Những câu hỏi liên quan
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
30 tháng 5 2017 lúc 13:25

- Ở trường:

+ Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng.

+ Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

- Ở nhà:

+ Đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời.

+ Đối với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến

- Ở nơi công cộng:

+ Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực minh.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
3 tháng 4 2017 lúc 17:20

a, Ở trường:
+ Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng.
+ Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
b, Ở nhà:
+ Đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời.
+ Đối với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến
c, Ở nơi công cộng:
+ Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực minh.

Bình luận (0)
Hiiiii~
3 tháng 4 2017 lúc 17:21

Trả lời

- Ở trường:

+ Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng.

+ Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

- Ở nhà:

+ Đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời.

+ Đối với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến

- Ở nơi công cộng:

+ Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực minh.


Bình luận (0)
Taehyung Kim
21 tháng 9 2017 lúc 14:50

a)Ở trường:

-Thầy,cô giáo:lễ phép,nghe lời,kính trọng...

-Bạn bè:khoan dung,đoàn kết,thông cảm,chia sẻ,giúp đỡ lẫn nhau...

b)Ở nhà:

-Ông bà,cha mẹ:ngoan ngoãn,lễ phép,biết vâng lời,giúp đỡ những công việc nhẹ...

-Anh chị em:kính trên nhường dưới,chia sẻ giúp đỡ nhau...

c)Nơi công cộng:

-Luôn tuân thủ đúng theo quy định,biết giúp đỡ những người cần đến sự giúp đỡ của mk...v...v

Bình luận (0)
Rubill-yy Thảo
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
19 tháng 12 2016 lúc 14:22

Cảm nghị về bà nội.

Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .

Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .

Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà – một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà .

Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào !

Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai !

Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.”

Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.

Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏI được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ!

MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trờI . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!

Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lạI . Đay là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nộI ơi! Sao bà lạI bỏ cháu mà đi vậy bà ?

Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lạI cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh ngườI mà minh yêu thương.

Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.

CHÚC BẠN HỌC TỐThaha

Bình luận (0)
Linh Phương
19 tháng 12 2016 lúc 14:34

Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng, sâu đậm nhất. Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca: Công cha như núi Thái Sơn,.., Con có cha như nhà có nóc, Phụ tử tình thâm…

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Mọi việc lớn như làm nhà, tậu ruộng, tậu trâu, dựng vợ gả chồng cho con cái… thường là do người cha quyết định. Trách nhiệm của người cha rất nặng nề. Con cái ngoan hay hư, chủ yếu là tùy thuộc vào sự bảo ban dạy dỗ của người cha. Bên cạnh người mẹ dịu dàng là người cha nghiêm khắc. Dẫu cách thức biểu hiện tình thương yêu có khác nhau nhưng bậc cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con cái trưởng thành về mọi mặt, đúng như dân gian đã nói: Con hơn cha là nhà có phúc. Trong lúc mẹ hằng ngày chẳng quản vất vả nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo thì người cha, ngoài những thứ đó ra còn phải nghĩ đến việc dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để các con học được những bài học thiết thực khi bước vào đời. Thật hạnh phúc cho những đứa con được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ!

Có biết bao người cha chấp nhận thiệt thòi về mình, dành tất cả thuận lợi cho con cái. Em đọc trên báo và xem truyền hình thấy những người cha lam lũ, quần quật làm những việc như: quét rác, đội than, đội trấu, đạp xích lô… không từ nan bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện đế kiếm tiền nuôi đàn con ăn học đến nơi đến chốn. Gần nhà em có một bác người Quảng Ngãi, tuổi hơn năm chục, làm nghề mài dao kéo. Ngày ngày, bác rong ruổi khắp nơi trên chiếc xe đạp cà tàng với vài hòn đá mài và thùng nước nhỏ. Bác vào thành phố đã hơn ba năm, kể từ khi anh con trai lớn thi đậu đại học Bách khoa. Mỗi lúc kể về những đứa con ngoan, bác cười rất mãn nguyện, đôi mắt ánh lên vẻ tự hào: – Nhà bác nghèo lắm! Được mấy đứa con, đứa nào cũng ham học và học giỏi. Năm nay, cô con gái thứ hai cũng đậu Đại học Sư phạm. Bác ráng làm kiếm ngày vài chục ngàn, cha con đùm túm nuôi nhau. Mình chẳng có chi cho các con thì cho chúng cái chữ, cái nghề !

