Tính chất của nhà nước Châu Âu và phương Đông kkhác nhau như thế nào?
Xã hội phong kiến châu Âu đã được hình thành như thế nào? Tính chất của nhà nước châu Âu và phương Đông khác nhau như thế nào?
Giúp zới ặc<3
REFER
- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt. - Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến. - Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.
Tính chất nhà nước châu Âu là nhà nước phong kiến phân quyền còn phương Đông là nhà nước phong kiến tập quyền
Xã hội phong kiến châu Âu đã được hình thành như thế nào?
* Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như sau:
Người giéc – man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu Âu Sau khi chiếm được, họ lệp nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô – ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự. Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô.
Tính chất của nhà nước châu Âu và phương Đông khác nhau như thế nào?
Tính chất của nhà nước phương Tây là nước phong kiến phân quyền, nhà nước phương Đông là nhà nước phong kiến tập quyền
refer na e gái :>
- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt. - Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến. - Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.
Tính chất của nhà nước phương tây là nước phong kiến phân quyền,phương đông là nước phong kiến tập quyền
chế độ quân chủ ở phương đông và châu âu khác nhau như thế nào về mức độ, thời gian?
+ Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 10 thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ PK phương Đông (hơn 2500 năm).
+Chính trị và tư tưởng.
Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận cho chế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.
Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành từ thời gian nào?
Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
Thể chế nhà nước của các quốc gia phong kiến phương Đông và châu Âu là?
cho các bn giải mỏi tay lun:333
-vào giai đoạn từ thế kỷ 9 tới 15.
-Gió mùa kèm theo mưa.
-
Thời điểm ra đời:
+ Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm.
+ Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến.
+ Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên. Nó phát triển rất nhanh và thời gian suy vong ngắn. ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình.
+ Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giecmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.
– Cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội – tư tưởng:
+ Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời đại cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài.
+ Gia cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương Tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông.
+ Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông và Asoka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.
– Hình thức nhà nước:
+ Ở phương Tây, một đặc trưng phổ biến và bao trùm của Nhà nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối – thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha…
+ Ở phương Đông: Hình thức kết cấu của Nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chế cực đoan.
– Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước:
+ Bộ máy Nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, vua hay hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần sân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức hai cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho Nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc.
+ Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng.
– Bản chất và chức năng Nhà nước:
Cũng như thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một. Tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của Nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa – nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
1.Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động. Tại châu Âu, chế độ này là một tổng hợp các tục lệ pháp lý và quân sự nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ 9 tới 15.
2. Gió mùa kèm theo mưa
3.Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau.
Thế nào là chế độ quân chủ? Lấy ví dụ ở phương Đông và châu Âu để minh họa:
- Ở phương Đông
- Ở châu Âu
Chế độ quân chủ là nhà nước có Vua đứng đầu . Giống như ở phương Tây , người đứng đầu là Lãnh Chúa (Vua) có moi quyền hành , có thể ban ra mọi thứ thuế để bóc lột nông nô , sống sung xướng xa hoa . Còn phương Đông cũng tương tư , Vua của họ gọi là Địa chủ , nên có một câu rất nổi tiếng là :"Quân xử thần tử thần bất tử bất trung"
Mk cung đang hỏi này, ai biết giúp mk với
Chế độ quân chủ là do nhà vua đứng đầu.
Ở phương Tây: Người đứng đầu là Lãnh chứa phong kiến, họ bóc lột nông nô, sống sung xướng. Nhưng ở đây lúc đầu vưa chỉ nắm quyền hành trong lãnh địa phong kiến. Mãi đến sau này các quốc gia như Anh, Pháp, I-ta-ly-a,... thống nhất vua mới nắm mọi quyền hành.
Ở phương Đông: Người đứng đầu là địa chủ. Cũng bóc lột nông dân lĩnh canh. Tuy thế, ở phương đông vua nắm mọi quyền hạn ngay từ đầu.
Câu 4 tại sao nước châu Âu lại có xu hướng liên kết với nhau sự liên kết của các nước châu Âu đã diễn ra như thế nào
Tham khảo
Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:
- Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. - Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, phát triển kinh tế, ổn định chính trị của các nước thành viên.
1. Nhà nước Văn Lan , Âu Lạc ra đời như thế nào ? Vào thời gian nào ? Ở đâu?
2. Tổ chức của nhà nước Văn Lan , nhà nước Âu Lạc ?
3. Đời sống vật chất , tinh thần của người Việt ở thời kì Văn Lan , Âu Lạc như thế nào ?
4. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nước ta như thế nào ?
Mấy bạn giải nhanh giúp mik nha
tham khảo :
câu 1.
Hình thành. Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (viết ở thế kỷ 15) và Đại Việt sử lược (viết ở thế kỷ 13), thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán (thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt) thành lập vào năm 258 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương.
câu 2.
+ Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.
câu 3
Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.
* Đời sống vật chất:
- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.
- Ở: Tập quán ở nhà sàn.
- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.
- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông
- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.
* Đời sống tinh thần:
- Tín ngưỡng:
+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.
- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.
câu 4
1. Chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc
a. Về bộ máy cai trị
- Năm 179 TCN, Triệu Đà chiếm được Âu Lạc. Từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc đều sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu-quận, dưới châu – quận là huyện.
- Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), chính quyền từ cấp huyện trở lên đều do người Hán nắm giữ.
- Chính quyền đô hộ cho xây dựng các thành lũy lớn ở trụ sở các châu-quận như thành Luy Lâu. Bắc Ninh, Tống Bình- Đại La,… và bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền. Từ nhà Hán, các triều đại đều áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
b. Về kinh tế
- Nhà Hán chiếm đoạt ruộng đất, bắt nhân dân ta cống nạp sản vật quý hiếm, hương liệu, vàng bạc. Những sản phẩm quan trọng như sắt và muối bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền.
