Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Mouse
Xem chi tiết
EDOGAWA CONAN
28 tháng 8 2018 lúc 16:10

Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại. Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lý Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của một người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất” , một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

Bình luận (0)
Sương Đặng
Xem chi tiết
Thu Thủy
22 tháng 12 2017 lúc 20:30

Sương Đặng

Thuyết minh về truyện ngắn ?

Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống, một biên cô, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh ghi lại một biến cố quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ khi em từ thế giới gia đình bước vào thế giới nhà trường. Trong Chiếc lá cuối cùng của O’ hen-ri, đó là việc Giôn-xi bị ôm nặng nằm chờ chết; việc cụ Bơ-men lặng lẽ vẽ chiếc lá cuối cùng trong một đêm mưa tuyết dữ dội để cứu sông cô gái, và cụ đã ra đi sau khi hoàn thành kiệt tác ấy. Còn trong Lão Hạc, Nam Cao ghi lại mảnh đời cuối cùng của người nông dân già nghèo khổ, đơn độc, nhưng trước khi tìm về cái chết đã lo lắng thật chu đáo cho đứa con lúc nó trở về. Truyện ngắn thường có ít nhân vật và sự kiện như trong ba truyện ngắn trên.

Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Nó không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến một đời người mà chọn lấy những khoảnh khấc, những lát cất của cuộc sống để thể hiện. Tôi đi học chỉ thu lại trong buổi tựu trường đầu tiên trên con đường từ nhà đến trường, trên sân trường, trong lớp học; Lão Hạc chỉ là khoảnh khắc cuối đời của nhân vật từ nhà của lão sang nhà ông giáo; Chiếc lá cuối cùng được kể lại trong những ngày Giôn-xi ốm nằm ở căn phòng nhỏ có chiếc cửa sổ trông ra cây thường xuân.

Kết cấu truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề, như sự tương phản giữa tình mẹ con và những tình cảm mới mẻ đối với nhà trường, thầy giáo, bạn bè trong tâm trạng đứa trẻ (Tôi đi học); giữa cuộc sống nghèo khổ với cái chết đau đớn với tình yêu thương lo lắngcho đứa con của lão Hạc (Lão Hạc); giữa sự trở về với cuộc sống của Giôn-xi và sự ra đi của cụ Bơ-men, giữa chiếc lá thường xuân đã rụng và chiếc lá cuốicùng vẫn còn mãi mãi trên tường (Chiếc lá cuối cùng).

Những đặc điểm trên đây đã khiến cho dung lượng truyện ngắn thường ngắn. Nhưng không phải vì thế mà truyện ngắn không đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời như Lão Hạc hay Chiếc lá cuối cùng. Và nếu đọc các tác phẩm của các bậc thầy trong thể loại này, ta càng thấy rõ điều đó.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
22 tháng 12 2017 lúc 20:44

Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình. Truyện ngắn xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỉXIX, pháttriển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào Nga Chekhov và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỉ XX.

Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỉXIX) nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên hiện đại, hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết. Con người không có đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Hồng Lâu mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm.... Truyện ngắn là tác phẩm tự sự loại nhỏ, đơn giản là lối trần thuật khiến “độc giả có thể đọc liền một mạch”. Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của cuộc sống xã hội. Truyện ít nhân vật và sự kiện, cốt truyện diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu: sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề. Tuy ngắn nhưng truyện ngắn có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời.Còn Poe viết: “Trong cấu trúc tổng thể của nó, không có một từ nào mà sự thể hiện khuynh hướng trực tiếp hoặc gián tiếp của nó không được nhà văn sắp đặt trước. Với ý nghĩa đó, bằng tài năng và sự chăm sóc kĩ lưỡng của nhà văn, tác phẩm như một bức tranh hiện lên với trọn vẹn màu sắc, đưa lại cho người đọc sự thỏa mãn đầy đủ nhất”. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.

Raymond Carver - một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiêu mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổvới tốc độ chóng mặt. Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút họặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi đểcác cây bút trẻ khẳng định tài năng.

Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng... Từ sau Cánh mạng tháng Tám truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu... Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhât là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in.Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lí luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mởra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đă từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa", “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.

