Mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu
Trình bày sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu? Nêu nguyên tắc truyền máu?
Tham khảo!
Nguyên tắc truyền máu là không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ thể. Do vậy, việc xác định nhóm máu chính xác trước khi truyền là rất quan trọng. Nhóm máu O được gọi là nhóm máu “cho phổ thông” tức là có thể cho được tất cả các nhóm nhưng chỉ nhận được máu cùng nhóm O.
Tham khảo:
Sơ đồ:
Quy tắc:
Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu
- Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu
→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu
Thông hiểu:
- Mối quan hệ cho nhận giữa các nhóm máu..
- Hoạt động của các loại bạch cầu.
- Phân biệt được các loại mạch máu.
Tham khảo:
Những người nhóm máu A có thể được truyền máu bởi những người có nhóm máu O. Nhóm máu B: Có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B hoặc những người mang nhóm máu AB. Những người mang nhóm máu B có thể nhận máu từ những người mang nhóm máu O. Nhóm máu AB: Có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào.
Tham khảo:
Bạch cầu là những tế bào có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Các tế bào bạch cầu sẽ thực bào các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất truyền tin hóa học, các enzym,... Bạch cầu có nguồn gốc từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương.
Có ba loại mạch máu chính: động mạch mang máu đi từ trái tim, các mao mạch (Capillary) giúp việc trao đổi nước và các chất giữa máu và các mô, và các tĩnh mạch mang máu từ các mao mạch trở về tim.
Thảo luận nhóm để thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi sau:
1. Vẽ Hình 33.4 vào vở rồi hoàn thành sơ đồ truyền máu bằng cách đánh dấu chiều mũi tên để thể hiện mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu.
2. Giả sử một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận những nhóm máu nào? Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả gì?
1. Sơ đồ truyền máu thể hiện mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu:
2.
- Nếu một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận nhóm máu A và nhóm máu O.
- Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ xảy ra hiện tượng kết dính làm phá hủy hồng cầu của máu truyền ngay trong lòng mạch máu, đồng thời, có thể gây ra hiện tượng sốc và nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu.
hãy lập sơ đồ sơ đồ mối quan hệ cho - nhận giữa những người thuộc các nhóm máu: O, A, B, AB, để không gây kết dính hồng cầu ?
giúp mình với
1. Xác định loai mạch máu có huyết áp cao nhất trong cùng 1 thời điểm.
2. Xác định các hoạt động của cơ liên sườn và cơ hoành trong các động tác hít thở bình thường.
3. Xác định mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu.
4. Sau khi chạy về đích ta nên làm gì?
5. Tĩnh mạch dẫn máu từ cơ quan nào về cơ quan nào?
Cần gấp.
Câu 1:
Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ
Vì: Từ động mạch chủ, máu sẽ được phân chia cho các động mạch lớn, từ động mạch lớn lại được phân ra các tiểu động mạch, mao mạch rồi đến với tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ. Như đã đề cập, áp lực khi máu vào động mạch chủ thì áp lực là lớn nhất nhưng sau đó máu được phân vào các mạch nhỏ thì áp lực lên thành mạch sẽ được giảm dần.
Câu 2:
Hoạt động của cơ hoành: Khi cơ hoành co thì vòm hoành hạ xuống, giúp cho lồng ngực giãn, áp lực trong lồng ngực giảm, không khí được hít vào trong và ngược lại.
Hoạt động cơ liên sườn: Kết nối các xương sườn kề nhau. Khi cơ liên sườn co lại các xương sườn được kéo lên trên và ra trước làm tăng đường kính bên và đường kính trước sau của lồng ngực
Câu 3:
Mối quan hệ giữa cho và nhận nhóm máu
-Em hãy giải thích vì sao cần phải tim phòng.
-Nêu ý nghĩa và khái niệm của hiện tượng đông máu. Các nhóm máu và sơ đồ thể hiện mối quan hệ cho và nhận máu.
Tiêm phòng là tiêm loại virus gây bệnh ( phòng 1 bệnh nào thì tiêm virus bệnh đó vào cơ thể ), nhưng là virus đã bị làm yếu đi. Khi đó bạch cầu miễn dịch dễ dàng loại bỏ chúng đi, và đây không còn là virus lạ. Khi virus bệnh đó xâm nhập vào cơ thể, nay các tế bào của bạch cầu miễn dịch đã quen với loại virus này (nhờ tiêm phòng) nên dễ dàng loại bỏ virus đó. Vì thế tiêm phòng giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh, rất cần thiết.
*Tiêm phòng thì bạn có thể lấy đáp án của bạn Lovers
*Khái niệm: Là hiện tượng máu sau khi chảy ra khỏi động mạch bị đông lại thành cục máu bịt kín vết thương, ngăn không cho máu tiếp tục chảy ra nữa.
*Ý nghĩa: Là cơ chế bảo vệ cơ thể chống sự mất máu.
Các nhóm máu: A, B, O và AB
*Về sơ đồ thể hiện mối quan hệ cho và nhận máu:
Em cần gấp ạ !!!! Luôn nhé!
1. Các loại mô chính và chức năng từng loại mô?
2.Để hệ cơ phát triển cân đối,xương chắc khỏe. Chúng ta cần phải làm gì ?
3 Hãy lập sơ đồ mối quan hệ của người cho và người nhận giữa những người thuộc các nhóm máu A,B,O,AB để không gây kết dính hồng câu?
4.Trình bày cơ chế đông máu từ đó hãy giải thích tại sao khi máu ở trong mạch thì không đông, nhưng ra khỏi mạch thì lại đông
Hệ thống nhóm máu ABO ở ngưòi do 3 alen IA , I B , IO qui định, có mối quan hệ trội lặn như sau : IA > I O , IB > I O , khi có mặt 2 alen IA và IB thì biểu hiên kiểu hình nhóm máu AB. Hãy xác định các kiểu gen, kiểu hình các nhóm máu của một quần thể cân bằng di truyền và cho biết cách tính tần số các alen trên
help mình với
- Nhóm máu A: IAIA và IAIO
- Nhóm máu B: IBIB và IBIO
- Nhóm máu O: IOIO
- Nhóm máu AB: IAIB
Cách tính bạn tính từ tần số alen nhóm máu O (lúc nào người ta cũng cho lặn trước), sau đó người ta sẽ cho tỉ lệ % một loại nhóm máu trong 3 loại nhóm máu còn lại, bạn lập hệ phương trình/ phương trình giải để tìm ra tỉ lệ của 1 loại alen nữa. Loại alen cuối cùng bạn lấy 100% trừ đi tổng tần số alen của 2 loại vừa tìm được là sẽ ra bạn nhé! Nếu bạn có bài cụ thể đăng lên mình sẽ hướng dẫn kĩ hơn nha!
Quan sát Hình 10.8, sau đó trả lời các câu hỏi sau:
a) Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?
b) Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu.
Tham khảo!
a) Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch: Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.
b) Mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu: Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch máu. Nếu tổng tiết diện mạch nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại.
Trong gia đình em có những ai đã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? Thử thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu của các nhân đó.
- Trong gia đình em thì em đã từng được xét nghiệm máu với nhóm máu O.
- Nhóm máu O sẽ cho được những người có nhóm máu O, A, B, AB và chỉ nhận được máu từ những người có nhóm máu O.