Em thấy ở bác có những nét rất giống cha em, một người thợ cơ khí bình thường, quanh năm làm việc với máy móc, dầu mỡ. Đôi bàn tay cha chai sần, thô ráp, mạnh mẽ nhưng ấm áp lạ thường. Có thể nói rằng trong gia đình em, cha làm nhiều nhất và hưởng thụ ít nhất; Cha giống mẹ ở chỗ nhường nhịn hết cho đàn con những miếng ngon miếng lành, còn mình chỉ cơm dưa cơm mắm qua ngày.

Đức tính nổi bật của cha em là cần cù chịu khó, hết lòng vì vợ con. Tuy công việc thường xuyên bận bịu, cha vẫn cố dành thời gian quan tâm săn sóc đến việc học hành của các con. Cha em ít lời, chỉ nói những câu nào đáng nói như nhắc nhở, uốn nắn khuyết điểm hay động viên, khen ngợi khi các con làm được điều tốt, điều hay. Cha dạy chúng em lòng tự trọng và tính tự lập. Có lần cha bảo: – Đã là người thì phải có ý chí, không được ngại khó ngại khổ.

Càng khó càng phải làm bằng được. Em quý nhất cha em ở thái độ tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Có việc gì không vừa ý, cha bình tĩnh phân tích chứ không la lối, chửi bới. Bởi thế nên dù tính cha nghiêm khắc mà vẫn dễ gần, từ vợ con đến hàng xóm láng giềng đều nể phục. Cứ nghe những lời cha nói, nhìn những việc cha làm, em học được rất nhiều điều hay, điều tốt. Cha thường bảo con cái lấy bố mẹ làm gương nên cha rất giữ gìn ý tứ.cam nghi ve nguoi cha em

Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất. Cảm ơn nhạc sĩ Phạm Trọng cầu đã nói giúp tuổi thơ chúng em những suy nghĩ tốt đẹp về cha mẹ: Cha sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con… Ngày mai con khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương!

Bình luận (0)
Nguyễn Huế
27 tháng 7 2017 lúc 14:23

Đề bài: Cảm nghĩ về thầy / cô giáo của em.

"Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên. "Người thầy... vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy...". Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ. Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980. Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy Tôi - mười một tuổi - đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp. Kia rồi! Thầy tôi... Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt. Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn một - mét - tám, chỉ chừng 1m60, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại. Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết. Mùa Đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Thoảng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa Đông ấy, mà còn nhiều mùa Đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay "Em chào thầy" mà láo xược chế thành "Em thầy!", và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại. Hiền như tiên. Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy... Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh. Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn. Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy. Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng. Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy. Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm. Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng Một năm tôi lớp Bảy. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già. Tôi năm mười hai tuổi, chỉ nghĩ công danh lợi lộc là tất cả. Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường. Năm lớp Bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất. Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời. Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc. Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ. Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình. Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu. Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi. Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly. Thầy nghỉ rồi... Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, xúc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi! Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế. Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi. Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy. Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn. Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi! Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm (*). Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn. Vẫn là những ngày mùa Hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng. Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính.

Bình luận (0)
Girl lạnh lùng
Xem chi tiết
Phạm Trần Nhật Anh
30 tháng 11 2017 lúc 18:38

Trong cuộc sống, có rất nhiều người đáng để ta trân trọng, quý mến. Nhưng người mà tôi yêu quý, kính trọng hơn cả vẫn là mẹ - người đã cho tôi dòng sữa ngọt lành ngay từ khi tôi cất tiếng khóc chào đời.
Mẹ tôi là giáo viên, năm nay đã ngoài ba mươi tuổi. Mái tóc mẹ óng mượt xõa xuống ngang lưng. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan cùng với đôi mắt long lanh mà người ta thường gọi là mắt phượng. Đôi mắt ấy biết cười nói, biết vỗ về, an ủi, biết xoa dịu nỗi đau của người khác. Mẹ thường đến lớp với bộ quần áo giản dị nhưng trông vẫn rất duyên dáng.

