trình bày vai trò, đăcj điểm của hoạt động nội thương, ngoiaj thương
1. NỘI THƯƠNG - Nêu điểm khác biệt hoạt động thương mại trước 1986 và hiện nay. - Thành phần kinh tế nảo giúp nội thương phát triển nhất? - Tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại lớn nhất mước ta?
2. NGOẠI THƯƠNG
- Nếu vai trò của ngoại thương?
- Khai thác Atlat trang Thương mại, cho biết:
+ Các nhóm hàng xuất, nhập khẩu chủ lực của nước ta? + Các thị trưởng xuất khẩu chủ yếu của nước ta? - Nhận xét về tình hình phát triển của ngành ngoại thương? (bằng cách phân tích biểu đồ)
1. NỘI THƯƠNG - Nêu điểm khác biệt hoạt động thương mại trước 1986 và hiện nay. - Thành phần kinh tế nảo giúp nội thương phát triển nhất? - Tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại lớn nhất mước ta?
2. NGOẠI THƯƠNG
- Nếu vai trò của ngoại thương?
- Khai thác Atlat trang Thương mại, cho biết:
+ Các nhóm hàng xuất, nhập khẩu chủ lực của nước ta? + Các thị trưởng xuất khẩu chủ yếu của nước ta? - Nhận xét về tình hình phát triển của ngành ngoại thương? (bằng cách phân tích biểu đồ)
Em hãy trình bày những hoạt động của tầng lớp thương nhân thời trung đại ở Tây Âu. Vì sao tầng lớp thương nhân lại có vai trò quan trọng với sự phát triển của các đô thị châu Âu trung đại?
tham khảo
- Những hoạt động của tầng lớp thương nhân thời trung đại ở Tây Âu.
+ Thương nhân liên kết với giới quý tộc quyền quý, lập nên hội đồng đô thị, họ trở thành những công dân hàng đầu của đô thị.
+ Thương nhân thường bỏ tiền ra xây dựng những công trình công cộng như nhà thờ, đài phun nước, thuê các hoạ sĩ trang hoàng phố xá, nhà cửa, bảo trợ cho các nhà văn hoá, khoa học có tư tưởng tiến bộ.
+ Thương nhân một số đô thị châu Âu còn tập hợp lại với nhau thành lập các hiệp hội buôn bán với mục đích bảo vệ tự do thương mại, thống nhất thị trường và an toàn cho các thương nhân buôn bán đường dài.
+ Tại nhiều nước, hàng năm thương nhân còn tổ chức các hội chợ để thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa các vùng và giữa các quốc gia.
- Tầng lớp thương nhân có vai trò quan trọng với sự phát triển của các đô thị châu Âu trung đại vì thương nhân giữ vai trò trung gian trong việc sản xuất và buôn bán hàng hoá và là nhân tố kết nối các chủ sản xuất, kết nối hoạt động thương mại giữa các khu vực, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đô thị.
Đọc thông tin mục 1, hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành thương mại.
* Vai trò
- Với phát triển kinh tế:
+ Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
+ Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hóa được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Với các lĩnh vực khác:
+ Định hướng tiêu dùng, tạo tập quán tiêu dùng.
+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và trên thế giới.
* Đặc điểm
- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa bên mua và bên bán, đồng thời tạo ra thị trường.
- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung – cầu.
- Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương).
- Hoạt động thương mại được đo lường bằng cán cân xuất nhập khẩu. Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu gọi là xuất siêu. Nếu giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu gọi là nhập siêu.
- Sự kết hợp giữa thương mại và công nghệ dân đến sự bùng nổ của thương mại điện tử.
Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Nêu vai trò của ngành thương mại.
- Trình bày đặc điểm của ngành thương mại.
* Vai trò của ngành thương mại
- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.
- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.
* Đặc điểm của ngành thương mại
- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.
- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:
+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.
+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.
- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.
Thương mại gồm những hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?
- Thương mại gồm những hoạt động: Nội thương và ngoại thương.
- Vai trò của thương mại:
+ Cung cấp các sản phẩm cho nhu cầu của nhân dân.
+ Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
+ Trao đổi, giao lưu giữa các vùng các quốc gia trên thế giới.
+ Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
Em hãy cho biết hoạt động nội thương có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương em.
Ví dụ:
Vai trò của nội thương đối với một số địa phương ở vùng núi
+ Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
+ Góp phần làm tăng nguồn thu nhập cho người dân.
+ Sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các gia đình diễn ra bình thường,…
Đối với từng địa phương, nội thương có những vai trò khác nhau.
Ý nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động thương mại?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
C. Phân tích thị trường trong nước và quốc tế.
D. Giải thích tiêu dùng.
Giải thích : Mục II, SGK/154 - 155 địa lí 10 cơ bản.
Đáp án: C
Ý nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động thương mại?
A. Điều tiết sản xuất
B. Thúc đẩy sản xuất hang hóa
C. Phân tích thị trường trong nước và quốc tế
D. Hướng dẫn tiêu dùng