Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
noname
Xem chi tiết
Toản Trần
Xem chi tiết
Thuu Quỳnhh
16 tháng 2 2021 lúc 20:16

Bài 1: Bài nào vậy bn??

Bài 2:                                            BÀI LÀM

"Lòng yêu nước"là tình cảm yêu thương chân thành, sâu sắc dành cho quê hương, Tổ Quốc. Đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao cả của mỗi con người, không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua cả những lời nói thiết thực. Lịch sử đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các giai đoạn đất nước bị các thế lực bên ngoài xâm lược. Hơn 1000 năm bị phong kiến phương Băc đô hộ, tiếp sau đó là những cuộc chiến tranh xâm lược quân Nguyên Mông, rồi đến hai quốc gia hùng mạnh nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tham vọng xâm chiếm đất nước ta. Và kết quả ra sao?Cuộc chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, quân đội nhà Trần hùng mạnhđã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông và rồi một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Gio-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Và cả trận "Điện Biên Phủ trên không", Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn rơi được chiếc máy bay B52 mà không chỉ có một mà là 68 cái và cùng bao nhieeuc hiếc máy bay khác của Mĩ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, dây chính là tiền đề để Mĩ kí hiệp định Paris.

Tình yêu nước là như vậy đó. Đôi lúc rất bình dị, giản đơn nhưng nhiều khi nó"kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn". Chẳng phải nói gì nhiều bởi trong con tim mỗi chúng ta đều cùng chung một nhịp đập, đều tự hào mỗi khi nhắc đến hai tiếng"Việt Nam", đều khát khao cống hiến khi nghe giai điệu hào hùng của bài" Tiến Quân Ca" và đôi mắt đều nhỏ lệ khi nhớ về những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập và tự do của dân tộc.

Chúc các bn học giỏi để giúp nhiều lợi ích cho đất nước nhá!

YÊU MỌI NGƯỜIbanhquayeu

Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 15:34

Phương pháp giải:

- Học sinh chọn một trong hai đề.

- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.

- Lập dàn ý.

Lời giải chi tiết:

Đề a

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

 Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Đề b

1. Mở bài

     Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Thế nào là động cơ học tập?

Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.

+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.

+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.

b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?

- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.

- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).

c. Tầm quan trọng của động cơ học tập

     Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh

- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.

- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.

- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

3. Kết bài

     Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 14:28

Đề a:

Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya

+ Mở bài 

 Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình

+ Thân bài 

 Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;

 - Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người

 - Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng

Tâm trạng của Người

 - Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả

 - Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.

+ Kết bài 

 Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

Hà Quang Minh
24 tháng 11 2023 lúc 14:29

 Đề b:

 Nghị luận về đại dịch covid-19

+ Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc lâu dời của con dân đất Việt

+ Thân bài

 Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc:

 Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn

 Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

 - Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

 - Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia.

 - Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp

 Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:.

 - Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”.

 - Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn. Cây ATM gạo

- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.

– Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại dĐảng và nhà nước, lợi dụng dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết vững mạnh của nhân dân Việt Nam

+ Kết bài

 Khẳng định lại vấn đề.

Alisa Zinny
Xem chi tiết
Khánh Ly Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Xuân Mai Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Xuân Mai Nguyễn Ngọc
20 tháng 11 2017 lúc 18:06

Làm ơn giúp e với ạ

Đạt Trần
20 tháng 11 2017 lúc 20:09

1. Mở bài

– Câu chuyện về một vị tướng quân khi xuất trận, vị vua của đã hỏi vị tướng quân ấy như sau: nếu phải chọn đánh mất trong các điều sau thì tướng quân chọn đánh mất cái gì trước, cái gì sau: quân đội, đất nước, niềm tin? Vị tướng quân ấy đã trả lời rằng: tôi sẽ chấp nhận đánh mất quân đội trước, vì nếu mất quân đội thì còn đất nước và niềm tin tôi sẽ gây dựng lại quân đội; nếu phải đánh mất nhiều hơn thế thì tôi chấp nhận mất quân đội và đất nước mà giữ lại niềm tin, vì nếu còn niềm tin thì tôi sẽ tập hợp quân đội mà lấy lại đất nước. Nhưng nếu đánh mất niềm tin mà còn quân đội và đất nước thì không sớm thì muộn cũng đánh mất tất cả. Đó là sự lựa chọn khôn ngoan nhất!

