Những câu hỏi liên quan
Lê Thu Hiền
Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Thiên Kim
17 tháng 10 2017 lúc 20:30

Bạn oi cho vài Thông tin nữa đi mk hơi khó hiểu bài này ra sao với lai đoạn trích đó đâu ra

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
18 tháng 10 2017 lúc 20:01

"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai".
 
Và hơn nửa thiên niên kỉ sau Hồ Chí Minh lặng lẽ:
 
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".
 
Tiếng suối khiến Nguyễn Trãi liên tưởng đến tiếng đàn cầm trong trẻo, thánh thót. Đàn cầm vốn là loại đàn quý thường được dùng trong các buổi yến tiệc chốn quyền quý cao sang. Nguyễn Trãi là một nhà thơ nhưng ông cũng từng là một bậc đại thần trong triều. Huống chi, trong con người ấy lại hội tụ đầy đủ những nét tài hoa của bậc nho sĩ: cầm, kì, thi, họa. Bởi vậy, trong những tháng ngày “lánh đục về trong”, khi so sánh tiếng suối với tiếng đàn, Nguyễn Trãi đã ngợi ca âm thanh trong trẻo, sự sang trọng, tinh tế của tiếng nước chảy chốn lâm tuyền.
 
Khác với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối chảy với một “tiếng hát xa” vọng lên giữa rừng đêm. Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ bên tai khiến Người tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động; đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người biết bao, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Sống giữa thiên nhiên, Bác luôn cảm thấy mình trẻ lại, giao hòa với thiên nhiên, với đất trời, Người cảm thấy thanh thản, thả hồn vào thiên nhiên bới nó đã trở thành người bạn tri âm, tri kỷ, luôn chia sẻ buồn vui với con người. Đó chính là nghệ thuật "lấy động, tả tĩnh" cổ điển trong thi pháp cổ mà Người đã vận dụng rất khéo léo.
 
Hai nhà thơ, hai thời đại, hai hoàn cảnh, hai cá tính. Điều đó dẫn đến hai cách cảm nhận về cùng một đối tượng là tiếng suối chảy trong rừng già. Thật khó để khẳng định cách so sánh nào hay hơn nhưng có thể chắc chắn một điều rằng sự khác biệt đó đã làm nên cái riêng cho mỗi nhà thơ đồng thời làm phong phú, đa dạng hơn cho nền văn học nước nhà.

Bình luận (0)
Giang Nguyen
Xem chi tiết
Thỏ Nayeon - Yoonaddict
11 tháng 10 2016 lúc 19:52

Thì làm sao bạn 

Mk ko hiểu 

hum

lolang

Bình luận (0)
Thảo Phương
11 tháng 10 2016 lúc 19:58

câu hỏi là j z bn

Bình luận (0)
Giang Nguyen
12 tháng 10 2016 lúc 12:44

so sánh mối quan hệ giữa tiếng suối và đàn cầm ổ nguyên văn và ở bản dịch thơ 

xin lỗi mình viết thiếu bucminh

Bình luận (0)
ngô thị hồng ngát
Xem chi tiết
khanh hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 2 2023 lúc 14:41

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và (Phép nối) hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh (Câu ghép). Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Thương
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thương
1 tháng 5 2021 lúc 8:01

Giúp mk câu nầy vs mn ơi

Bình luận (0)
Lê Anh khôi
Xem chi tiết
Name
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
11 tháng 3 2022 lúc 19:27

