Trình bày cảm nhận của em về cặp nhân vật tương phản trong đoạn trích đánh nhau vưois cối xay gió.
cản nhận của em về nhân vật Đôn Ki Hô Tê trong đoạn trích đánh nhau vs cối xay gió.
GIÚP NỐT LẦN NÀY NỮA NHA.
Đôn-ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, đang ở độ tuổi năm mươi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, mạo hiểm, đầu óc ngày càng trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp đất nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.
"Chết nhưng cái nết không chừa" bị thảm bại nhục nhã trước những chiếc cối xay gió mà vẫn còn khoác lác, trước lời an ủi của giám mã, ĐKHT đã chỉ cho anh kéo lừa biết rằng cái nghề cung kiếm thường biến hóa khôn lường, nghĩa là sự thắng bại là chuyện bình thường. Và nguyên nhân thất bại theo ĐKHT là do lão pháp sư đã cắp sách vở của ông bày trò. Hắn đã thâm thù ta, hắn đã tước đi phần vinh quang chiến thắng của ta! Phải chăng đó là khẩu khí của hiệp sĩ xứ Man-tra lừng danh thiên hạ!
Cảnh đánh nhau với cối xay gió đã ghi được "chiến công hiển hách" của ĐKHT, hiệp sĩ xứ Man-tra....
Đôn-ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, đang ở độ tuổi năm mươi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, mạo hiểm, đàu óc ngày càng trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp đất nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.
"Chết nhưng cái nết không chừa" bị thảm bại nhục nhã trước những chiếc cối xoay gió mà vẫn còn khoát lác, trước lời an ủi của giám mã, ĐKHT đã chỉ cho anh kéo lừa biết rằng cái nghề cung kiếm thường biến hóa khôn lường, nghĩa là sự thắng bại là chuyện bình thường. Và nguyên nhân thất bại theo ĐKHT là do lão pháp sư đã cắp sách vở của ông bày trò. Hắn đã thâm thù ta, hắn đã tước đi phần vinh quang chiến thắng của ta! Phải chăng đó là khẩu khí của hiệp sĩ xứ Man-tra lừng danh thiên hạ!
Cảnh đánh nhau với cối xoay gió đã ghi được "chiến công hiển hách" của ĐKHT, hiệp sĩ xứ Man-tra....
Em hãy so sánh hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa trong đoạn trích: "Đánh nhau với cối xay gió" để thấy được tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản.
Tham khảo:
Đôn Ki-hô-tê yêu chuộng đạo đức và chính nghĩa. Đôn Ki-hô-tê mơ ước cho mọi người có thể sống một cuộc đời thực thà hơn, công bằng hơn, sung sướng hơn. Tin tưởng vào chính nghĩa và chân lí, Đôn Ki-hô-tê luôn luôn sẵn sàng tranh đấu mong cho chính nghĩa và chân lí được thắng lợi. Trong cuộc tranh đấu, Đôn Ki-hô-tê không hề bao giờ rụt rè, lưỡng lự. Trái hẳn thế, tinh thần của nhà kị sĩ là tinh thần không biết sợ, không biết nản”
Những điều tốt đẹp của nhân vật khi xông lên đánh nhau với cối xay gió- những gã khổng lồ và sau cú ngã như trời giáng thể hiện ở chỗ:
- Kiên quyết tiêu diệt cái ác, cái xấu “ quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”.
- Dũng cảm, chủ động tấn công địch, không sợ chênh lệch lực lượng.
- Quyết chiến thắng kẻ thù cho dù chúng dùng pháp thuật xấu xa.
- Không hề kêu ca, theo gương các hiệp sĩ giang hồ, dù có bị thương
Như vậy, rõ ràng Đôn Ki-hô-tê là người có lí tưởng tốt đẹp, là người dám chiến đấu hi sinh để phụng sự lí tưởng, là người muốn những điều tốt đẹp cho mọi người.
