Những câu hỏi liên quan
Đào Chí Thành
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 2 2021 lúc 11:18

Bạn tham khảo :

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...

Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.

Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…

Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.

Bình luận (0)

     Cảm hứng chủ đạo của văn học thế kỷ X đến thế kỉ XV là yêu nước với những thể loại đặc trưng. Chiếu, biểu, hịch, cáo là những văn bản do vua, chúa hoặc những vị tướng đứng đứng đầu viết để ban bố mệnh lệnh hay cổ vũ, kêu gọi, khích lệ tình cảm...Dù được viết ở thể loại nào thì lời lẽ hùng hồn và thuyết phục của các văn bản này luôn thể hiện được phẩm chất cùng tầm nhìn xa trông rộng của người chỉ huy. Từ khi hình thái nhà nước xuất hiện, cuộc sống của con người có nền nếp, quy củ thì đó cũng là lúc người lãnh đạo ra đời. Nước Việt ta tồn tại qua hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng bao nhiêu năm giặc ngoại xâm gây hấn âu cũng là nhờ vai trò to lớn của người đứng đầu chỉ huy. Một trong số những người chỉ huy tài tình đó là Lý Công Uẩn với “Chiếu dời đô” danh bất hư truyền.

     Nhà vua Lý Công Uẩn - người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn, luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Cũng chính bởi thế mà chỉ ít lâu sau khi khai sinh nhà Lý, ông đã đưa ra một quyết định táo bạo: ban "Chiếu dời đô”, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, sau đối tên là Thăng Long. “Chiếu dời đô” có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi “nghĩa sâu, ý xa, lý rành, khí mạnh, lời giàu, văn hay” mà còn vì bản chiếu thư này đã tạo được một bước ngoặc không nhỏ đối với vận mệnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng , ý chí giữ vững nền độc lập cùng tấm lòng với nước non của vị vua mới. Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Cũng là khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí - triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao.

     Bằng sự thông minh và tầm nhìn sáng suốt của mình Lí Công Uẩn đã nhận thấy đất Hoa Lư trong mấy mươi năm, với địa thế núi non hiểm trở, đã hoàn thành sứ mệnh giúp hai nhà Đinh, Tiền lê củng cố chính quyền, chống Tống xâm lược .Nhưng nay đất nước đã thái bình vùng đất này không còn phù hợp để phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước nữa. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn và quyết sách của Lý Công Uẩn chính là dời đô về Đại La. Một nơi mà vị trí “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, là phương hướng “đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây”, là địa thế “rộng mà bàng, đất đai cao mà thoáng", là điều kiện phát triển kinh tế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng được phong phú tốt tươi".Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. “Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc, đúng là khẩu khí của bậc đế vương. Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ. Triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình.     Vai trò và công lao của Lý Công Uẩn đã được thực tế lịch sử chứng minh: cùng với kinh đô Thăng Long, quốc gia Đại Việt bước vào một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về kinh tế, ổn định về chính trị, đặc sắc về văn hóa, mở ra thời kỳ hưng vượng nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Nếu Lý Công Uẩn vần theo lệ nhà Đinh - Lê, giữ nguyên kinh kì ở đất Hoa Lư hiểm trở, chắc hẳn nhà nước Đại Việt đã không có những bước tiến to lớn ấy.

       Hơn một ngàn năm qua, lịch sử nước Việt đã trải qua bao sóng gió thăng trầm, nhưng công lao của Lý Thái Tổ mãi mãi là những vết son không phai trong văn học và lịch sử việt Nam. Qua áng văn “Chiếu dời đô”, chúng ta càng hiểu rõ hơn vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc và thời nào cũng vậy dân tộc Việt Nam. Người là tấm gương sáng ngời để đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta phải tiếp nối hào khí ngút trời của cha ông ta cùng xây dựng lên một Việt Nam giàu mạnh phồn thịnh, hòa nhập vào sự phát triển của thế giới.

Bình luận (1)
Lê Thi Thanh Nguyệt
Xem chi tiết
Văn Hóa Chan
Xem chi tiết
Minh Trần Kim
20 tháng 12 2020 lúc 14:31

Sự thành lập nhà Lý:

 - Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và năm 1009 thì qua đời.

 - Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.

 - Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên thành Thăng Long.