Một lần, tôi bị ốm, mẹ phải thức trắng đêm để chăm tôi. Lúc nào tỉnh dậy, tôi cũng đều thấy mẹ đang ở bên, nhẹ nhàng và âu yếm. Mấy ngày tôi bị ốm, mẹ nghỉ làm để ở nhà chăm sóc tôi. Vì thức mấy đêm liền nên mẹ gầy hẳn đi, đôi mắt thâm quầng và trũng xuống.

Một đêm no, khi đang ngủ, tôi giật mình tỉnh giấc thì thấy mẹ đang may áo cho tôi. Tôi xúc động nghẹn ngào và thấy yêu mẹ vô cùng! Lúc ấy, cái chăn tuột khỏi người tôi, mẹ vộ đắp lại vì sợ tôi bị lạnh. Có mẹ bên cạnh, tôi thấy thật yên tâm và ngủ một giấc ngon lành cho tới sáng.

Sáng hôm sau, tôi mặc áo chiếc áo mới mà mẹ may cho như được khoác trên mình bao tình thương của mẹ. Tôi tự nhủ phải học tập thật tốt để đền đáp công ơn của mẹ.

Mẹ đã dành trọn cả cuộc đời cho tôi, chăm sóc tôi từng li từng tí. Công lao của cha mẹ thật to lớn biết nhường nào. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao xưa:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Bình luận (0)
Sooya
30 tháng 11 2017 lúc 18:17

Gia đình em có bốn người: bố mẹ và hai chị em em. Em rất yêu bố và mẹ nhưng không hiểu sao, chị Bích Hà lại gần gũi với em hơn cả. Em vừa yêu lại vừa ngại chị.

Chị Hà của em cao nhưng đầy đặn. Bố mẹ vẫn nói, khi đẻ ra chị to nhất nhà hộ sinh nên sau này nuôi rất dễ. Chị lớn như thổi vậy. Khuôn mặt trái xoan với các nét thanh thoát khiến chị em rất xinh. Nước da bánh mật của chị có lúc hồng hào, dễ mến. Chị rất hay cười và hay trả lời những câu hỏi của mọi người bằng nụ cười tươi tắn. Chị học giỏi những môn tự nhiên và học rất nhẹ nhàng, không vất vả như em. Mẹ bảo chị thông minh giống bố.

Đối với em, chị rất tận tình chỉ bảo và chăm sóc. Bài vở của em chị thường xuyên xem xét và giảng giải. Lạ là chị giảng em thấy dễ nghe và nhanh hiểu hơn. Gần chị em cảm thấy tự tin hơn, có chị ở bên em cảm thấy to tát hơn, khỏe mạnh hơn chẳng sợ ai bắt nạt. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã sinh ra chị Bích Hà và bố mẹ lại sắp xếp cho em làm em gái của chị.

Năm ngoái chị đi học xa nhà. Nhà em im ắng hẳn đi, cửa nhà không có chị em cảm thấy rộng ra hẳn thế. Mỗi sáng ngủ dậy chỉ còn mỗi một mình em trong nhà, em rất buồn và nhớ chị, không muốn ngồi dậy nữa. Những ngày chị còn ở nhà, vào giờ này em đã nghe thấy tiếng bát đĩa được chị rửa dưới nhà và tiếng đàn chị tập cần mẫn. Tiếng đàn của chị mạnh mẽ và đầm ấm lắm. Chị đã có công lớn trong việc dạy em đánh đàn, nghĩ lại mà em thấy nhớ những ngày tháng đó quá. Sao hồi đó cứ “ghét” và oán chị nhi. Quả thật chị rất nghiêm khắc, không ngày nào chị không bắt em ngồi bên đàn một tiếng, chỉ trừ khi ốm. Chị khẳng định tập đàn là thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và coi như tập bài thể dục vậy. Quả thực nhìn dáng chị ngồi lắc lư bên cây đàn em thấy chị vừa thanh cao vừa thư thái. Bây giờ, mỗi khi buồn và nhớ chị, em lại ngồi bên chiếc đàn oóc-gan xinh xắn đánh những ca khúc chị đã dạy em. Em thích nhất là bài “Những ngọn nến” vì chị rất hay hát bài đó.