Như vậy truyện ngắn là một thể loại văn học hiện đại. Ngày nay nó đã và đang phát huy được ưu thế và đóng góp không nhỏ vào thành tựu của văn học Việt Nam thế kỉ XX, XXI và mãi về sau.

Bình luận (0)
Đỗ Ánh Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Diệp
15 tháng 10 2021 lúc 7:23

BẠN THAM KHẢO NHA !

a)Văn bản thuyết minh là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích

b)Đặc điểm chính văn bản thuyết minh

Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật, sự việc trong đời sống thực. Nó có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Cách trình bày phải rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.

c)Yêu cầu khi viết một văn bản thuyết minh

– Cần nắm chắc những đặc điểm và tính chất của sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh; – Khi viết bài, người viết cần làm nổi bật các đặc điểm chính của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh sao cho việc truyền tải thông tin đến người đọc một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất.

d)Các phương pháp thuyết minh. - Ngoài các phương pháp thuyết minh (nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích) còn có những phương pháp như thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.

hok tốt ~~~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Huỳnh Tú Trinh
Xem chi tiết
Kieu Diem
3 tháng 9 2019 lúc 20:52

#Tham khảo

“Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Chúng tôi là lúa một loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam.Trải dài từ Bắc xuống chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp loài cây chúng tôi. Chúng tôi đã gắn bó thân thiết với làng quê, với người dân Việt Nam. Họ nhà lúa không chỉ là nguồn sống, đem lại những giá trị vật chất nuôi sống con người mà chúng tôi còn là người bạn tâm giao, cùng sẻ chia những vui buồn, ước vọng của người nông dân Việt Nam.

Cây lúa có nguồn gốc từ xa xưa, khi cuộc sống con người cần lương thực cho sinh hoạt thì cây lúa xuất hiện. Lúa là một loại cây trồng cổ có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu, triệu người trên Trái đất từ xa xưa đến nay… Đi khắp đất nước Việt Nam, từ Bắc vào Nam, từ miền ngược đến miền xuôi,… đâu đâu các bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh họ hàng nhà lúa chúng tôi trải rộng trên các cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cây lúa chúng tôi đã góp phần tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời vời cho đất nước.

Cây lúa chúng tôi sống chủ yếu là nhờ nguồn nước ngọt.Cây lúa phát triển khi có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Lúa có bộ rễ chùm để dễ dàng hấp thụ nguồn chất dinh dưỡng xung quanh đất. Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng. Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm.Cây lúa phát triển theo từng giai đoạn nên đặc điểm của cây cũng khác nhau. Khi còn là mạ non thì lúa gồm nhiều nhánh lá và chưa hình thành rõ thân cây. Khi phát triển thì chúng tôi bắt đầu lớn và đến thời con gái cây lúa vươn mình. Cây lúa giai đoạn này có thân cây cao, thẳng và bắt đầu trổ bông với những bông sữa non. Khi những bông sữa có hạt thì cây lúa nghiêng mình và những bông lúa cong xuống giống như hình mũi liềm với những bông nặng trĩu hạt. Chắc hẳn đó sẽ là một vụ mùa bội thu của người nông dân.

Và để trồng được lúa cũng không khó nhưng cũng rất phức tạp bởi cây lúa cần có sự chăm sóc đặc biệt. Từ xưa ông cha ta khi trồng lúa đã rút ra kinh nghiệm “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” vì thế mà với chúng tôi nguồn nước có vai trò vô cùng quan trọng. Để có một ruộng lúa phát triển thì ta phải đảm bảo luôn có nước trong ruộng. Và nguồn dinh dưỡng cho cây cũng rất cần thiết, nó sẽ đảm bảo cho cây phát triển tốt và mang lại năng suất cao. Thêm vào đó cũng cần đến sự chăm sóc chu đáo của người nông dân bởi cây lúa rất dễ mắc bệnh và nếu không được chữa kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm.
Cây lúa ở Việt Nam canh tác theo hai vụ: lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Và cũng dễ thích nghi với nhiều loại đất như đất cát, đất thịt, đất phèn…Chúng tôi khi xinh ra cũng có rất nhiều loại phù hợp với đặc điểm thích nghi ở từng nơi. Nhưng có hai loại khác biệt là lúa nếp và lúa tẻ: Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa nếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các loại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.
Cây lúa chúng tôi còn là loài cây đứng thứ hai trên thế giới về số lượng xuất khẩu ở Việt Nam và là nguồn lương thực chính không thể thiếu. Trong mỗi bữa cơm những hạt gạo thơm ngon, mềm dẻo sẽ làm cho bữa cơm gia đình ấm áp và tràn đầy yêu thương. Không chỉ thể thân lúa khi thu hoạch xong còn là nguồn cung cấp thức ăn cho trâu, bò. Và loài người cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của chúng tôi trong cuộc sống của họ.
Cây lúa từ bao đời nay luôn là người bạn đồng hành của người nông dân trong cuộc sống. Chúng tôi mãi mãi là một biểu tượng của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế với những gì đẹp nhất.
~học tốt~