- Nhà Ngô và nhà Lương siết chặt ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.
- Những hình thức bóc lột chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:
+ Sử dụng chế độ tô thuế.
+ Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi...).
+ Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt.
c. Về xã hội và văn hóa
- Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:
+ Mở trường lớp dạy chữ Hán
+ Áp dụng luật Hán.
+ Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.
- Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền bá vào Việt Nam.
- Tuy nhiên, việc dạy chữ chỉ giới hạn trong một số ít người ở các vùng trung tâm. Cả ngàn năm Bắc thuộc, số người Việt được trọng dụng chỉ là thiểu số.
1.Là một người châu Á, em có thái độ như thế nào về sự có mặt của người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lí ?
2.Nếu sống ở thế kỉ XV, em có tán thành hướng đi tìm con đường sang phương Đông của C.Cô-lôm-bô không ? Vì sao ?
3.Tại sao người ta lại gọi châu Âu là lục địa "già", châu Mĩ là lục đia "trẻ" ?
1) Em cảm thấy rất vui khi được góp mặt, giao lưu và được học hỏi khi có mặt của người châu Âu tại các nước châu Á.
3) Châu Âu là "lụa địa già" vì châu Âu là lục địa ra đời sớm nhất
Châu Mĩ là "lục địa trẻ" vì châu Mĩ là lục địa ra đời muộn nhất
* Ý kiến riêng của mình
1 Lá một người Châu Á, em rất vui và xúc động khi có sự góp mặt của người Châu Âu tại các nước Châu Á.
2 Nếu sống ở thế kỉ XV, em sẽ tán thành hướng đi tìm con đường sang phương Đông của Cô Lôm Bô vì đó một bước phát triển rất lớn.
Mk cx ko biết cho lắm nên ghi dc z thui ♥
1. Em sẽ có thái độ không hài lòng nếu họ bắt dân mình làm nô lệ cho họ và không muốn họ sống ở đây.
- Nếu họ tốt thì em rất vui mừng vì nước ta có thể phát triển ngành du lịch và mang lại niềm vui cho họ.
2. Có đồng ý. Vì như vậy sẽ tìm ra nhiều vùng đất mới hơn nữa để mở rộng tầm hiểu biết cũng như mở rộng hơn đất nước.
3 Gọi "Châu Âu Già" là vì người tìm ra châu âu là người già.
Gọi Châu Á Trẻ vì người phát hiện ra châu á là người trẻ.
Đây là ý của tớ, Mong bạn học tốt
1.Là một người châu Á, em có thái độ như thế nào về sự có mặt của người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lí ?
2.Nếu sống ở thế kỉ XV, em có tán thành hướng đi tìm con đường sang phương Đông của C.Cô-lôm-bô không ? Vì sao ?
3.Tại sao người ta lại gọi châu Âu là lục địa "già", châu Mĩ là lục đia "trẻ" ?
2 .tán thàh vì cô lôm bô đã phát hiện ra châu mĩ và giúp châu mĩ phát triển
1.Là một người châu Á, em có thái độ như thế nào về sự có mặt của người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lí ?
Là một người châu Á mình tán thành về sự có mặt của người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lý2.Nếu sống ở thế kỉ XV, em có tán thành hướng đi tìm con đường sang phương Đông của C.Cô-lôm-bô không ? Vì sao ?
Nếu sống ở thế kỉ XV, mình tán thành hướng đi tìm sang phương đông của C.Cô-Lôm-Bô. Bởi vì từ đó mới có được một châu Mĩ phát triển như bây giờ3.Tại sao người ta lại gọi châu Âu là lục địa "già", châu Mĩ là lục đia "trẻ" ?
1.Là một người châu Á em sẽ cảm thấy rat vui khi có sự góp mặt của người châu Âu tại các nước châu Á
2.Em sẽ tán thành hướng đi tìm đường sang phương đôngcủa cô-lôm-bô. Vì việc đó sẽ giúp thế hệ mai sau này sẽ được sống tốt hơn
3.Vì châu Âu ra đời trước gọi là lục địa già
Vi châu Mĩ ra đời sau gọi là lục địa trẻ
Đấy là ý kiến của mình nhé
1, Liên minh châu Âu(EU) được thành lập như thế nào?
Thực chất của Liên minh châu Âu là gì? (là tổ chức kinh tế - chính trị lớn ở châu Âu)
2, Năm 2001, diện tích và dân số của Liên minh là ?
Kể tên các nước thành viên và năm tham gia Liên minh
( lược đồ h 60.1- sgk)
3, Tại sao nói: “ Liên minh châu Âu là một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới” ?
4, Giải thích tại sao Liên minh châu Âu là mô hình Liên minh toàn diện nhất thế giới.
1,2.European Union (EU) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 28 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước.
3Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong cốc hình thức tổ chức kinh tê khu vực hiện nay trên thế giới, vì:
- Có chính sách kinh tế chung.
- Sử dụng đồng tiền chung. (đồng ơ - rô)
- Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.
1,ng tối cổ sống như thế nào?
2,nguồn thức ăn của ng tối cổ có từ đâu?
3,kinh đô văn lang đc đặt ở đâu?
4,các quốc gia cổ đại phương đông gồm các nước nào?
5, ng nguyên thủy trên đất nước ta đc phân bố như thế nào?
6, nước âu lạc ra đời trên cơ sở nào?kinh đô của nước âu lạc đc đóng ở đâu?
7,em giải thích sơ đồ bộ máy nhà nước văn lang?nhận xét của em về tổ chức nhà máy văn lang?
8,nêu những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn lang?