Hiện giờ chị Hà đang ở cách xa em hàng ngàn cây số nhưng hình ảnh của chị, giọng nói, tiếng cười của chị,… tất cả vẫn hiển hiện rõ nét quanh em. Đây là góc bàn chị vẫn ôm em ngồi xem vô tuyến, đây là bình nước sáng sáng chị vẫn tưới hoa, dây là chiếc gương hai chị em vẫn nghiêng ngó soi chung,! đây là chiếc ghế nhỏ chị ngồi cặm cụi nhặt rau, rửa bát,… Trong nhà, đồ vật nào cũng có dấu ấn của chị, cả nhà em luôn lo lắng và nhớ chị nhiều lắm. Khi vắng chị Hà em càng nhớ thương chị nhiều hơn. 

Em mong chị học thật giỏi và khóa học của chị kết thúc sớm để chị sớm về với gia đình. Trước mắt học kì II này em phải phấn đấu để đạt điểm cao. Có vậy em mới được sang chơi cùng chị trong dịp nghỉ hè này và cũng để vui lòng bố mẹ và chị Bích Hà của em.



Read more: http://taplamvan.edu.vn/ta-em-gai-hoac-chi-gai-cua-em/#ixzz4zuepvimc

Bình luận (0)
Trương Lan Anh
30 tháng 11 2017 lúc 18:26

Mẹ em là một người phụ nữ tuyệt vời nhất đời em . Mẹ em có đôi mắt sáng long lanh . Mái tóc ngắn óng ả và suôn mượt . Mẹ có một làn da trắng như trứng gà bóc . Chều cao cân đối . Khuôn mặt xinh đẹp toát lên vẻ hiền hậu , vui tính . Mẹ em dạy văn rất giỏi . Bài văn nào không hiểu mẹ thường giảng giải cho em từng tí một cho em hiểu . Mẹ rất quan tâm đến gia đình . Gioir cả công việc nội trợ nữa . Mẹ em không chỉ là một người mẹ hoàn hảo,đầu bếp giỏi mà còn là cô giáo của em . Em rất yêu quý mẹ , em sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ công mẹ .

Bình luận (0)
ngô giang
Xem chi tiết
Tô Huyền Trang
21 tháng 2 2016 lúc 12:43

Mở bài:

– Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.

– Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

Thân bài:

– Kể những điểm nội bật về người bạn của em.

+ Hoàn cảnh gia đình.

+ Thành tích học tập.

+ Lối sống.

+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?

– Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.

– Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?

Kết bài:

– Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).

– Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).

Bài làm 

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.

“​Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau”

Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.

Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.

Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.

Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.

Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…

Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trọng học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết. 

Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt ngay trên đường phố.

Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ ở phần đường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà ơi, khoan đã, chưa sang được đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường. Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá, một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đèn đỏ bật lên, em bước nhanh qua.

Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy dò dẫm từng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc.

Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù là những người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trọng học tập hay trong việc giúp đỡ mọi người mà em biết. 

Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.

Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bô đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.

Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu.  Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng tôi cần học hỏi.

Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là mội đứa con ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vờ, đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…

Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.

Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn , nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn – bạn cùng học lớp em.

Văn năm nay bằng tuổi em. Dáng nhỏ.  Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện . Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng. Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể : ” Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả.”

Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay hđếm hương thuê ở ngoài xóm . Có khi bạn chở rau muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.

Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho  bộ sách  đã cũ hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn  phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay,  Cô Nhung – Hiệu trưởng tặng bạn  bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.

Nhà bạn ở Đội 1 – xa trường học, mỗi khi bạn  đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn  nhiều khi bị hỏng, Bạn  lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố  đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy em vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.

Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ  luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái , trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.

Văn đúng là tấm gương sáng cho em học tập. Cuối năm ngoái, bạn được cô Tổng phụ trách đè nghị khen thường danh hiệu :” Học sinh nghèo vượt khó ” của trường em.

Bài làm của Nguyễn Thị Kiều Trang  – Lớp 6 A3  – Trường THCS Kiền Bái  – Thủy Nguyên  – Hải Phòng

 

 Đề bài: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.

Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt mà chúng ta cần phải nêu gương học hỏi. Đối với riêng tôi thì tấm gương bạn cùng lớp tôi là bạn Dung để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng sâu sắc.