Nhưng Đôn Ki-hô-tê lại là người sách vở và không thực tế, một người mà đầu óc mù quáng và buồn cười. Điều đó thể hiện ở việc khăng khăng coi những cối xay gió là những gã khổng lồ độc ác, xông lên đánh nhau với chúng đến nỗi giáo gãy tan tành, bản thân ngất đi, con ngựa cũng bị toạc nửa lưng. Rồi cái gì cũng theo sách vở : cầu mong tình nương giúp đỡ khi giao chiến, không dám kêu đau. cho phép Xan chô Pan xa kêu la thoải mái vì sách kiếm hiệp không cấm. Và thức cả đêm để nghĩ tới tình nương, nhịn ăn sáng vì nghĩ đến người yêu cũng đủ no.
Chúng ta ca ngợi, khâm phục tinh thần sống có lí tưởng, dũng cảm chiến đấu cho công bằng, hạnh phúc của thế giới này của nhân vật, nhưng cũng phê phán sự gàn dở, mù quáng theo sách vở và cố chấp của chàng.
Nhân vật Xan chô Pan xa là một nhân vật phụ. luôn luôn thực tế và thực dụng. Anh ta không sống theo sách vở, thích được lợi, thích ăn ngon và ngủ kĩ, thích cuộc sống nhàn hạ. Khác biệt lớn nhất là anh ta không theo đuổi một lí tưởng, hành động thực tế, tránh xa những gì nguy hiểm. Có thể nói gọn lại Xan chô Pan xa là người giản dị trong tư tưởng, giản dị trong tình cảm. Điều đó vừa tương phản, lại vừa bổ sung làm nổi bật tính cách của Đôn Ki-hô-tê.
Nêu phải so sánh hai nhân vật thì cần nhấn mạnh đến việc theo đuổi lí tưởng tốt đẹp, dũng cảm chiến đấu, xông vào nơi nguy hiểm là nét khác biệt và nổi trội ở Đôn Ki-hô-tê.
Đôn Ki-hô-tê
- Theo đuổi lí tưởng cao đẹp
- Dũng cảm, lao thẳng vào hiểm nguy
- Xa rời thực tế
- Hành động mù quáng, điên rồ
- Làm theo sách vở kiếm hiệp
Xan chô Pan xa
- Thực dụng
- Tránh xa những nguy hiểm
- Luôn luôn thực tế
- Hành động tỉnh táo, khôn ngoan
- Làm theo sở thích tự nhiên
Bài tập 1 Xây dựng cặp nhân vật tương phản song song bên nhau, theo em, nhà văn có dụng ý gì Em rút ra cho riêng mình điều gì từ hai nhân vật này
Bài tập 2 Viết đoạn văn tổng phân hợp khoảng 10 câu trình bày cảm nghĩ về nhân vật Đôn ki hô tê. có sử dụng câu ghép
Bài tập 3 Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” là gì
Học xong đoạn trích " Đánh nhau với cối xay gió " , em có cảm nhận gì về nghệ thuật viết truyện của Xéc-van-tét ? Qua đó , em cảm nhận dduocj gì về nội dung của đoạn trích ?
Đánh nhau với cối xay gió là một chiến công đặc biệt của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tài ba xứ Mantra. Hiệp sĩ này là nhân vật chính do nhà văn Tây Ban Nha Xec-van-tec sáng tạo ra trong cuôn tiểu thuyết cùng tên. Đôn Ki- hô-tê vốn là một nhà quý tộc nghèo, tuổi đời ngót nghét năm mươi, suốt ngày chỉ lấy sách vở làm bạn bè và làm thú vui tiêu khiển. Nhưng sách vở mà nhà quý tộc đọc lại là truyện kiếm hiệp phiêu lưu, là các truyện hiệp sĩ mà phần lớn là bịa đặt chứ không có thật. Nhà quý tộc bị mê hoặc bởi thế giới các hiệp sĩ và các chiến công của họ đã quyết tâm bỏ nhà ra đi làm hiệp sĩ, sống cuộc đời lang thang nay đây mai đó. Mục đích ra đi của Đôn Ki-hô-tê là diệt trừ cái ác và lập lại công bằng, cứu nghèo cứu khổ. Đắm mình trong thế giới hiệp sĩ, Đôn Ki-hô-tê cũng chìm đắm trong thế giới hoang tưởng. Vì thế trên mọi nẻo đường ông đi ở đâu ông cũng thấy những tên khổng lồ những con yêu tinh... đang hoành hành gây tội ác. Những tên khổng lồ, những con quái vật đều gắn liền với trí tưởng tượng của Đôn Ki- hô-tê. Trên con đường đi tìm lẽ công bằng ở đời, Đôn Ki-hô-tê còn có một người giám mã rất đỗi trung thành và rất đúng hình mẫu sách vở mà ông đã đọc, đó là người nông dân Xantrô Panxa tốt bụng, hay ăn vô lo và cũng rất yêu đời. Họ cùng đi với nhau trên mọi nẻo đường đất nước, cùng chung hoạn nạn, cùng sẻ chia mọi nỗi buồn.