Bình luận (0)
lê khánh linh
Xem chi tiết
phuc le
24 tháng 11 2016 lúc 22:03

Dưới triều đại của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thànhĐại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.( cái này là Lý Công Uẩn nha)

Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông, có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.( cái này của Trần Quốc Toản , hơi ngắn)

suy nghĩ mik chưa làm đc nha

 
Bình luận (7)
lê khánh linh
24 tháng 11 2016 lúc 21:32

giúp mình vớikhocroiok

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng
Xem chi tiết
chuche
29 tháng 11 2021 lúc 19:21

Tham Khảo:

https://olm.vn/hoi-dap/detail/3186012511846.html

hong chắc ;-;

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
29 tháng 11 2021 lúc 19:21

Tham khảo
Lý Công Uẩn (974 - 1028) người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là Bắc Ninh), từ nhỏ ông là một cậu bé dĩnh ngộ hơn người, lại được sự nuôi dạy của hai nhà trí thức lớn đương thời là sư Lý Khánh Văn và Thiền sư Đạo Hạnh. Khi mới 20 tuổi Lý Công Uẩn được đưa vào triều làm một chức quan võ. Vốn là người thông minh, có sức khoẻ và chí lớn, Công Uẩn từ đó ngày càng được tin cậy trong triều, về sau làm tới điện tiền chỉ huy sứ và trở thành trụ cột của nhà tiền Lê.

Bình luận (0)
Balyd____team: ƒさ→☪ℴ☪ℴท...
29 tháng 11 2021 lúc 19:21

tiểu sử thì mk hổng biết còn mình biết 1 vai trò:

VC1:rời king đô Hoa Lư(Ninh Bình) chật hẹp xuống thành Đại La đổi tên là Thăng Long(Hà Nội ngày nay).Với mục đích cho con cháu sau này đỡ khổ sở ở vùng đất chật hẹp.

-mk còn biết một văn hóa nổi tiếng vào thời đó chính là đạo phật thời đó dạo phật được quảng bá khá là rộng rãi.

đây là kiến thức lịch sử lớp 4.

Bình luận (0)
Ngọc
Xem chi tiết
đạt lê
Xem chi tiết
Thư Phan
8 tháng 11 2021 lúc 10:11

Tham khảo  :

Nhà Lý được thành lập như thế nào?

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

 Lý Công Uẩn đã làm gì để xây dựng đất nước?

 

- Năm 1010, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (Hà Nội ), lấy tên đô là Thăng Long.

- Năm 1042, ban hành bộ luật Hình thư

- Năm 1054, đổi tên nước thành Đại Việt

- Năm 1070, lập văn miếu thờ Khổng Tử

- Năm 1076, lập Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long

- Xây dựng bộ máy nhà nước vua đứng đầu nắm mọi quyền hành , theo chế độ cha truyền con nối, giúp việc vua là các  quan đại thần rồi đến quan văn quan võ

- Chia cả nước thành 24 lộ phủ. Dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã.

Bình luận (3)
Sunn
8 tháng 11 2021 lúc 10:14

Tham khảo

- Sau khi Lê Hoàn mất (năm 1005), Lê Long Đĩnh lên ngôi vua.

- Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các quan lại trong triều tôn tướng Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý được thành lập.

a.Xây dựng bộ máy nhà nước

- Năm 1010, Lý Công Uẩn ròi đô ra Đại Lạ (Thăng Long) => Kinh thành Thăng Long trở nên phồn thịnh

- Năm 1054 , nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt

b. Luật pháp

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình Thư

c. Quân đội

-Gồm cấm quân và quân địa phương

- Có bộ binh ,thủy binh được trang bị vũ khí đầy đủ

-Thực hiện chính sách ngụ binh ư nông

- Đối nội: Thực hiện chính sạhs đồn kết dân tộc

-Đối ngoại; Giữ quan hệ hòa hiếu với Cham Pa

Bình luận (3)
đạt lê
Xem chi tiết
Collest Bacon
4 tháng 11 2021 lúc 8:11

Tham khảo  :

Nhà Lý được thành lập như thế nào?

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

 Lý Công Uẩn đã làm gì để xây dựng đất nước?

 

- Năm 1010, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (Hà Nội ), lấy tên đô là Thăng Long.

- Năm 1042, ban hành bộ luật Hình thư

- Năm 1054, đổi tên nước thành Đại Việt

- Năm 1070, lập văn miếu thờ Khổng Tử

- Năm 1076, lập Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long

- Xây dựng bộ máy nhà nước vua đứng đầu nắm mọi quyền hành , theo chế độ cha truyền con nối, giúp việc vua là các  quan đại thần rồi đến quan văn quan võ

- Chia cả nước thành 24 lộ phủ. Dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã.

Bình luận (1)
Đinh Minh Đức
6 tháng 11 2021 lúc 11:22

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn. - Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập

-

- Năm 1010, đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (Hà Nội ), lấy tên đô là Thăng Long.

- Năm 1042, ban hành bộ luật Hình thư

- Năm 1054, đổi tên nước thành Đại Việt

- Năm 1070, lập văn miếu thờ Khổng Tử

- Năm 1076, lập Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long

- Xây dựng bộ máy nhà nước vua đứng đầu nắm mọi quyền hành , theo chế độ cha truyền con nối, giúp việc vua là các  quan đại thần rồi đến quan văn quan võ

- Chia cả nước thành 24 lộ phủ. Dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã.

Bình luận (0)
ptrinh
Xem chi tiết