Tôi học với Dung tính đến nay đã được hơn một năm kể từ khi chung tôi học trung học. Phải nói Dung là một đứa học rất tốt đứng nhất nhì lớp tôi. Nhưng với tính cánh trẻ con,tôi không ưa gì Dung và rất nhiều đứa trong lớp cũng như tôi bởi Dung là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Bố mẹ bạn bỏ bạn cho người cô nuôi rồi bỏ đi không có tung tích gì. Ở trường Dung không có mấy bạn bè nếu không muốn nói là không có ai. giờ đây khi nghĩ lại tôi cũng không hiểu tại sao mình lại có thái độ đó với Dung và tại sao lại không kết bạn với một người như thế ngay từ đầu. Nhưng tuổi trẻ mà ai cũng có lúc dại khờ ai cũng có lúc không tốt để rồi sau đó mới biết trân trọng mới biết hối lỗi. Đó là thời gian khá khó khăn của Dung khi mà người cô nhận nuôi Dung bị mất việc,khi đó Dung phải nghỉ học để ở nhà làm thêm kiếm tiền. Biết được điều đó tuy không ưa gì Dung nhưng chúng tôi cũng rất thương cảm tình cảnh ấy của Dung nên chúng tôi mỗi người góp một ít để giúp đỡ Dung.

Sau khi ra về tôi mới sực nhớ ra là mình có để quên mất cặp sách ở nhà Dung,tôi vội quay lại để lấy,khi đi ra đến sân tôi mới kiểm tra tiền của mình trong cặp thì đã không còn đồng nào cả. Đó là số tiền nộp học phí của tôi,tôi hốt hoảng để quay về hỏi lại Dung thì nói là không hề biết gì về số tiền đó. Tôi khóc lóc không biết làm sao khi mà thủ phạm khi ấy tôi nghi ngờ nhất lại không chịu nhận là mình đã lấy cắp số tiền ấy. Hôm sau tôi quay lại nhà Dung bởi tôi tin chỉ có Dung mới lấy cắp số tiền ấy. Đứng ở cổng tôi nghe thấy tiếng có người nói chuyện với nhau rất to tiếng. Đúng đó tôi nghe là biết được rằng thì ra là cậu em của Dung đã lấy số tiền ấy. Thế nhưng tôi còn nghe được một tin sốc hơn đó là Dung đang bị ruột thừa và cần mổ gấp. Tôi bỗng cảm thấy thương Dung quá bạn ấy dã bị cha mẹ bỏ roi cuộc sống vô cùng khó khăn vậy mà bệnh tật vẫn không chịu buông tha Dung. Bỗng  tôi thấy thương Dung quá và tôi bắt đầu cảm thông với Dung với những khó khăn mà Dung đang đối mặt. Bỗng tôi bất ngờ nghe thấy tiếng Dung quát em phải trả lại tiền cho tôi nếu không dù có bao nhiêu tiền Dung  cũng không chịu phẫu thuật. Sau một hồi cãi cọ tôi thấy không khí bỗng lắng xuống tôi thấy không ai nói ai cầu gì,tôi ra về mà trong lòng nặng trĩu. Tôi đã trách nhầm Dung trách Dung là kẻ ăn cắp ,tôi thật xâu xa biết nhường nào. Trong lòng tôi những suy nghĩ hỗn loạn lại ùa lên ,tôi không biết nên làm như thế nào cho đúng nữa. Sáng hôm sau Dung đến trường trả lại tiền cho tôi,tôi không biết nói gò chỉ biết ôm Dung mà khóc,tôi thương nó lắm. Tôi kể chuyện của nó cho cả lớp và cô giáo để giúp đỡ nó. Sau vài ngày quyên góp chúng tôi đã đủ số tiền để mổ cho Dung và ca mổ rất thành công.

Tuy trong hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc sống và có thể cận kề cái chết Dung vẫn hiện lên là một người bạn tốt là một tấm gương người tốt mà chúng tôi cần học hỏi. Từ đó trở về sau chúng tôi là đôi bạn rất thân cùng nhau học tập. Sau khi hiểu được con người Dung,rất nhiều bạn trong lớp đã kết bạn với Dung. Dung Thường xuyên giúp chúng tôi học tập ôn bài cho chúng tôi. Bên cạnh đó Dung còn thường xuyên đến nhà kèm học cho chúng tôi. Nhờ có Dung Mà thành tích học tập của tôi cao hơn hẳn,  tôi thầm cảm ơn Dung rất nhiều cảm ơn vì tôi có một người bạn tốt như thế. Không những là trong việc học tập mà Dung còn giúp chúng tôi rất nhiều trong những khúc mắc gia đình. Dung chính là một tấm gương ngời tốt việc tốt mà còn là tấm gương giúp đỡ bạn bè trong học tập.

