Từ 'Tráng sĩ' đc giải thích theo cách nào?
hãy giải thích nghĩa của tiếng “sĩ” trong từ “tráng sĩ”. tìm một số từ mà trong đó tiếng “sĩ” cũng được dùng theo nghĩa như vậy.
Từ "tráng sĩ" : chỉ người có sức lực cường tráng.
giải thích nghĩa của từ " tráng sĩ ". Từ " chú bé " được thay bằng " tráng sĩ " có ý nghĩa gì ?
Tham khảo:
Sự thay đổi trong lời kể đã khẳng định sự thay đổi của Thánh Gióng: khi từ xưng hô được thay đổi, nghĩa là cậu cũng chính thức chuyển biến từ một chú bé thành một người trưởng thành, với sức mạnh, tài năng phi phàm, với khả năng chiến đấu hơn người. Giờ đây, cậu đã có thể đứng lên, gánh lên niềm tin tưởng của cả dân tộc, lao về phía trước, chiến đấu với quân thù. Như vậy, sự thay đổi về danh xưng, đã giúp xác định được vai trò, vị trí của nhân vật trong từng giai đoạn của câu chuyện.
Trong câu: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng. Có những từ Hán Việt nào? Hãy giải thích nghĩa của các từ Hán Việt trượng, tráng sĩ?
Các từ Hán Việt: Trượng, tráng sĩ, biến thành.
Giải thích:
-Trượng: Đơn vị đo độ dài bằng 10 thước Trung Quốc cổ ( 0, 33 mét) ở đây hiểu là rất cao.
-Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.( tráng: Khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng. Sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).
Hai từ mượn được dùng ở đây rất phù hợp, tạo nên sắc thái trang trọng cho câu văn.
Những từ Hán Việt: tráng sĩ; trượng.
Nghĩa:
- tráng sĩ: người có chí khí mạnh mẽ
- trượng: đơn vị chiều dài, mười thước của ta là một trượng.
giải thích nghĩa của từ tráng sĩ.từ chú bé được thay bằng từ tráng sĩ có ý nghĩa gì?
Tham khảo:
- Từ "chú bé" vốn chỉ những cậu bé con còn hồn nhiên và chưa nhận thức nhiều về cuộc sống. - Từ "tráng sĩ" dùng để chỉ người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
Tham khảo:
Sự thay đổi trong lời kể đã khẳng định sự thay đổi của Thánh Gióng: khi từ xưng hô được thay đổi, nghĩa là cậu cũng chính thức chuyển biến từ một chú bé thành một người trưởng thành, với sức mạnh, tài năng phi phàm, với khả năng chiến đấu hơn người. Giờ đây, cậu đã có thể đứng lên, gánh lên niềm tin tưởng của cả dân tộc, lao về phía trước, chiến đấu với quân thù. Như vậy, sự thay đổi về danh xưng, đã giúp xác định được vai trò, vị trí của nhân vật trong từng giai đoạn của câu chuyện.
Tham khảo: Sự thay đổi trong lời kể đã khẳng định sự thay đổi của Thánh Gióng: khi từ xưng hô được thay đổi, nghĩa là cậu cũng chính thức chuyển biến từ một chú bé thành một người trưởng thành, với sức mạnh, tài năng phi phàm, với khả năng chiến đấu hơn người. Giờ đây, cậu đã có thể đứng lên, gánh lên niềm tin tưởng của cả dân tộc, lao về phía trước, chiến đấu với quân thù. Như vậy, sự thay đổi về danh xưng, đã giúp xác định được vai trò, vị trí của nhân vật trong từng giai đoạn của câu chuyện.
Thay cụm từ in đậm dưới đây bằng những chỉ từ thích hợp và giải thích vì sao cần thay như vậy.
a) Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến chân núi Sóc, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
(Theo Thánh Gióng)
a, Thay cụm “chân núi Sóc Sơn” bằng chỉ từ: đấy, đó...
Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng [...].
- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước của Trung Quốc
- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, làm việc lớn.
Giải thích từ tráng sĩ, quốc gia, giang sơn, niên khóa.
Tráng sĩ: Người có chí khí mạnh mẽ
Quốc gia: nước nhà
Giang Sơn: sông núi
Niên khóa: năm học (1 năm học)
Tráng sĩ: Người dũng sĩ
Quốc gia: nước nhà
Giang sơn: sông núi
Niên khóa: năm học
Tráng sĩ là người có sức cường tráng ,khỏe mạnh,ý khí mạnh mẽ,hay làm việc lớn.
chúc bạn học tốt!
giải thích nghĩa của từ tráng sĩ, oai phong, mãnh liệt, động binh.
tráng sĩ là:Người đàn ông có sức khỏe cường tráng và chí khí mạnh mẽ.
oai phong là :Có vẻ tôn nghiêm đáng kính.
mãnh liệt là:Mạnh mẽ và dữ dội.
động binh là :Đem quân đi đánh trận. Đem quân đi đánh.
Bài 1: Hãy chỉ ra như chi tiết kì ảo hoang đường trong truyện " Thánh Gióng"? Trong các chi tiết đó, em thích chi tiết nào nhất? Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 5-7 câu nêu cảm nhận của em về chi tiết đó?
Bài 2: Cho đoạn văn sau :
Chú bé vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ mình cáo hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm rồi, nhảy lên mình ngựa. Ngủ phun lửa, tráng sĩ thúc ngủ phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
a. Đoạn văn trên thuộc kiểu VB nào? được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
b. Tìm các từ Hán Việt có trong đoạn văn trên? Giải nghĩa các từ em tìm được?
Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.