể làm mất tình bạn của họ....
Mình không chắc đâu nha !
Trong câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" có mấy cặp từ trái nghĩa?
A. Một cặp B. Hai cặp C. Ba cặp
Mọi người ơi giúp mình bài này với. Mình đang cần gấp.
A.có một cặp nha!
chúc bạn học tốt
TL
A
TK cho m
HT
KB nữa
Lập dàn ý và phân tích câu ca dao "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"
Giúp với mn ơi mai kiểm tra học kỳ rồi
Trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của cha ông ta; mỗi câu, mỗi lời nói đều đúc rút kinh nghiệm sống quý báu cho thế hệ sau học tập. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa răn dạy rất lớn đối với mỗi người.
Câu tục ngữ này có hai vế đối song song đối lập nhau nhưng lại bổ sung để hoàn thiện ý nghĩa cho nhau. Trong cuộc sống câu tục ngữ này được vận dụng rất nhiều nhằm đưa ra lời khuyên răn, dạy bảo, hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn.
“Mực” trong câu tục ngữ này có nghĩa tường minh và nghĩa hàm ngôn. “Mực” theo nghĩa tường minh chính là chỉ màu đen của một loại dung dịch tạo nên nét chữ sau khi viết. Người ta thường dùng mực để hút vào bút và bắt đầu viết. Nhưng hàm ý sâu xa của nó là chỉ những điều đen tối, xấu xa, không nên dây dưa vào.
“Đèn” nghĩa tường minh là vật dụng cần thiết để tạo nên ánh sáng trong mỗi gia đình, nếu thiếu nó thì căn nhà sẽ trở nên tối tăm. Còn hàm ý của ‘đèn” là ám chỉ những việc tốt đẹp, là chân lý, ánh sáng đáng trân trọng trong xã hội.
Cha ông ta rất có dụng ý khi đặt “mực” và “đèn” có ý nghĩa đối lập nhau ở cạnh nhau là nhằm thức tỉnh mỗi chúng ta.
Trong cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp, cần học tập và phát huy nhưng ngược lại đâu đó vẫn còn những góc khuất, những điều xấu, những con người xấu có thể khiến chúng ta sa vào bùn lầy. Câu tục ngữ vẽ ra hai viễn cảnh, hai con đường đi. Nếu chúng ta ở gần “mực”- gần điều xấu xa thì chắc chắn chúng ta sẽ bị nhiễm, và tồi tệ hơn nữa chúng ta sẽ biến thành những kẻ xấu. Ngược lại nếu được sống trong môi trường gần ‘đèn” thì chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều tốt đẹp, trở thành người tốt giúp ích cho xã hội.
Câu tục ngữ nhắc nhở, khuyên răn chúng ta cần biết “chọn bạn mà chơi”, chọn nơi tốt đẹp để sinh sống, chọn điều hay để học. Đừng để những thói hư, tật xấu cám dỗ. Xã hội đầy rẫy những điều xấu, nếu chúng ta không biết cách lựa chọn cách sống, không có lập trường thì rất dễ dàng bị lôi kéo vào đó. Bởi vậy làm người cần có chính kiến, cần biết chắt lọc điều tốt đẹp nhất để sống có ích.
Tuy nhiên, có những người rất giàu nghị lực, sống bên cạnh những người xấu xa vẫn giữ vững được lòng son. Đó là những người thực sự đáng ngưỡng mộ và học hỏi.
Trong một lớp học, có một số “phần tử” chuyên đi phá hoại lớp, có hành vi không tốt đẹp với thầy cô. Chúng ta vừa nên tránh xa họ, vừa nên khuyên ngăn họ để các bạn ấy có thể thay đổi được bản chất và có ý thức, kỉ luật hơn. Đó là điều mà cha ông ta muốn con cháu sau này làm người cần phải có.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống nhằm khuyên răn, giáo dục thế hệ trẻ.
Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực. Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gàn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuojc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.
Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xát một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
câu tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì ?
a. không nên chơi với bất kì ai
b. chỉ chơi với người xấu
c. chỉ nên chơi với những người quen biết
d. lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt .
Gần mực thì đen
Gần đi học thì mắc ỉ@
dậy sớm để chuẩn bị đến khi gần học thì mắc ỉa;-;
Ăn sớm;-;?
Mọi người cho mình vài dẫn chứng về câu nói : '' Gần mực thì đen gần đèn thì rạng nha ''
( Giúp mình với mai KT rồi )
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu
có phải ạn kiểm tra rồi giò thì hởi lamg chi
Tục ngữ là kho tàng vô giá về kinh nghiệm trong sản xuất, trong học tập và đấu tranh. Nó cho ta nhiều bài học hay, nhiều nhận xét sâu sắc trong ứng xử, giao tiếp. Trải qua bao đổi thay của thế sự, nhân tình, lớp bụi thời gian có thể phủ mờ lên nhiều thứ, nhiều điểm có thể bị lãng quên... nhưng kho tàng vô giá này vẫn có một sức sống lâu bền và có nhiều ý nghĩa đối với nhân sinh. Câu tục ngữ "'Gần mực thì đen", "Gần đèn thì sáng"- hai biểu tượng tương phản nhau: “mực”, "đèn". Do đó, tác dụng cũng trái ngược nhau: “đen” và “sáng".