Đối với riêng tôi Dung giờ đây chính là một người bạn thân nhất giúp đỡ tôi nhiều nhất trong việc học tập. Dung chính là một tấm gương tốt mà tôi luôn luôn phải học tập và noi theo.

Ngữ văn lớp 7

Bình luận (1)
Trần Thị Hoa
Xem chi tiết
Ơ Cái Đệt
28 tháng 11 2018 lúc 19:03

Ai sinh ra trên đời cũng được sống trong sự bao bọc, tình yêu thương vô bờ bến của người thân trong gia đình. Ở đó có ông ba, cha mẹ, anh chị em và những người luôn đùm bọc chở che. Đối với em ông nội luôn là người em đáng kính nhất trong gia đình mình.

Năm nay ông nội 70 tuổi. Dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng ông vẫn rất minh mẫn và nhanh nhẹn trong mọi sinh hoạt thường ngày của đời sống. Khuôn mặt ông vuông hình chữ điền và rất góc cạnh, em thường hay đùa rằng “ ông ngày xưa chắc đẹp lắm bà nhỉ !”. Thế nhưng để lại sự in dấu của thời gian là hai gò má nhô cao, khuôn mặt hơi bóp lại. Đổi lại nước da hồng hào vẫn còn in dấu trên khuôn mặt đầy sự phúc hậu ấy. Tóc ông bạc trắng tựa như một ông tiên, ông bụt bước ra từ câu chuyện cổ tích ngày xưa ra. Thêm vào đó là cặp râu bạc trắng lại tô thêm phần đẹp lão cho nội. Qua năm tháng, qua bao ngày dãi nắng dầm mưa tảo tần gáng vác gia đình xưa kia mà giờ đây da ông bắt đầu điểm những vết đồi mồi trên mặt, tay, chân. Đôi chân vẫn còn đi lại rất tốt những ngày một thêm yếu đi, đôi bàn tay thì xương xương, bé gầy ghi ấn bao sự vất vả của cuộc đời.

Ông rất hiền lành và luôn yêu thương con cháu, mọi người trong gia đình. Những lúc rảnh rỗi ông thường hay giúp đỡ mọi người hết sức có thể công việc chung cũng như trong gia đình nói riêng. Nếu thấy con cháu học tập, làm việc mệt mỏi thì nội sẽ góp một tay giúp đỡ những công việc từ cái nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống: quét nhà, rửa bát... Hay ngay cả khi đã có tuổi nhưng nội vẫn rất tích cực tham gia các hoạt động, phong trào ở trong làng, xã. Thế nên sức khỏe dẻo dai của nội không phải bông dưng mà có được, thứ sức khỏe khiến bao người phải trầm trồ và ghen tị khi về già. Hoạt động sôi nổi, góp tay nhiệt tình vào các công tác xã hội của làng xóm, tốt bụng giúp đỡ mọi người nếu có thể, thế nên ông nội em rất được mọi người xung quanh ai cũng yêu quý và kính trọng. Đó là điều em cảm thấy rất đáng kính và tự hào về ông.

Sáng sớm hằng ngày dậy ông thường dắt con Ki Ki nhà em đi cùng ra chỗ công viên gần nhà tập thể dục và đi dạo ngay khi cả nhà còn chìm trong giấc ngủ say. Có đôi lúc ông còn chu đáo chuẩn bị cả bữa sáng cho gia đình để giúp con cháu trong nhà chuyên tâm chu đáo học tập và công việc hơn. Những buổi chiều, trời đẹp ông cũng hay dẫn em ra công viên và đi vòng quang, nói chuyện, hỏi han mọi chuyện về học tập, bạn bè ở trường như thế nào. Những phút giấy ấy thực sự là lúc khiến tâm hồn em thoải mái và sảng khoái sau những tiết học căng thẳng trên lớp. rồi hai ông cháu thỉnh thoảng lại ra ngồi ghế đá, làm vài ván cờ tiếng, tiếng cười đùa, “chặn nước” rộn rã rất vui vẻ, thoải mái.