tham khảo

Bài thơ có mười câu, đã dành sáu câu cho đoạn thứ nhất: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... Đây là cảnh mùa hè tiêu biểu ở các làng quê. Nhưng bức tranh hiện thực ấy được mở ra bằng hai lớp: lắng nghe và hồi tưởng, hiện tại và quá khứ, cái đang tới và cái đã qua. Cái hôm nay - cái bây giờ mà nhà thơ đang nghe là tiếng tu hú, một sự lắng nghe bất chợt sau một thời gian bị xiềng xích trong tù (“Khi con tu hú gọi bầy”). Cái cảm giác đột nhiên ấy - sở dĩ là đột nhiên, vì nó xuất hiện trong một khối cảnh không gian đặc biệt: hiếm khi có âm thanh cuộc sống vọng vào. Cảm giác này phải chăng giống với tâm trạng của tác giả Nhật ký trong tù khi nghe tiếng sáo (“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu”). Nó lạ lẫm và khơi gợi vô cùng. Tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến. Nhưng nó đến như thế nào thì tác giả không nhìn thấy. Vốn sống, sự gắn bó với mọi làng quê đã được huy động để thay vào. Lấp đầy cái khoảng trống bị vây bọc bởi bốn bức tường xà lim lạnh lẽo là sự tưởng tượng của nhà thơ mà người đọc không cảm thấy có một chút gì khiên cưỡng, gò ép. Mạch thơ vẫn hết sức tự nhiên như không có một sự lắp ghép cố tình nào. Hãy đọc lại: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần. Hai câu thơ, và rồi bốn câu tiếp như một tác động dây chuyền: cứ tiếng chim xuất hiện là mùa màng, cây trái đến theo. Sự hô - ứng ấy bao đời vẫn thế bởi đó là quy luật của tự nhiên. Tiếng chim gọi bầy mà cũng là tiếng chim gọi mùa chính là vì thế. Nó lập tức xôn xao. Nó va đụng vào lòng người nao nức lắm. cần chú ý hai trạng thái chín của lúa và ngọt của cây: đang chín, ngọt dần. Nếu thay vào đã chín, ngọt rồi, câu thơ sẽ khác, sẽ ở vào thế tĩnh, đông cứng lại ngay. Còn ở đây tả chim mà như nó đang bay, tả hoa mà như nó chớm nở, nó mỉm cười thì ấy là cái động của thơ, của họa. Cái động ấy ở đây là do tài của nhà thơ, nhưng cũng là do tình của nhà thơ thân mến nó. Nghe một tiếng chim kêu mà thấy mạch sống của cây, của lúa sinh sôi, đang rạo rực thân cành thì chỉ có thể ở những con người yêu thương cuộc đời, yêu thương sự sống đến mức thắt lòng. Từ đó mà tưởng tượng nảy sinh. Ay là chưa nói đến Ưu thế uyển chuyển, nhịp nhàng, giàu khả năng diễn đạt tâm tình của thơ lục bát. Thơ lục bát vừa có hình thức cố định lại vô cùng biến hóa. Chẳng hạn, trong bốn câu thơ đầu, nếu lấy tiêu chí giác quan mà nhìn vào kết cấu thì ta thấy mỗi cặp câu 6/8 có đủ cả thính giác và thị giác, từng đôi một, tạo cảm giác âm thanh giục giã mùa màng bước vào ngày hội: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Nếu bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ đẹp, nó nói được cái ríu rít của mùa hè, của cây trái xum xuê thì hai câu sau tưởng như không ăn nhập gì với không khí ấy bởi nó nói đến những con diều sáo, một sắc trời xanh. Nguyễn Trãi xưa vì mừng thấy dân khắp nơi “giàu đủ” mà nghĩ đến cây đàn của vua Thuấn. Cây đàn với bát cơm, tấm áo trên một phương diện nào đó là khá xa nhau, nhưng thực thì chúng lại rất gần nhau, ở cảnh thanh bình, hạnh phúc. Vậy thì hai câu “Trời xanh càng rộng càng cao = Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” phải chăng là những âm thanh vút cao lên từ một giai điệu bè trầm là bốn câu trước dó. Để cắt nghĩa vì sao bức tranh nông thôn hiện ra trong thơ rất thực và rất đẹp, ta nghĩ đến hai điều: bản thân cảnh nông thôn, nhất là vào dịp mùa màng là rất đẹp, nó gợi cái ấm, cái no của người cày cuốc một nắng hai sương. Song điều thứ hai, trong trường hợp bài thơ này, mới là quan trọng: nhà thơ chiến sĩ bị giam cầm vi yêu nó, đang mơ thấy nó, thấy nó như đang ở tầm tay. Yêu nó, không được gần mà nhớ đã đành (đã bao lần ở trong tù, người thanh niên ấy đã nhớ người, nhớ đồng?), cái chính thức: bức tranh ấy là bức tranh tự do, thứ tự do vừa lớn lao vừa bình dị như một chân lí đơn sơ. Để vừa miêu tả (ngoại cảnh) vừa diễn tả (tâm cảnh, tâm trạng), với một độ hấp dẫn đến xúc động lòng người, Tổ Hữu đã huy động cả thành tựu của thơ dân gian (thể lục bát của ca dao), cả thành tựu của Thơ mới. Riêng về hinh ảnh của Thơ mới, thành công của Tố Hữu ở đây trước hết là biết phát huy mạnh mẽ cái tôi nội cảm, cái tôi của cảm xúc dồi dào, của sức tưởng tượng phong phú. Sáu câu đầu giống như một đời sống bên trong của nó. Ngay câu thơ đầu thôi, cái nguyên cớ, cái nguồn cơn để từ đó cảm xúc trào dâng như một giây phút “chạnh lòng” (tên một bài thơ của Thế Lữ). Một âm thanh nhỏ của cuộc đời mấy ai để ý mà với Tố Hữu, tiếng “gọi bầy” ấy có sức gợi rất lớn, sức gợi tức thời. Sự nhạy cảm ở đây là của thơ nói chung, trước hết là của thơ mới. Đọc Khi con tu hú, ta có cảm giác vừa là ca dao, vừa không phải là ca dao chính bởi sự kết hợp của hai thành tựu vừa nêu.