Màu đen của mực (mực tàu), nguồn ánh sáng của đèn là hai biểu tượng về cái xấu và cái tốt, về dở và hay, cái lạc hậu, tiêu cực và cái tiến bộ, tích cực. "Gần" là bên cạnh, đặt bên cạnh, sống gần gũi. Đối lập với gần là xa, là tách biệt, cách ly. "Mực thì đen" nhưng có ở "gần" thì mới “đen". "Đèn thì sáng" nhưng có đặt gần, ở gần thì mới sáng. Câu tục ngữ chỉ ra mối tương quan gần gũi của hai sự vật. Nhân dân ta mượn hai biểu tượng đối lập (mực, đèn) để nói lên tầm quan trọng to lớn của mối quan hệ xã hội, của môi trường tác động đến con người.
Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" nêu lên một bài học, một kinh nghiệm về cách sống, thái độ sống, khuyên bảo chúng ta nên biết gần gũi người tốt, xa lánh kẻ xấu, đặc biệt là biết chọn bạn mà chơi.
Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" chứa đựng một kinh nghiệm sống, cách sống đúng đắn và hay. Con người ta sinh ra tính vốn thiện và lành nhờ sự dạy dỗ, giáo dục, học tập mà trở thành người hữu ích. Nếu sống trong một môi trường xấu thì dễ trở nên xấu như "Gần mực thì đen" vậy. Nhưng nếu sống trong một môi trường tốt, có quan hệ xã hội tốt thì có thể trở thành người tốt, chẳng khác nào “gần đèn thì sáng". Sự nhiễm bẩn lây lan rất đáng sợ, khi sống “gần mực". Điều tốt đẹp, trong sáng, cái hay, cái tôi của người, của đời sẽ toả sáng tâm hồn ta, cảm hoá lòng ta nếu ở “gần đèn".
Mối quan hệ xã hội, môi trường sống... đã tác động vào tâm hồn làm thay đổi tâm tính của mỗi người. Gần người hiền, xa kẻ dữ, chọn bạn mà chơi, học cách làm người, cách làm ăn của những gương cần cù, tài giỏi...là bài học quý báu hàm chứa trong câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
Đáng ngại biết bao khi ta phải sống gần gũi những kẻ bất lương, trộm cắp rượu chè, cờ bạc? Hạnh phúc biết bao khi chúng ta được ở gần, có mối quan hệ với những người bạn tốt, láng giềng tốt. Ta sẽ học được bao điều hay lẽ phải ở đời. Phương ngôn có câu: “bạn tốt quý hơn vàng" là thế! Truyện cổ tinh hoa nhắc lại chuyện bà mẹ Mạnh Tử dời nhà nhiều lần; lần sau cùng bà chuyển đến trường học. bà mới yên tâm. Có bà mẹ vĩ đại như thế mới có người con Mạnh Tử ở đời.
Trong dân gian có nhiều câu tục ngữ nói về: mối quan hệ xã hội. Mỗi câu là một khía cạnh sắc bén nói lên cách sống và mối quan hệ ở đời:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài,
Ở gần nhà giàu mỏi răng ăn cốm,
Sống gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn.
Ở dữ, giữ mình.
Thói thường gần mực thì đen,
Anh em bạn hữu phải liên chọn người.
Cũng cần phải quan niệm câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng'' một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn. Sự tác động của con người đối với hoàn cảnh, với quan hệ xã hội rất lớn. Con người giàu bản lĩnh, tài năng có thể góp phần cải tạo hoàn cảnh, làm thay đổi mối quan hệ xã hội. Họ lấy tài năng, đạo đức, tình thương của mình, mà cảm hoá đồng loại, giáo dục kẻ bất lương. Câu ca dao "Gần mực mà chẳng hôi tanh mùi bùn" càng làm cho ta cảm nhận thêm sự thật ấy. "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", chân lý ấy hiển nhiên rồi. Nhưng nếu thiếu chí tiến thủ. không có ý thức tốt trong học tập vươn lên không khiêm tốn... thì "gần đèn" nhưng khó mà “sáng" lên được, học thiếu cố gắng... thì không thể nào “sáng" hơn chúng bạn. Môi trường, quan hệ xã hội gia đình, nhà tnường xã hội - rất quan trọng. Bởi vậy, mỗi người phải luôn luôn có ý thức tốt trong học tập, tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, tiến bộ không ngừng.
Tuổi trẻ có bạn bè. Chọn bạn tốt mà chơi. Không đua đòi kẻ xấu. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" giúp ta định hướng lộ trình đi tới tương lai tốt đẹp.
Câu : " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng " Là đúng hay là sai :