Ở đây những tên khổng lồ xuất hiện trên con đường thực hiện công lý của nhà hiệp sĩ là những cối xay gió, tới "ba bốn chục chiến cối xay gió giữa đồng", chúng dường như hiện ra đột ngột, bất ngờ và nhanh chóng tạo ra một hoang tưởng trong đầu óc của nhà hiệp sĩ cao lênh khênh mà lại gầy còm một cách thảm hại đang ngất nghểu trên lưng con chiến mã Rôxinantê cũng gầy còm tới mức chỉ còn da bọc xương. Luôn luôn mơ ước lập được các chiến công như các hiệp sĩ thời xưa cho nên Đôn Ki-hô-tê thấy rằng đây là một dịp tốt: "Vận may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta đẹp quá sự mong muốn. Này, anh bạn Xantrô Panxa, anh có trông thay mấy chục tên khổng lồ kia không? Để ta xông ra kết liễu đời chúng; với những chiến lợi phẩm thu được chúng ta sẽ trở nên giàu sang phú quý...". Một cánh đồng mênh mông, những chiếc cối xay gió sừng sững quả là một bối cảnh nên thơ cho trí tưởng tượng hoang tưởng, điên rồ của nhà hiệp sĩ. Tuy nhiên người giám mã của chàng thì lại không hoang tưởng chút nào. Vì thế khi nghe chủ nhân nói tới những tên khổng lồ anh ta hỏi ngay: "Những tên khổng lồ nào cơ?" - một câu hỏi cơ hồ như anh ta ở trên trời rơi xuống chứ không phải là giám mã luôn luôn đi kèm sát bên hiệp sĩ mà mình phải phò tá. Đôn Ki-hô-tê chỉ ngay cho anh ta thấy: "Những tên mà anh nhìn thấy ở trước mắt kia kìa. Cánh tay chúng rất dài, có cái tới gần hai dặm". Đầu óc thực tiễn của Xantrô nhận ra ngay sự nhầm lẫn của ông chủ. Anh ta thấy sự cần thiết phải giải thích cho ông chủ: “Xin ngài coi chừng. Cái mà ngài tưởng là người khổng lồ chỉ là những chiếc cối xay gió, còn cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt; khi có gió sẽ quay tròn làm chuyển cối đá bên trong".
Một ngày được khép lại cùng giấc ngủ nặng nề đang kéo đến với Xantrô. Còn hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê thì lại tiếp tục bắt chước các trang hiệp sĩ khác từng thức đêm thức hôm để nhớ tới tình nương sau khi đã "bẻ một cành khô, rút cái mủi sắt ở cái cán gẫy lắp vào làm thành một ngọn, giáo mới". Chàng hiệp sĩ không ngủ để mà nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a, cho dù trong trận chiến đấu chống lại lũ khổng lồ có hình thù là những chiếc cối xay gió kia nàng đã không tỏ ra hào hiệp giúp chàng, nàng cũng lại thờ ơ với cả cú "ngã như trời giáng" của chàng nữa. Cho dù vậy, là một hiệp sĩ chân chính Đôn Ki-hô-tê luôn tỏ ra trung thành với tình nương của mình mà biểu hiện độc đáo nhất là không ăn không ngủ, bởi vì chàng "nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi". Tiếng cười nhẹ nhàng vừa giễu cợt vừa trêu chọc đã làm cho nhân vật trở nên sống động.