– Chính vì thế sách Dám thành công dạy rằng: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa“.

2. Thân bài

a) Giải thích ý kiến

– Giải thích từ ngữ:

+ Mất niềm tin vào bản thân là không còn tin tưởng vào năng lực và phẩm chất của mình.

+ Nhiều thứ quý giá khác chỉ những điều tốt đẹp, có ý nghĩa trong cuộc sống và trong bản thân con người mà người đó không nhận ra.

– Ý kiến trên khẳng định vai trò quyết định của lòng tin ở mỗi con người. Niềm tin là nền tảng của mọi thành công trong cuộc sống.

b) Bàn luận

(1) Vai trò của niềm tin trong cuộc sống mỗi người

– Người có niềm tin vào bản thân dám khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định;

– Niềm tin vào bản thân đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp. Niềm tin giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống.

– Niềm tin là nền tảng của mọi thành công: Để có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.

– Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành: Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.

(2) Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ còn mất thêm nhiều thứ quý giá khác

– Khi không có niềm tin vào bản thân, không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân, con người sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc quan…; Không có khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, dễ dàng buông xuôi, mất đi những cơ hội tốt trong cuộc sống.

– Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình. Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.

(3) Mở rộng, phản đề

– Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng. Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại.

c) Bài học nhận thức và hành động

– Trong mọi hoàn cảnh, cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân.

– Sống tự tin nhưng tránh chủ quan, phải cảnh giác với tự tin mù quáng, tỉnh táo để biết lắng nghe, biết học hỏi, hợp tác, biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của niềm tin.

3. Kết bài

Nói về niềm tin, lại nhớ đến câu thơ của Aragon:

Các anh tin hay không lời tôi nói

Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền

Dù mặt trời cứ xa khi người ta bước tới

Dù có con người nằm trong tay đao phủ

Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên

Thì hạnh phúc trên đời vẫn có.

Và tôi tin“.

Một niềm tin bền chặt với cuộc đời như thế, nếu không phải là có một tình yêu đời đến đắm say, một dũng khí tuyệt vời sẽ không bao giờ làm được. Niềm tin quý giá như vậy đấy. Vì thế, đừng có ai vì những bất trắc của cuộc đời mà đánh mất niềm tin vào bản thân. Khi ấy bạn sẽ đánh mất cả tình yêu cuộc sống.

Lê Nguyễn Ngọc Nhi
22 tháng 1 2019 lúc 19:53

Steve Jobs là một doanh nhân, nhà sáng chế người Mỹ. Ông là người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính với hãng Apple. Có một câu nói của ông mà tôi rất tâm đắc: "Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng dánh mất niềm tin". Sức mạnh của niềm tin đã được rất nhiều người cũng như nhiều thế hệ khẳng định. Niềm tin sẽ đưa con người ta từ vưc thẳm tối tăm tiến lên phía trước, có thể cứu họ từ gục ngã mà vươn lên. Niềm tin mang một sức mạnh siêu nhiên mà con người luôn cần tới nó.

