chú ý những gì khi viết văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả biêủ cảm
Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì?
Khi viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý:
- Không sa đà vào miêu tả hay biểu cảm thái quá.
- Xác định mục đích chính là tự sự ( kể chuyện).
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm là phụ.
Khi chọn bài thơ để thực hành viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, em cần chú ý điều gì?
46. Khi chọn bài thơ để thực hành viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, em cần chú ý điều gì?
48. Yêu cầu nào là yêu cầu đối với phần mở đoạn của bài văn chia sẻ về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả?
TK:
46 .
Em cần chú ý bài thơ em chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện ( xuất hiện câu chuyện , nhân vật có thể chỉ mang một cái tên chung chung ) , có các chi tiết miêu tả bối cảnh không gian , thời gian , con người , ...
48 .
Yêu cầu đối với phần mở đoạn là :
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì?
Từ việc tìm hiểu trên, cần chú ý khi đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý:
- Không sử dụng tràn lan các yếu tố miêu tả, tự sự. Bởi lẽ đây không phải là mục đích của văn bản nghị luận.
- Chỉ dùng với mục đích làm sáng tỏ luận điểm, làm cho luận điểm trở nên nổi bật.
Khi đọc văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, các em cần chú ý:
+ Đọc kĩ văn bản thơ và xác định câu chuyện được kể trong bài thơ
+ Nhận biết những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy.
+ Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật của bài thơ.
+ Ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em sau khi học.
- Câu chuyện được kể trong bài thơ là vào một đêm mùa Đông ở chiến trường xa xôi, anh chiến sĩ mấy lần tỉnh dậy đều thấy Bác Hồ đang ngồi trầm ngâm, anh rất lo lắng cho sức khỏe của Bác. Sau khi nghe được những lời tâm sự của Bác anh càng thấm thía, biết ơn nỗi lòng của người Cha già vĩ đại.
- Yếu tố tự sự ở trong văn bản là câu chuyện mà anh bộ độ kể lại, trên những gì mình đã chứng kiến.
- Yếu tố miêu tả trong văn bản là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của Bác
=> Tác dụng: Các yếu tố tự sự, miêu tả đã giúp hình ảnh Bác Hồ được hiện lên thật chân thực, rõ ràng. Qua đó người đọc cũng hiểu hơn về phẩm cách và đức hi sinh muôn đời của Bác dành cho nhân dân.
- Nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thể thơ 5 chữ, nhịp điệu sâu lắng trữ tình gợi lên tình cảm yêu thương, trân trọng Bác của anh bộ đội. Đồng thời làm nổi bật tình cảm sự hi sinh thiêng liêng của Bác dành cho nhân dân.
- Sau khi đọc bài thơ em rất thấm thía và biết ơn những người bộ đội, chiến sĩ và đặc biệt là Bác Hồ. Những người đã dành cả cuộc đời để bảo vệ độc lập dân tộc. Để chúng em được sống cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay.
Xác định quy trình để viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm
1. Lựa chọn ngôi kể
2. Xác định thứ tự kể
3. Lựa chọn sự việc chính
4. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.
5. Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.
A. 1, 3, 2, 4, 5
B. 2, 1, 4, 3, 5
C. 3, 1, 2, 4, 5
D. 1, 2, 4, 3, 5
0. Khi viết đoạn văn tự sự cần chú ý: *
1 điểm
a. Phải có Mở bài - Thân bài - Kết bài
b. Không được viết ngắn
c. Có thể sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm
d. Tất cả đều đúng
Tập lập ý cho bài văn biểu cảm (kết hợp với yếu tố miêu tả, tự sự) với đề: Cảm nghĩ về mái trường mến yêu.
Tham khảo
Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh là tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.
Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.
Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!
Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.
Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã ; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?
Có nhạc sĩ nào đã viết: “Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu”. Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.
Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.
Văn bản đã lồng ghép yếu tố nào trong số các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận? Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản có gì đáng lưu ý?
- Văn bản đã lồng ghép tất cả các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thuyết minh:
+ Yếu tố tự sự để nói về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm.
+ Yếu tố miêu tả để nói về những vẻ đẹp của tác phẩm và sự đón nhận của công chúng.
+ Yếu tố biểu cảm để nói về những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm, tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm.
+ Yếu tố nghị luận để bày tỏ quan điểm của mình về những khía cạnh, những vấn đề trong tác phẩm.
- Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản được kết hợp một cách hài hòa và sắp xếp theo trình tự hợp lí; giúp thông tin cụ thể, thuyết phục, hấp dẫn hơn.
cho mik xin dàn ý viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả, độc thoại, đối thoại, yếu tố nghị luận!