Bình luận (1)
le thi duyen
Xem chi tiết
Minhhoang Đào
Xem chi tiết
Etermintrude💫
15 tháng 3 2021 lúc 5:25

Thanh Hải nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sông Hương Núi Ngự đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ trong trẻo mà đằm thắm, suốt đời gắn bó với cách mạng với quê hương đất nước tới hơi thở cuối cùng. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là tác phẩm nổi bật của ông. Đọc bài thơ người đọc rất ấn tượng với khổ thơ đầu của bài thơ:"Mọc giữa dòng sông xanh/Tôi đưa tay tôi hứng"Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được ra đời trong hoàn cảnh rất đặc biệt trước khi nhà thơ sắp vĩnh biệt cuộc đời. Vậy mà bài thơ vẫn rất trẻ trung và đầy khát vọng cống hiến. Bài thơ được cấu tạo theo mạch cảm xúc dạt dào của tác giả. Bằng sự quan sát tinh tế các giác quan nhạy cảm nhưng hơn thế là cả một tấm lòng yêu quê hương Thanh Hải đã vẽ bức tranh xuân thật nhẹ nhàng đằm thắm giản dị nhưng hết sức thơ mộng:"Mọc giữa dòng sông xanh/Hót chi mà vang trời"Tín hiệu mùa xuân đã về được nhà thơ cảm nhận bằng thị giác: trên dòng sông xanh của quê hương mọc lên một bông hoa tím biếc. Màu xanh của sông làm nền tô điểm cho màu hoa tím biếc. Động từ "mọc" nằm ở đầu câu thơ gợi tả sự ngạc nhiên vui thú là niềm vui hân hoan đón chào mùa xuân đến. Bông hoa tím biếc mang đặc trưng của xứ Huế thâm trầm, mang đặc trưng của chiếc áo dài Huế. Bông hoa ấy có thể là hoa lục bình hoặc hoa súng mà ta vẫn thường gặp và được cảm nhận qua sự say mê ngắm nhìn của Lê Anh Xuân:"Hoa lục bình tím cả bờ sông"Sắc xanh, màu tím biếc đã tạo nên bức tranh xuân với những đường nét chấm phá mặn mà đằm thắm. Đó là bức tranh đa chiều mà nhìn vào con người như đọc được điệu hồn quê hương.Không gian của mùa xuân được mở rộng theo chiều cao, nhà thơ vui sướng lắng tai nghe tiếng chim chiền chiện hót trên bầu trời trong trẻo. Từ "ơi" nằm ở đầu dòng thơ là tiếng gọi ngọt ngào xúc động biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe âm thanh của tiếng chim. Tiếng chim chiền chiện hót gọi xuân về hay tiếng lòng náo nức của người dân xứ Huế của người dân đất Việt trước xuân sang. Tiếng chim ngân vang rung động đất trời đem niềm vui hân hoan trong lòng người.Ngắm dòng sông ngắm bông hoa đẹp nghe tiếng chim hót nhà thơ bồi hồi sung sướng bất giác đưa tay ra hứng từng giọt âm thanh từng giọt sương sớm hay từng giọt mưa xuân long lanh:"Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng"Cử chỉ của nhà thơ bình dị mà trân trọng là cử chỉ thể hiện sự xúc động sâu xa. Đó là sự liên tưởng đầy chất thơ qua nghệ thuật chuyển đổi cảm giác thính giác thị giác xúc giác đã được huy động để cảm nhận những hình khối thẩm mỹ của âm thanh.Huế đẹp thơ mộng đã đi vào lòng người đã đi vào thơ ca muôn thuở, mùa xuân xứ Huế đã là đề tài để thi sĩ Hàn Mặc Tử viết nên "mùa xuân chín" cách bài thơ mùa xuân nho nhỏ gần nửa thế kỉ:"Trong làn nắng ửng khói mơ tan/Trên giàn thiên lí bóng xuân sang"Như vậy, qua khổ thơ đầu của bài thơ Thanh Hải đã gợi lên trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên xứ Huế vào mùa xuân. Bức tranh ấy có bông hoa màu tím, có tiếng chim hát vang trời. Người đọc không thể không thốt lên rằng : Ôi , mùa xuân của Thanh Hải mới tươi đẹp làm sao !