Cho dù những hành động trong thực tế mang tính điên rồ ảo tưởng song lý tưởng vị tha mà Đôn Ki-hô-tê theo đuổi lại rất đáng trân trọng, bởi lẽ anh là người hiệp sĩ chân chính đi tìm tự do, khi Tây Ban Nha tự do bị bóp nghẹt, quyền sống bị chà đạp; ở đó bọn khổng lồ, bọn yêu tinh có mặt khắp nơi, hoành hành mọi nẻo; ở đó cái ác đang tồn tại và vì vậy cũng cần tới những hiệp sĩ chân chính để phò nguy cứu khổ, để tiêu diệt cái ác. Sự kết hợp giữa hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê cũng là một sự kết hợp độc đáo, bởi lẽ ở đây vừa có sự huyễn hoặc lại vừa có sự tĩnh táo mà các nét này lại được phân bố ở cả hai người. Nếu thực hiện một phép lựa chọn theo kiểu tước bỏ những nét tiêu cực ở cả hai nhân vật và kết hợp chúng lại, ta sẽ có một nhân vật hoàn chỉnh đạt tới mức độ lý tưởng. Đó là nhân vật của ước mơ, của khát vọng của những người dân lương thiện ở Tây Ban Nha trong thời kỳ phục hưng.
Nội dung tư tưởng của đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió là gì?
A.
Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn làm rõ sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
B.
Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn thể hiện Đôn Ki-hô-tê vừa là một người đáng trách, vừa là một người đáng thương.
C.
Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn nói lên những nét khác thường trong suy nghĩ và hành động của Đôn Ki-hô-tê.
D.
Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn ca ngợi tính cách dũng cảm của Đôn Ki-hô-tê.
C.
Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn nói lên những nét khác thường trong suy nghĩ và hành động của Đôn Ki-hô-tê.
giúp mình với,mình cần gấp !
viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu sự tương phản trong cách xây dựng hình ảnh nhân vật của nhà văn xét-van -tét trong đoạn trích đánh nhau với cối xay gió có sử dụng tình thái từ
Viết một đoạn văn 8 -10 câu về nhân vật Đôn Ki-hô-tê trong đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió
Tham khảo
Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” mang lại một tiếng cười nhẹ nhàng cho người đọc. Đôn Ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, đang ở độ tuổi năm mươi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, mạo hiểm, đầu óc ngày càng trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp đất nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời. Còn người giám mã Xa-chô Pan-xa, một người thực tế, gặp may mắn thì ít mà rủi ro thất bại thì nhiều. Xan-chô Pan-xa là một bác nông dân béo lùn cưỡi trên lưng con lừa thấp tè. Bác làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với kì vọng là khi chủ thành đạt sự nghiệp lớn, bác sẽ được làm thống đốc cai quản một vài hòn đảo. Đủng đỉnh cười lừa đi sau chú, gã giám mã này chẳng lúc nào quên bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ các thức ăn ngon. Qua câu chuyện trên ,chúng ta càng thêm trân trọng về những ước mơ, lí tưởng sống hướng tới chính nghĩa của mỗi người trong cuộc sống nhưng ta cần tỉnh táo, không nên chìm đắm trong những thế giới ảo, viển vông và hão huyền.
Từ nội dung đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió",em hãy trình bày suy nghĩ về tác hại của thể loại truyện/phim kiếm hiệp,phim siêu nhân đối với các bạn nhỏ. (Viết Thân bài cho mình thui cũng được ;-;)
qua đoạn trích đôn ki hô tê đánh nhau với cối xay gió , tác giả Xéc van tét thành công xây dựng 2 nhân vật bất hủ đối lập tương phản như thế nào
Đoạn trích đã xây dựng lên cặp nhân vật tương phản bất hủ trong văn học thế giới: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô bên cạnh những mặt tốt, còn có những mặt hạn chế, hai nhân vật bổ sung cho nhau. Qua đoạn trích tác giả đã chế giễu tàn dư lí tưởng hiệp sĩ lỗi thời, phê phán thị hiếu tầm thường, thực dụng, bày tỏ khát vọng hướng đến những giá trị nhân văn cao cả.