Thật vậy, niềm tin có sức mạnh kì diệu lắm. Nó là một cảm xúc trong ý chí của con người. Nó đi liền với sự hi vọng bùng cháy trong tâm hồn. Niềm tin được ví như một động lực để giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Và để vượt qua chúng thì niềm tin vào bản thân luôn là điều không thể thiếu. Niềm tin vào bản thân là sự ý thức vè năng lực, phẩm chất, giá trị của bản thân, đánh giá được vị trí vai trò của mình trong cuộc sống. Niềm tin vào bản thân thực sự rất quan trọng. Bởi nó không đơn thuần là một cảm xúc thông thường. Nó còn là một động lực lớn của con người. Chắc hẳn bạn đã nghe câu:"mất niềm tin là mất tất cả". Tại sao lại như vậy? Bởi thứ nhất bạn sẽ là người hiểu rõ bạn nhất. Bạn sẽ biết được toàn bộ suy nghĩ, thế mạnh, điểm yếu của chính bản thân bạn. Bạn sẽ là người duy nhất biết rõ bạn cần gì, ước mơ những gì, hi vọng điều gì cho cuộc sống. Nếu bạn mất niềm tin, bạn sẽ chẳng còn quan tâm đến những điều này nữa. Bạn sẽ chẳng còn ý chí, nghị lực để bước tiếp trên con đường mình đã chọn. Mất niềm tin, bạn sẽ chẳng còn biết mục đích sống của mình là gì vì thế mà trở thành buông thả bất cần, lúc đó hậu quả sẽ thật khó lường. Không có niềm tin, sống buông thả, bất cứ lúc nào bạn cũng có thể xa ngã rồi đánh mất bản thân mình.

Giá trị con người bạn từ đó mà dần bị mất đi. bạn đã tự gạ bỏ mình ra khỏi vòng quay hối hả của xã hội. Các xã hội luôn phát triển không ngừng đòi hỏi bạn cũng phải phát triển nếu không bạn sẽ chẳng bám trụ được vào nó. Nhưng một thực trạng đáng buồn là ngày nay, một bộ phận không nhỏ giới trẻ không nhận ra được điều đó. Khi phải đối diện với những sóng gió, những thử thách cuộc đời, họ dễ dàng bị gục ngã rồi đánh mất niềm tin. Một số là do được kinh nghiệm sống còn non kém nên khi va chạm với xã hội tàn khốc này họ không đủ bản lĩnh, thường xuyên thất bại khiến cho niềm tin dần dần phai đi. Một số khác do quá tự ti về bản thân. Bởi những yêu cầu của xã hội ngày càng cao với xu thế hội nhập, họ lại tự ti với những yêu cầu ấy. Họ nghi ngờ khả năng tiềm ẩn trong chính bản thân mình. Tự ti về bản thân kéo theo sự mất phương hướng mà nhiều người đã lợi dụng tâm lý ấy để lôi kéo, lừa bịp. Lời khuyên cho chúng ta là phải học tập và rèn luyện thật tốt, học hỏi những kĩ năng sống cần thiết để tìm hiểu khám phá được những sức mạnh tiềm ẩn của bản thân mình. Từ đó để phát huy, nuôi dưỡng niềm tin, thực hiện những ước mơ trong cuộc sống. Nhưng không có nghĩa chỉ có tự ti mới có thể đánh mấ niềm tin. Tự phụ cũng có thể làm cho niềm tin bị sai lệch. Trái với tự ti, tự phụ sẽ khiến cho niề tin vượt quá giới hạn của bản thân đến mức viển vông. Tự phụ khiến cho người đó có niềm tin với cả những thứ không tưởng. Chẳng hạn, một người không am hiểu về chứng khoán nhưng lại tự cao tự đại cho rằng cái gì mình cũng biết lao đầu vào sàn giao dịch, ngày đêm ôm niềm tin ngày mai sẽ giàu. Nhưng lỗ cứ đeo đuổi nhưng vẫn không chấp nhận sự thật, vẫn ôm niềm tin mộng ảo tiếp tục đầu tư. Cuối cùng khi muốn dừng lại cũng quá muộn màng. Niềm tin có thể đem lại hiệu quả, kết quả tố nhưng cũng có thể mang đến những hậu quả đau thương không mong muốn. Quan trọng là bạn biết mình là ai, ở đâu, như thế nào để mà nuôi dưỡng niềm tin trong phạm vi của mình. Có như vậy, niềm tin mới phát huy đúng vai trò của nó. Hãy xây dựng niềm tin cho bản thân đúng như cái cách mà hiệu quả nó đem lại. Hãy học tập và rèn luyện không ngừng. Hãy xây dựng những ước mơ, hoài bão, lí tưởng sống và phấn đấu đạt được chúng. HÃy tự tin vào bản thân với những gì mình đang có và sẽ có. Đừng ủ dột nềm tin trong sự tựu ti về bản thân. Không ai là thấp kém cả. Bạn chỉ thấp kém khi bạn nhận mình là thấp kém mà thôi. Hôm nay bạn có thể cúi đầu trước người khác nhưng đừng để tương lai bạn không thể ngẩng cao đầu. Tôi sẽ kể một câu chuyện về niềm tin cho các bạn nghe. Một ngôi làng gặp hạn hán đã lâu, nhiều người dân trong làng không còn đủ kiên nhẫn đã rời làng ra đi, một ngày vị trưởng làng quyết định lập đàn tế lễ cầu mưa và dặn người dân mang theo một vật mà mình tin tưởng nhất để cầu mưa. Không ai bảo ai họ đều mang những thứ quí giá nhất trong nhà đến để tế lễ. Và mưa bỗng đến thật, một cơn mưa rào khiến ai ai cũng vui sướng. Đến lúc này họ lại cãi nhau xem đồ vật của ai đã đem lại may mắn cho ngôi làng. Thì bỗng nhiên có một em bé đi ra nói với mẹ: "Mẹ ơi, con biết là tròi sẽ mưa mà nên con mang theo cái ô để mẹ con mình không bị ướt". Lúc này ai nấy cũng đều biết rằng chính niềm tin của em bé mới là điều quí giá nhất. Một câu chuyện đơn giản mà ý nghĩa về niềm tin mà ai ai cũng phải học hỏi.

