cm dân cư nc ta phân bố k đồng đều? giải thik vì s lại có sự phân bố k đồng đều đó?
câu 1 :Những khó khăn do phân bố dân cư không đồng đều mang lại ?
câu 2: Hãy cho biết công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nc ta phân bố đâu ? Vì sao lại phân bố ở đó?
câu 3: Trình bày cơ cấu các nhóm du lịch ở nc ta ?
vì sao có sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới?
Dân cư trên thế giới chủ yếu sống ở Đông Bắc Hoa Kì, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Âu, Trung Âu, Tây Phi, Trung đông vì ở đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu tốt, nhiều mưa còn ở những nơi sâu trong đất liền thì có khí hậu quá lạnh hoặc quá nóng, khó tìm nguồn nước, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, ít mưa vì vậy cư dân thường tập trung đông ở những nơi ven biển. Từ đó có sự phân bố dân cư không đồng đều.
Phân bố dân cư không đồng đều do 2 nguyên nhân chủ yếu:
- Các nhân tố tự nhiên : Khí hậu đất, nước, địa hình, khoáng sản.
- Các nhân tố kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển sản xuất, tính chất của nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ và sự chuyển cư.
Dân cư phân bố không đều do hai yếu tố chính :
-Nhân tố tự nhiên :
+dân cư thường tập trung đông ở ven biển và các lưu vực sông lớn thuận lợi cho giao lưu kinh tế ,các vùng đồng bằng rộng lớn , những nơi có nguồn đất đai màu mở thuận lợi cho trồng cây công nghiệp ,cây lương thực ,...
+nơi có khí hậu ấm áp , mát mẻ ,ôn hòa thuận lợi cho sinh sống.
+có nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc tiêu tưới ,nước sinh hoạt hằng ngày .
+ngoài ra nơi đó cần có nguồn khoáng sản dồi dào thuận lợi phát triển kinh tế.
-Nhân tố kinh tế - xã hội:
+trình độ phát triển của lực lượng sản xuất .
+tính chất nền kinh tế.
+lịch sử khai thác lãnh thổ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phân bố dân cư,từ Nam sang Tây vì có khí hậu ấm áp hơn xuất hiện các nền công nghiệp mới.
+chuyển cư.
=> tuy nhiên hiện nay ,nhân tố kinh tế xã hội đóng vai trò lớn hơn trong sự phân bố dân cư.
Vì sao dân cư nước ta phân bố không đồng đều ? Nêu phương hướng giải quyết vấn đề này ?
a) Sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố.
- Tính chất và trình độ phát triển kinh tế là nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư. Những nơi kinh tế phát triển, dân cư tập trung đông đúc và ngược lại
- Ngoài ra, còn có các nhân tố khác như điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ. ( ví dụ : Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, với nền nông nghiệp lúa nước, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư đông nhất cả nước)
b) Phương hướng
- Đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng và trong nội bộ vùng
- Trong nhưng năm tới sẽ tiếp tục di dân, hướng nhiều hơn tới việc phát triền công nghiệp
- Tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Giải thích:
- Do ở đồng bằg có địa hình bằg phẳng--->thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đk tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển--->dan cư tập trung đông
- Do ở miền núi có địa hình khó khăn,đk tụ nhiên và kt xã hội cũg kém phát triển,, khí hậu,thời tiêtss khắc nghiệt,...----> ít dân cư
- Do số ng` ở tuổi sinh sản cao
Phương hướng giải quyết
Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí vì :
- Hiện nay dân cư nước ta có sự phân bố còn chưa hợp lí và đồng đều giữa vùng đồng bằng với trung dù và miền núi, giữa thành thị và nông thôn :
+ Vùng đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước trong khi diện tích bằng ¼ cả nước. Trung du miền núi là nơi tập trung nhiều tài nguyên quan trọng nhưng mật độ dân số lại thấp, thiếu lao động cho khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
+ Sự phân bố chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn: Tỉ lệ dân thành thị mặc dù đang tăng lên nhưng vẫn còn thấp (26,9% năm 2005), tỉ lệ dân nông thôn là 73,1%.
- Sự phân bố này chưa phù hợp với tiềm năng của mỗi vùng, ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
⟹ Cần thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí
* Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua :
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương dân số.
- Xây dựng chính sách chuyển cư hợp lí nhằm thúc đẩy phân công lao động và phân bố dân cư giữa các vùng.
- Xây dựng chính sách quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu.
- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn và vùng trung du miền núi nhằm khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động
nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư trên thế giới ? giải thích tại sao dân cư trên thế giới phân bố ko đồng đều
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư trên thế giới
- Địa lý và khí hậu
- Tài nguyên tự nhiên
- Kinh tế và cơ hội làm việc
- Chính trị và xã hội
- Môi trường và bảo vệ môi trường
- Chính trị di cư và quyền di cư
- Văn hóa và xã hội
Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều do sự tương tác của nhiều yếu tố phức tạp. Một trong những yếu tố quan trọng là địa lý và khí hậu, với các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi thường có sự tập trung dân cư cao hơn. Ngoài ra, tài nguyên tự nhiên như nước, đất đai, và thảm thực phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định nơi mà con người định cư. Các khu vực có tài nguyên dồi dào thường thu hút dân cư. Khía cạnh kinh tế và cơ hội làm việc cũng chơi một vai trò lớn, với các thành phố lớn thường thu hút dân cư vì có nhiều công việc và cơ hội kinh doanh. Các yếu tố chính trị, xã hội, và môi trường cũng ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, trong đó sự ổn định và hòa bình đóng vai trò quan trọng. Cuối cùng, văn hóa và xã hội, bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, và gia đình, cũng có thể làm cho người dân có xu hướng sống gần với người có nền văn hóa và ngôn ngữ tương tự. Tổng hợp, sự phân bố dân cư trên thế giới là kết quả của sự tương tác đa dạng của các yếu tố này.
Dựa vào hình 25 (trang 98 - SGK) hoặc bản đồ Phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới và bảng 22:
Tại sao lại có sự phân bố dân cư không đồng đều như vậy?
Giải thích sự phân bố dân cư không đồng đều
- Do tác động của các nhân tố tự nhiên
+ Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở nơi có khí hậu ôn hoà, ấm áp vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt 1 nơi có khí hậu khắc nghiệt (sa mạc, vùng cực. mưa quá nhiều ở vùng rừng rậm xích đạo,...).
+ Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào thu hút dân cư (như 1 châu thổ các sông lớn).
+ Địa hình, đất đai: Dân cư thường tập trung đông đúc ở nơi có địa hình bằng phẩng, đất đai màu mỡ; ngược lại, các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt.
+ Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư.
+ Do tác động cùa nhân tố kinh tế - xã hội (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, càng chế ngự được nhiều khó khăn của tự nhiên, để bố trí dân cư (ngày nay, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ở những vùng quanh năm bang giá, vùng núi cao hay hoang mạc,...).
+ Tính chất nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chấ của nền kinh tế. Những khu dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn là với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân số cao thấp khác nhau tuỳ theo tính chất của từng ngành sản xuất. Trong nông nghiệp cũng tương tự, việc canh tác lúa nước cần nhiều lao động nên dân cư tập trung đông đúc.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời (các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, đồng bằng Tây Âu,...) có dân cư đông đúc hơn nhũng khu vực mới khai thác (ở Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a,...).
+ Các dòng chuyển cư: Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động,đến bốc tranh phân bố dân cư thế giới. Số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh và Ô-xtrây-li-a tâng lên nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lổ từ châu Âu và châu Phi tới.
Trình bày sự phân bố dân cư ở Nam Á. Giải thích vì sao dân cư Nam Á phân bố không đều?
+Sự phân bố dân cư của Nam Á không đều:
- Dân cư tập trung đông ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn như: đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát Tây và Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a.
- Dân cư thưa thớt ở: trên dãy núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Pa-ki-xtan, sơn nguyên Đê-can.
+ Ấn Độ là nước thuộc Nam Á la nơi có số dân đông thứ 2 TG
+ dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo
Tham khảo:
-Dân cư Nam Á phân bố không đều:
+ Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hằng, đồng bằng ven biển chân núi dãy Gát Đông và Gát Tây và vùng phía nam dãy Hi-ma-lay-a. + Dân cư tập trung đông đúc, tập trung nhiều đô thị trên 8 triệu dân (Niu Đê-li, Mum-bai, Côn-ca-ta...)
-Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:
+ Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước...). ...
+ Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt...
Trong quần thể người, ta cũng quan sát thấy sự phân bố dân cư một cách không đồng đều, điều đó chứng tỏ:
A. mật độ cá thể của quần thể còn ở mức thấp, chưa đạt tối đa
B. các cá thể trong quần thể đang cạnh tranh gay gắt nhau giành nguồn sống
C. nguồn sống của các cá thể trong quần thể phân bố không đồng đều
D. kích thước vùng phân bố của quần thể đang tăng lên
Đáp án cần chọn là: C
Trong quần thể người, ta cũng quan sát thấy sự phân bố dân cư một cách không đồng đều, điều đó chứng tỏ: nguồn sống của các cá thể trong quần thể phân bố không đồng đều.
Nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư ở mỗi quốc gia không đồng đều là vì
A. Sở thích định cư của con người ở các vùng có điều kiện khác nhau
B. Điều kiện sống phân bố không đều và con người có xu hướng quần tụ với nhau
C. Nếp sống và văn hóa mang tính đặc trưng cho từng vùng khác nhau
D. Điều kiện sống phân bố không đều và con người có thu nhập khác nhau
Đáp án cần chọn là: D
Sự phân bố dân cư ở mỗi quốc gia không đồng đều là vì điều kiện sống phân bố không đều giữa miễn núi, đồng bằng, đất liền, hải đảo... và con người có mức thu nhập khác nhau
Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ko đồng đều trên thế giới.