Dài sương sương @.@

Bình luận (2)
Hoàng Thu Hằng
3 tháng 9 2019 lúc 20:54

Từ xa xưa chúng tôi đã trở thành những người bạn quen thuộc của các bác nông dân, trở thành hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến quê hương Việt Nam:

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.”


Nói đến đó, hẳn các bạn đã biết chúng tôi là ai rồi đúng không? Chúng tôi là họ hàng nhà lúa.
Không biết họ hàng nhà chúng tôi đã có mặt từ bao giờ, chỉ nghe ông bà tổ tiên kể lại, chúng tôi đã xuất hiện từ rất lâu rồi: từ khi con người ta biết trồng trọt, biết làm nương làm rẫy, từ khi chàng Lang Liêu biết lấy gạo để làm bánh chưng bánh dày, chúng tôi có mặt trong cả những truyền thuyết, khi nhà nước hình thành, con người biết hợp tác với nhau để sản xuất, phát triển , xây dựng nhà nước ấy. Không biết từ khi nào, chỉ biết rằng, sự có mặt của chúng tôi là một bước tiến , một dấu mốc đáng nhớ trong quá trình tiến hóa của loài người. Và ngày nay trải dài từ Bắc đến Nam đâu đâu cũng có những cánh đồng lúa trải rộng mênh mông như những tấm thảm mềm mại.

Họ hàng nhà lúa chúng tôi tự hào vì mình cũng có những đặc điểm riêng biệt. Chúng tôi là anh chị em với ngô khoai sắn cùng họ ngữ cốc. Cây lúa nào cũng có tấm thân cỏ rỗng, mềm mại, lá xanh, dẹp, dát mỏng. Chúng tôi bám vào đất bằng rễ chùm, không khỏe và chắc được như anh rễ cọc nhưng cũng đủ để chúng tôi sống qua một mùa vụ dãi nắng dầm mưa và dễ dàng trở về với các bác nông dân trong mùa thu hoạch. Khi đương thì con gái, chúng tôi đều mặc trên mình bộ trang phục màu xanh non mát mẻ. Nhưng khi đến mùa vụ, chúng tôi háo hức được diện những chiếc đầm xòe màu vàng, trĩu nặng những bông lúa. Mỗi hạt lúa có phần bên ngoài là vỏ trấu màu vàng, sờ vào thấy ráp tay, bao bọc lấy phần bên trong là hạt gạo trắng ngần, thơm mùi sữa.

Chúng tôi được gọi chung là lúa, nhưng căn cứ vào mỗi yếu tố khác nhau, chúng tôi lại có những cái tên khác nhau. Về giống lúa, có lúa tẻ, lúa nếp...; Về thời vụ giai đoạn trồng lúa có chiêm lúa mùa, lúa vụ xuân hè, lúa vụ hè thu…
Nhưng dẫu là giống lúa nào chúng tôi vẫn tự hào vì mang được ích lợi, niềm vui đến cho cuộc sống của con người. Lúa là cây cung cấp lương thực phổ biến nhất thế giới với hơn 40% dân số trên thế giới sử dụng gạo trong bữa ăn mỗi ngày. Ngoài nấu cơm, chúng tôi còn có thể làm thành cốm hoặc các loại bột làm bánh tiện lợi. Ngoài ra, vỏ trấu có thể làm phân bón, thân lúa hay còn gọi là rơm có thể dự trữ lâu ngày dùng làm chất đốt hoặc lót chuồng gà, chuồng trâu, làm thức ăn cho các loại gia súc,... Xuất hiện nhiều trong những câu thơ, câu hát, chúng tôi từ ngàn xưa đã trở thành một phần trong đời sống tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân. Đặc biệt cây lúa còn trở thành biểu tượng đặc trưng cho nền văn minh lúa nước Việt Nam, vì vậy hình ảnh bông lúa được in trịnh trọng đẹp đẽ trên những huy hiệu, những lá cờ tung bay phấp phới.

