Đề bài: “Con người là đối tượng khám phá muôn đời của văn học nhưng mỗi thời đại lại có cách khám phá thể hiện khác nhau.” Bằng hiểu biết về văn học Việt Nam, anh/ chị hãy bình luận.
có ý kiến cho rằng hình tượng văn học không chỉ là 1 tg sống mà còn là 1 tg biết nói hãy khám phá thời gian biết nói trong bài ánh trăng
Chị gợi ý trình tự viết cũng như nội dung phân tích nhé:
- Hình tượng văn học là gì? là 1 phương thức phản ánh thế giới đặc thù của văn học. Trong đó, có phương diện trực quan và cảm tính, mặt khác nó lại rất khái quát 1 điều gì đó chủ quan vừa khách quan ngoài nó.
- Hình tượng văn học là 1 hình tượng sống là? tái hiện đời sống nhưng không sao chép y nguyên mà có chọn lọc, sáng tạo thông qua lăng kính của nhà văn, nhà thơ.
- Hình tượng văn học biết nói là như nào? ( tương tự )
- Như vậy, hình tượng được phản ánh trong bài " Ánh Trăng" của Nguyễn Duy ở đây là ? Vầng trăng ở đây không chỉ là một hình ảnh cụ thể của đất trời mà còn là biểu tượng cho một quá khứ đẹp đẽ, là mối liên hệ giữa tâm tình riêng và ý nghĩa phổ biến rộng lớn, giữa nội dung cụ thể và tính khái quát của bài thơ. Ánh trăng còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình.
- Phân tích bài thơ chỉ ra đâu là hình tượng sống đâu là hình tượng biết nói. ( cái này chị đã chỉ rõ ở đoạn trên rồi nhé )
Chị làm mẫu 1 đoạn trước ( nội dung dưới chỉ là những ý em cần phải có trong bài)
VD: Khổ thơ 1:
- Vầng trăng gắn liền với tuổi thơ được trải dài trên 1 khoảng rộng không gian, gắn với những năm tháng quân ngũ trong rừng ==> trăng trở thành người bạn tri kỉ của con người.
Liên hệ với bài thơ " Đồng Chí " _ Chính Hữu qua câu thơ " đầu súng trăng treo"
- Sự kết hợp giữa nghệ thuật nhân hóa ==> Trăng trở thành bạn, gần gũi với con người hơn ==> khi này con người trở nên giản dị, thanh cao hơn
==> Hình tượng sống ở đây là ánh trăng thông qua ngôn từ mà nhà thơ biểu đạt để miêu tả. Còn hình tượng biết nói ở đây là " ánh trăng" nói lên mối quan hệ mật thiết giữa con người với ánh trăng - người bạn tri kỉ suốt những năm tháng vất vả....
- Sau khi phân tích bài thơ xong ==> tổng kết nghệ thuật được sử dụng:
VD: Kết cấu câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, không gian có diễn biến, có nhân vật và có sự việc.
Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật : nhân hóa,điệp từ, nhân hóa
* Nhớ gắn với vào với đề : hình ảnh " Ánh Trăng" mang ý nghĩa biểu tượng.
Hình tượng " Ánh trăng" không chỉ là hình tượng sống qua cách diễn đạt của nhà văn để thể hiện cái đẹp mà nó còn là hình tượng sống để nói về ân tình, ân nghĩa, nhắc nhở con người về thái độ sống.
Trên đây là gợi ý của chị, đây là luận điểm cơ bản bắt buộc phải có nên em có thể dựa vào đây để viết bài hoàn chỉnh nhé.
Từ mục tiêu đọc sách đã xác định, hãy chọn một số cuốn sách văn học, sách khoa học hoặc sách bàn luận về những vấn đề của cuộc sống để tìm hiểu, khám phá những điều bổ ích, thú vị.
Học sinh tự chọn cuốn sách văn học hoặc khoa học mà mình yêu thích.
''Cái đẹp mà văn học mang lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thậtnđời sông đước khám phá một cách nghệ thuật''( Hà Minh Đức)
Em hiểu nhận định trên như thế nào?Hãy làm sáng tỏ nhân định đó qua hình tượng nhân vật ông Hai trong tác phẩm ''Làng'' của Kim Lân. Liên hệ đến nhân vật lão Hạc trong tác phẩm ''Lão Hạc'' của Nam Cao
Viết đoạn văn với câu chủ đề: Nhân vật là phương tiện để văn học khám phá và cắt nghĩa con người
Cùng viết về nỗi nhớ nhưng mỗi nhà thơ lại có một cách khám phá, thể hiện của riêng mình.
Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 89)
Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 110)
Mik có 1 thắc mắc về Lịch sử. Mik thấy có nhiều câu chuyện nói về Columbus là người đầu tiên khám phá ra trái đất hình cầu vậy nhưng lại có 1 nguồn tin khác cho rằng 1 người vào thời Hy Lạp cổ đại mới là người đầu tiên khám phá ra trái đất hình cầu. Vậy theo các bn, ai mới là người đúng:
Columbus hay người Hy Lạp cổ đại?
Người Hy Lạp cổ đại và các nhà triết học thời Trung Cổ thường cho mô hình địa tâm đi cùng với Trái Đất hình cầu, không giống với mô hình Trái Đất phẳng từng được đưa ra trong một số thần thoại. Người Hy Lạp cổ đại cũng tin rằng những sự chuyển động của các hành tinh đi theo đường tròn chứ không phải hình elíp. Quan điểm này thống trị văn hoá phương tây cho tới tận trước thế kỷ 17.
Vì vậy mk nghĩ là người Hi Lạp cổ đại đã khám phá ra Trái Dất hình cầu
Theo mk là người Hy Lạp cổ đại. Mà bn chọn sai chủ đề rồi nhé
à mình có đc qua rùi. Là người Hy Lạp bn nhé.
Môn Lịch sử và Địa lí sẽ giúp các em có những hiểu biết về thiên nhiên và con người, khám phá nhiều địa điểm trên Trái Đất trong quá khứ cũng như hiện tại. Để học tập tốt môn học này, các em có thể dùng các phương tiện học tập nào? Cách thức để sử dụng chúng ra sao?
Tham khảo:
Trong quá trình học tập môn Lịch sử và Địa lí chúng ta có thể sử dụng nhiều phương tiện học tập như Bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh.... Tùy vào từng loại phương tiện, chúng ta có những cách thức sử dụng riêng.
Cho đoạn văn sau:
Sách mở rộng những chân trời mới, bởi sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh và về vũ trụ bao la, những đất nước xa xôi trên thế giới. Sách mang lại hiểu biết cho con người về môi trường sống muôn hình vạn trạng, đa dạng sắc màu xung quanh ta. Sách khoa học cung cấp kiến thức về tự nhiên, vũ trụ, cho chúng ta cái nhìn đúng đắn, đầy đủ về những thứ đang tồn tại. Thực tế đã chứng minh, có những cuốn sách của nhà khoa học Edison tìm hiểu về các hiện tượng vật lí, từ đó sáng tạo ra bóng đèn, xe điện, nhiều phát minh nổi tiếng phục vụ đời sống con người. Nhờ có sách của Galile chúng ta mới biết đến những khám phá thú vị về vũ trụ “dù sao trái đất vẫn quay”… Sách còn mở ra trước mắt ta những vùng đất mới ta chưa bao giờ đặt chân tới như sách địa lý, sách khoa học thường thức…
Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?
A. Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về các đất nước xa xôi trên thế giới.
B. Sách giúp hiểu biết về cuộc sống con người qua các thời kì khác nhau, hiểu biết đời sống văn hóa, tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người những nơi xa xôi.
C. Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng khát vọng.
D. Cả ba đáp án đều sai.
minh rất thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc trên thế giới, minh mong muốn khi có điều kiện sẽ đến nhiều quốc gia để khám phá về văn hóa và giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóa việt nam
a. em nhận xét gì về mong muốn, sở thích của minh?
b. theo em minh nên làm gì đề thực hiện mong muốn của mình
giúp mình đi mai ktra gk1 r/-/
a. Em thấy mong muốn, sở thích của minh rất đẹp và đáng tự hào. Em mong minh có thể thức hiện được đam mê tuyệt vời đó!
b. Minh nên chăm chỉ học tập, tìm hiểu và khám phá thêm về đam mê, sở thích của mình. Đồng thời cũng nên luyện giọng để còn giới thiệu được với mọi người mà không bị vấp. Đặc biệt nên học thêm nhiều thứ tiếng để có thể giới thiệu cả trong và ngoài nước.