Gần đây sức khỏe ông ngày một yếu, em rất thương ông, hầu như chiều nào đi học về em cũng chạy vào phòng để đám bóp cho ông, tâm sự với ông để xua bớt đi nỗi đau về bệnh tật cho nội. kể những câu chuyện vui, bông hoa điểm mười luôn là những liều thuốc hữu hiệu mỗi khi em cạnh ông.

Em rất thương ông và mỗi ngày đều cố gắng học tập để không phụ lòng ông nội. Hứa sẽ chăm chỉ học hành để trở thành con ngoan trò giỏi như mong muốn của nội

Nếu có điều ước, em chỉ ước nội được mãi mãi mạnh khỏe sống và quây quần bên con cháu và gia đình. Một người ông nội, người bạn, người cha, và tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

Bình luận (0)
Golden Maknae
Xem chi tiết

Bài làm

Nhạc, hoạ, văn thơ... đều ca ngợi lòng mẹ. Với em, mẹ là tất cả bầu trời, là hơi thở ấm áp, là tình thương yêu vô bến bờ nuôi em lớn khôn.

Mẹ em đã tứ tuần. Dáng mẹ gầy gầy, nhỏ nhắn với mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Tóc mẹ xoăn tự nhiên nên ngọn tóc uốn cong, úp sát vào gáy, từng lọn tóc bồng bềnh rũ hai bên má rất xinh. Khuôn mặt mẹ thon thon, mắt to và mơ màng, hơi buồn buồn. Tia mắt mẹ sáng long lanh khi mẹ cười, trầm tĩnh, phân vân khi mẹ có điều lo nghĩ. Với vẻ mặt điềm đạm, vững tin đầy nghị lực, mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà,âu yếm, dịu dàng chăm sóc các con. Mẹ em làm việc gì cũng nhanh gọn, phong thái ung dung, vẻ ung dung ấy truyền sang các con nên chúng em quen việc, tự chủ trong học tập và càng vững vàng, vui vẻ hơn khi có mẹ bên cạnh.

Quanh năm suốt tháng mẹ chỉ thích ở nhà làm việc. Ngoài giờ làm việc ởcông sở, mẹ chăm lo việc nhà, nấu cơm nóng canh sốt cho bố con em. Rỗi rảnh một tí, mẹ đọc sách báo, trồng hoa hoặc cắt may. Mẹ lúc nào cũng gọn gàng trong bộ đồ màu xanh nhạt. Đi làm hoặc đi phố, mẹ mặc đồ âu đàng hoàng, lịch sự. Em thích ngắm mẹ lúc mẹ đi dự tiệc cưới. Lúc ấy mẹ mặc áo dài, trang điểm rất đẹp.

Mẹ em đảm đang việc nhà, hiền hậu và cư xử khéo léo với hàng xóm láng giềng. Với bố em, mẹ ân cần chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đằm thắm, nhỏ nhẹ trong lời ăn, tiếng nói. Với các con, mẹ nghiêm khắc dạy dỗ và âu yếm ngọt dịu khuyên răn. Em tự hào vì mẹ em giỏi giang và xinh đẹp nhất nhà ngoại.

Ngoài việc kèm dạy cho chúng em, mẹ còn truyền đạt cho các con tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước qua tình làng nghĩa xóm, qua những điệu ru ca dao, qua thơ ca đầy sức thuyết phục, cuốn hút. Em tự hứa cố gắng chăm học, học giỏi để trưởng thành vững vàng như hoài bão của mẹ nuôi dạy, bảo ban.

# Chúc bạn học tốt #

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 4 2018 lúc 15:35

Trả lời:

Các lời chào không đúng là:

a) Em chào bố mẹ để đi học.

⇒ Bố mẹ ạ.

b) Em chào thầy, cô khi đến trường.

⇒ Thầy (cô) !

c) Em chào bạn khi gặp nhau ở trường.

⇒ Ê !

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
3 tháng 11 2019 lúc 8:50

Đáp án: A

Bình luận (0)