Niềm tin là thứ quí giá nhất mà bạn có. Cùng với sức khỏe, niềm tin sẽ đưa bạn đến với những đỉnh cao mà bạn mơ ước. hãy nuôi dưỡng niềm tin và rèn luyện thật tốt để niềm tin ấy có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, giúp bạn đạt được những ước mơ hoài bão của riêng bản thân mình. Đừng đánh mất niềm tin chỉ vì một lý do không đáng nào đó. Bởi khi mất niềm tin rồi thì bạn không chỉ mất nó mà bạn còn mất thêm nhiều thứ quí giá khác. Hãy nghị lực hơn trong cuộc sống và nuôi dưỡng niềm tin của chính bản thân mình.

Quỳnh Như
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết

Có thể nói, nói dối rất có hại cho bản thân. Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị mọi người phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi sự tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình. Như vậy, hầu hết, những lời nói dối đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng và đều là những lời nói dối có hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Bởi vậy chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn

Spiderman-PeterParker
14 tháng 4 2021 lúc 19:48

Nói dối là nói sai sự thật, là lừa dối người khác. Nói dối không chỉ có hại cho người khác mà còn có hại cho chính bản thân người nói. Nói dối sẽ làm mất lòng tin của mọi người, tự mình đánh mất chữ tín trong con mắt mọi người. Câu chuyện về chú bé chăn cừu là một ví dụ đáng suy ngẫm. Vì tội nói dối mà không một ai tin lời khi cậu nói thật. Kết cục là đàn cừu của cậu vì vậy mà bị chó sói xơi sạch. Nhiều đứa trẻ nói dối bố mẹ đi chơi điện tử, dần dần trở thành thói quen. Mà chúng ta đều biết trò chơi điện tử một mặt có tác dụng giải trí thì mặt khác lại gây ra tác động tiêu cực như trẻ trộm tiền bố mẹ – thật tai hại biết bao, chơi nhiều và lâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Như vậy, sai lầm nối tiếp sai lầm, đó là một tai họa. Thực tế còn có nhiều trường hợp gây tác hại xấu vì nói dối, không chỉ người xung quanh mà còn với bản thân người đó.