Phép lặp : bài thơ

Phép thế: Thanh Hải - nhà thơ

Câu phủ định : Người đọc không thể không thốt lên rằng : Ôi , mùa xuân của Thanh Hải mới tươi đẹp làm sao !

Bình luận (0)
NguyễnGiaLinh
17 tháng 5 2023 lúc 12:56

    Mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải viết:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi”.

Đầu tiên, ta có thể thấy rõ bức tranh mùa xuân của thiên nhiên trong sáng, dịu dàng, đằm thắm. Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ qua từ “mọc” để nhấn mạnh sự tồn tại, sự xuất hiện, một sức sống tiềm tàng, sự vươn lên của bông hoa. Giữa không gian rộng lớn của dòng sông chỉ có một bông hoa nhưng không hề gợi sự lẻ loi mà nó lại hiện lên đầy sống động, lung linh, tràn đầy sức xuân. Trong bức tranh mùa xuân ấy, có màu xanh của dòng sông, màu tím biếc của bông hoa và đây đều là những gam màu hài hoà, dịu nhẹ, tươi tắn, đặc trưng của xứ Huế (màu tím). Không chỉ có hình ảnh mà còn có âm thanh là tiếng hót của chim chiền chiện - loài chim của mùa xuân, rộn rã, tươi vui. Ông dùng biện pháp nói quá qua từ “vang trời” để cho thấy tiếng hót rất là vang, trong trẻo, bay xa của chim chiền chiền và biện pháp nhân hoá “ơi” để thể hiện sự gần gũi, thân thương, mang nhiều sắc thái biểu cảm như một lời trách yêu. Hình ảnh “Giọt long lanh rơi” được hiểu theo nghĩa tả thực là giọt nước, giọt mưa xuân, giọt sương mai trong vắt rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá, còn theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là giọt âm thanh. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (được cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt có hình khối và màu sắc “long lanh” (được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác). Tiếng hót của chim chiền chiện ngân vang cả đất trời nhưng không tan biến vào không trung. Ôi, khung cảnh thiên nhiên thật tươi đẹp biết bao! Tiếp đến là cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Động từ “hứng” thể hiện sự nâng niu trân trọng, thiết tha trìu mến của thi nhân đối với vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đó, câu thơ cho thấy cảm xúc say sưa ngây ngất trước cảnh xứ Huế vào xuân và mong muốn hóa thân vào thiên nhiên đất trời của tác giả. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa xuân và cảm xúc của nhà thơ đã được khắc hoạ thành công.

Bình luận (0)