Để tạp ra chúng tôi, người nông dân phải chịu nỗi nhọc nhằn cực khổ trăm bề, phải tuân thủ quy tắc “nhất nước-nhị phân-tam cần-tứ giống”, chọn giống lúa tốt, gieo mạ cấy lúa đã khó, chăm sóc cho cây lúa khỏe mạnh cho đến vụ thu hoạch càng khó khăn hơn. Chưa kể những đợt hạn hán hay ngập lụt, thời tiết khắc nghiệt, lúa vì thế mà héo khô hay ngập úng mà chết, mùa màng thất bát, đối với những người nông dân ấy là cả một nỗi khổ, một sự nhọc nhằn. Bởi vậy mà:
“ Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”

Mọi người phải biết quý trọng từng hạt gạo cũng chính là quý trọng công sức lao động của những người nông dân vất vả ngày đêm một nắng hai sương, dãi gió dầm mưa để làm nên hạt gạo.
Ngày nay càng nhiều loại thực phẩm mới xuất hiện ở thị trường nhưng cây lúa hay hạt gạo quen thuộc vẫn không mất đi vị trí của nó. Bởi cây lúa chúng tôi tượng trưng cho nếp sinh hoạt ngàn đời của dân tộc ta.

Bình luận (0)
minh nguyet
3 tháng 9 2019 lúc 20:55

Tham khảo:

Lúa là một trong số cây lương thực chính của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Trên chặng hành trình trải dài từ miền Bắc vào đến trong Nam, không có nơi đâu là thiếu vắng hình ảnh những cánh đồng lúa mênh mông trải dài vô tận. Có rất nhiều các loại giống lúa khác nhau phù hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình của mỗi vùng miền như: Nếp 97, xi, quy…Tuy khác nhau về giống nhưng chúng đều có chung đặc điểm. Lúa thuộc họ cây thân mềm, rễ chùm, dài. Thân lúa thường mọc thẳng. Lá lúa dài như lưỡi kiếm, mặt lá nhám. Khi còn non thì mang màu xanh mỡ màng, lúc chín, lá lúa khoác trên mình chiếc áo vàng óng ả, cùng với hương thơm ngào ngạt của bông lúa chín tạo nên một nét vẽ thôn quê bình yên đến lạ, mang đậm hồn dân tộc. Bông lúa nằm phía ngọn cây, mọc thành từng chùm, sau sinh trưởng và thành hạt lúa. Hạt lúa được người nông dân xay xát và trở thành hạt gạo. Cây lúa là loại cây chủ yếu sống dưới nước. Nếu thiếu nước, lúa không thể phát triển bình thường được.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 6 2019 lúc 15:14

a, Thuyết minh về vẻ đẹp của đá, nước ở Hạ Long

- Đặc điểm này trừu tượng, khó thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê

b, Phương pháp thuyết minh:

- Phương pháp nêu định nghĩa

- Phương pháp giải thích

- Phương pháp liệt kê

Câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy… có tâm hồn”

c, Để cho sinh động, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật:

- Biện pháp liên tưởng, tưởng tượng thế giới diệu kì của Hạ Long

    + Nước tạo nên sự di chuyển, tạo nên thú vị của cảnh sắc

    + Tùy theo góc độ, tốc độ di chuyển của khách, tùy theo hướng ánh sáng soi rọi vào đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hóa lạ lùng

- Biện pháp nhân hóa:

    + Đá có tri giác, có tâm hồn

    + Gọi đá là thập loại chúng sinh, thế giới người, bọn người đá hối hả trở về

→ Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, gây ấn tượng mạnh, thu hút người đọc

Bình luận (0)
Trần Hà My
Xem chi tiết
Hquynh
Xem chi tiết
Sad boy
19 tháng 6 2021 lúc 10:46

Tham khảo

Đất nước hình chữ S nhỏ bé của chúng ta có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo và nổi tiếng. Tự hào được thiên nhiên ưu ái, nước Việt Nam ta có rất nhiều bãi biển, vũng vịnh tuyệt đẹp. Có thể kể đến rất nhiều những địa điểm như thế. Nhưng không thể nào thiếu Vịnh Hạ Long.

 

Hạ long là cái tên tự hào của người Việt Nam. Được UNESCO công nhận là bảy kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, Vịnh Hạ Long đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh đẹp của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế. Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc một phần của vịnh Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh – Việt Nam bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần con lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km với tổng diện tích 1553 km2.

Vịnh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo ở đây có hai loại là đảo đá vôi và đảo phiến thạch tập trung ở Bái Tử Long và vịnh Hạ Long. Ở đây, chúng ta có thể tham gia chiêm ngưỡng hàng loạt những hang động đẹp, nổi tiếng. Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Phần thiên nhiên được công nhận này như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ ở phía Tây, hồ Ba Hầm ở phía nam và đảo Cống Tây ở phía đông. Sự độc đáo của vịnh Hạ Long chính là hình dáng, đặc điểm của những hòn đảo nhỏ ấy.

Các hang động đẹp cũng là điểm nhấn lớn của Hạ Long. Từng đảo, từng đảo quần tụ lại nhìn xa cứ như lớp lớp chồng lên nhau, tiến lại gần thì như xen kẽ nhau tạo thành một quần thể đẹp đến lạ lùng. Phải tự hào chúng ta được tạo hóa ưu ái. Từng đảo của vịnh không mang những đẹp mà còn mang hình hài của vạn vật. Từ hòn Trống Mái, hòn Ông Sư, hòn Lã Vọng rồi đến đảo Tuần Châu, hang Trinh Nữ….

Vịnh Hạ Long không chỉ đẹp bởi đảo đá, núi đá, hang động, mà còn đẹp bởi nước biển ở đây. Nước biển rất trong xanh. Chính vì thế mà du khách tới đây thường để tắm biển và ngắm đảo, hang động. Tên gọi Vịnh Hạ Long có từ thời Pháp thuộc. Trước đây vịnh có tên là Lục Châu, Lục Hải. Thời nhà Lý, vịnh có tên là Hải Châu. Đến thời vua Trần, Lê được gọi bằng các tên như: An BAng, Vân Đồn, Ngọc Sơn, Lục Thủy. Tên của vịnh được thay đổi nhiều qua các thời kỳ. Cái tên vịnh Hạ Long xuất phát từ truyền thuyết Rồng đáp xuống bảo vệ chúng ta khỏi lũ giặc ngoại xâm. Theo nghĩa HÁn Việt "Long" là rồng, "hạ" là đáp xuống. Cái tên Hạ Long chính là để nhắc về truyền thuyết này.

 

Vịnh Hạ Long được vinh danh là kỳ quan thiên nhiên thế giới không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như, ở nơi đây có rất nhiều địa danh khảo cổ học nổi tiếng: Đồng Mang, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Nó đã chứng minh, Hạ Long là cái nôi của nền văn minh con người thời kỳ Hậu đồ đá. Hơn hết, ở đây còn có sự đa dạng sinh học bậc nhất. Với sự tập trung của nhiều loài động thực vật đặc trưng cho từng kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới… cùng với hàng ngàn loài động vật biển quý hiếm chỉ có ở vịnh Hạ Long. Điểm quan trọng không kém của vịnh Hạ Long này chính là nó gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử của dân tộc, với nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm lẫy lừng của các vị tướng anh hùng. Có thể kể đến: chiến thắng sông Bạch Đằng lẫy lừng năm xưa.

Một kỳ quan thiên nhiên, một dấu ấn lịch sử. Đến vịnh Hạ Long bạn không chỉ được tận hưởng một không gian đẹp, thiên nhiên bao trùm, cảnh sắc thoải mái nhẹ nhàng và êm dịu, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon chế biến từ hải sản, các hoạt động giải trí. Đến Hạ Long chắc chắn bạn sẽ có một kì nghỉ dưỡng tuyệt vời.

Bình luận (0)
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết