Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyen tuy nga
Xem chi tiết
loan truong
25 tháng 7 2018 lúc 18:37

Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Hoài Vũ có bài "Vàm cỏ Đông", Vũ Duy Thông có bài "Bè xuôi sông La"... Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ "Dòng dông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.

"Dòng sông mặc áo" gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.

Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn "như hình con long" con sông Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.

Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo.

Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới. Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người:

"Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai..."

Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.

Thời Sênh
25 tháng 7 2018 lúc 19:53

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha
Trưa về trời rộng bao la
Ao xanh sông mặc như là mới may.
Chỉ bốn câu thơ lục bát mộc mạc, giản dị. Một dòng sông quê, dòng sông thơ hiện lên lung linh, huyền ảo, thật đẹp, thơ mộng và đầy chất trữ tình. Nguyễn Trọng Tạo thật tài tình khi có sự liên tưởng thú vị: “ Dòng sông mặc áo”, một sự phát hiện rất sáng tạo và có lý của nhà thơ.
Khổ thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả dòng sông có những cử chỉ và tính cách như một con người. Sông như cô gái trẻ biết làm điệu, làm duyên và trau chuốt cái đẹp cho mình. ánh nắng hồng đào rạng rỡ toả xuống dòng sông làm tác giả cứ ngỡ như mặc cái áo lụa đào, cái nắng vàng làm cho sông thêm dáng thướt tha,yểu điệu.
Buổi trưa, nắng trong veo nhìn trời rộng và bao la hơn. Cái nắng chuyển sang màu sáng long lanh, bầu trời trở nên cao hơn. Dòng sông thay áo mới, một màu xanh của đất trời, cỏ cây hoa lá. Tác giả dùng biện pháp so sánh và nhân hoá, dòng sông trong thơ Nguyễn Trọng Tạo hiện lên như một thiếu nữ xinh tươi, duyên dáng trong mầu áo mới của nắng và mây trời mà thiên nhiên ban tặng.

Cảm thụ về khổ thơ: Dòng sông mặc áo của Nguyễn Trọng Tạo

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai…
Chỉ bốn câu thơ lục bát mộc mạc, giản dị. Một dòng sông quê, dòng sông thơ hiện lên lung linh, huyền ảo, thật đẹp, thơ mộng và đầy chất trữ tình. Nguyễn Trọng Tạo thật tài tình khi có sự liên tưởng thú vị: “ Dòng sông mặc áo”, một sự phát hiện rất sáng tạo và có lý của nhà thơ.
Hình ảnh dòng sông buổi sáng thật đẹp, thật duyên dáng làm ngây ngân tâm hồn người đọc, người nghe. Cái đẹp của dòng sông hiện ra thật bất ngờ. Đó là sự “ ngẩn ngơ” bởi hương thơm nồng nàn, tinh khiết và quyến rũ. Dòng sông dần hiện ra rạng ngời, thánh thiện tràn đầy sức sống. Chiếc áo mới của dòng sông mới diệu kỳ làm sao, thơm mùi hương hoa bưởi và được dệt nên từ những bông hoa bưởi trắng ngần.
Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh. Ngôn từ trong thơ chắt lọc tinh tế, một dòng sông thơ hiện lên thật đẹp, trữ tĩnh và thơ mộng. Qua cách miêu tả sinh động ta thấy được một tình yêu thắm thiết của Nguyễn Trọng Tạo với dòng sông quê hương.

Hải Đăng
26 tháng 7 2018 lúc 7:03

BPTT được sử dụng trong đoạn thơ là:

- Nhân hóa:

+ Nắng: mặc áo lụa đào

+ Sông: mặc áo xanh

+ Áng mây trôi: cài lên màu áo

- So sánh: Áo xanh sông mặc như là mới may.

=> Tác dụng:

Phép nhân hóa: gợi sự uyển chuyển, thơ mộng của cảnh vật thiên nhiên. Cảnh vật (dòng sông, nắng, mây) được nhân hóa như con người, cũng biết làm duyên và tô điểm.

Phép so sánh: Màu áo xanh của dòng sông được so sánh như mới may. Hình ảnh so sánh này cho thấy sắc nước mới và tràn đầy sức sống, cho thấy tự tươi trẻ của dòng sông, của bức tranh thiên nhiên.

e thi nga
Xem chi tiết
e thi nga
12 tháng 3 2020 lúc 15:38

mn tl dum em voi a em dang can gap mn lam dum em voi ai lam duoc em k cho

Khách vãng lai đã xóa
nguyen tuy nga
Xem chi tiết
luong nguyen
25 tháng 7 2018 lúc 21:10

undefined

Thảo Phương
25 tháng 7 2018 lúc 19:16

Đi từ NT hướng ra ND

BPTT được sử dụng trong đoạn thơ là:

- Nhân hóa:

+ Nắng: mặc áo lụa đào

+ Sông: mặc áo xanh

+ Áng mây trôi: cài lên màu áo

- So sánh: Áo xanh sông mặc như là mới may.

-Nội dung:hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới.Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.

Thời Sênh
25 tháng 7 2018 lúc 19:54

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha
Trưa về trời rộng bao la
Ao xanh sông mặc như là mới may.
Chỉ bốn câu thơ lục bát mộc mạc, giản dị. Một dòng sông quê, dòng sông thơ hiện lên lung linh, huyền ảo, thật đẹp, thơ mộng và đầy chất trữ tình. Nguyễn Trọng Tạo thật tài tình khi có sự liên tưởng thú vị: “ Dòng sông mặc áo”, một sự phát hiện rất sáng tạo và có lý của nhà thơ.
Khổ thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả dòng sông có những cử chỉ và tính cách như một con người. Sông như cô gái trẻ biết làm điệu, làm duyên và trau chuốt cái đẹp cho mình. ánh nắng hồng đào rạng rỡ toả xuống dòng sông làm tác giả cứ ngỡ như mặc cái áo lụa đào, cái nắng vàng làm cho sông thêm dáng thướt tha,yểu điệu.
Buổi trưa, nắng trong veo nhìn trời rộng và bao la hơn. Cái nắng chuyển sang màu sáng long lanh, bầu trời trở nên cao hơn. Dòng sông thay áo mới, một màu xanh của đất trời, cỏ cây hoa lá. Tác giả dùng biện pháp so sánh và nhân hoá, dòng sông trong thơ Nguyễn Trọng Tạo hiện lên như một thiếu nữ xinh tươi, duyên dáng trong mầu áo mới của nắng và mây trời mà thiên nhiên ban tặng.

Nguyen Duy Cuong
Xem chi tiết
Lê Yên Hạnh
13 tháng 3 2017 lúc 20:14

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương. Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.

Anh Triêt
13 tháng 3 2017 lúc 20:16

Hơi dài nhưng tham khảo nhé;

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương. Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.

Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả là tặng vật vô giá của thiên nhiên ban cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Câu văn đẹp, một vẻ đẹp cổ điển, mẫu mực. Hình ảnh so sánh vầng mặt trời và bầu trời trên biển Cô Tô như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh... là một hình ảnh hết sức trang trọng, uy nghi, lộng lẫy và giàu chất nhân bản vì nó hướng tới “Con người”, vì “Con người”, kính trọng người lao động. Ta như có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì “Con người”, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi lễ mừng thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và cùng lúc, chúng ta đón nhận mâm lễ phẩm của Nguyễn Tuân, một mâm lễ phẩm sang trọng, ông dâng cho muôn thuở văn chương: những trang viết tài hoa, huy hoàng của ông! Đến đây, người đọc cảm phục Nguyễn Tuân vì tài văn chương mà cũng vô cùng kính trọng cái “tâm” rất đẹp của ông. Cái “Tâm” rất đẹp của Nguyễn Tuân luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.

Bức tranh bình minh trên biển Cô Tô sẽ giảm đi rất nhiều vẻ đẹp nếu như nhà văn không điểm vào đó mấy cánh chim không khi nào thiếu vắng trên biển. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Đôi nét chấm phá cuối cùng đã hoàn tất bức tranh, làm cho bức tranh sống động, đầy chất thơ. Đây là những cánh chim xưa thường chấp chới, sáng lên trong những áng thơ cổ điển. Trong đoạn văn này, những cánh chim biển nhỏ nhoi có tác dụng rất lớn: nó thổi hồn thơ vào văn xuôi. Phải chăng đó là nét tài hoa của ngòi bút văn chương Nguyễn Tuân.

Em chưa một lần được ngắm cảnh bình minh ở biển. Nhờ đoạn kí của Nguyễn Tuân đã giúp em chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và kì diệu của mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Cảm ơn nhà văn với trí sáng tạo đã khám phá, đã “vẽ” lên trong văn chương vẻ đẹp của Cô Tô, giúp ta thêm yêu vùng đảo xa xôi này. Cảm ơn Nguyễn Tuân đã dạy ta cả cách đến với “Cái đẹp”.

Dương Dương
13 tháng 3 2017 lúc 21:39

Nhà văn Nguyễn Tuân-nhà văn nổi tiếng của văn từ điêu luyện. Ông là tác giả của biết bao nhiêu tác phẩm tùy bút và kí. Đặc biệt, trong số các bài kí của ông, có bài Cô Tô với phần cuối ghi lại cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.

"Mặt trời nhú lên dần dần........là là nhịp cánh"

Đoạn văn là bức tranh vè cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô rạng rỡ, tinh khôi, tráng lệ và dồi dào sức sống. Cảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh lớn, bao la và trong trẻo. Với tài quan sát, năng lực liên tưởng nhạy cảm, phóng khoáng và mẫn cảm ngôn ngữ, Nguyễn Tuân đã tạo ra một loạt hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa giàu sức gợi hình, gợi tả biểu hiện thật sống động, làm mê hồn người đọc trước từng nét biến động cùng màu sắc trong trẻo, rạng rỡ, tráng lệ của cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô

Đoạn văn không chỉ ban tặng cho ta một bức tranh thiên nhiên đất nước tươi đẹp mà còn ban tặng cho ta một tâm hồn đẹp. Một tài năng sáng tạo cái đẹp, một tình yêu thiên nhiên đất nước nồng đượm của nhà văn Nguyễn Tuân

Văn không hay cho lắm!!!leu

vu tuan anh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Linh
5 tháng 9 2019 lúc 19:53

Cái này bạn đọc kỹ bài là làm dc à :/ Mik mới làm hôm quá ó

nguyen minh man
5 tháng 9 2019 lúc 19:54
Cái này hơi dài nha
Akari Yukino
5 tháng 9 2019 lúc 20:00

Câu 1: Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tưởng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó?

- Trong truyện “Thánh Gióng” có các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng và giặc Ân.

- Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng.

- Những chi tiết tưởng tượng kì ảo:

+, Bà mẹ ra đồng giẫm lên vết chân to, lạ và thụ thai.

+, Ba năm Gióng không biết nói, cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.

+, Tiếng nói đầu tiên là nhờ mẹ ra mời sứ giả vào.

+, Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

+, Biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+, Cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, roi sắt gãy, gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân rồi bay về trời.

Câu 2: Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?

a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:

- Ca ngợi ý thức đánh giặc , cứu nước trong con người Thánh Gióng.

- Trong Gióng luôn luôn nghĩ cho đất nước, luôn nghĩ phải đánh thắng giặc Ân nên Thánh Gióng có những khả năng, hành động khác thường.

- Thánh Gióng chính là hình ảnh của nhân dân.

b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc:

   Để chiến thắng giặc ta phải chuẩn bị từ lương thực cho đến vũ khí.

c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé:

+, Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.

+, Nhân dân ta yêu thương Gióng muốn cho cậu bé đó lớn nhanh để đánh giặc cứu nước.

+, Thể hiện được tấm lòng tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn của nhân dân ta.

+, Gióng chính là sức mạnh của toàn dân.

d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn thành tráng sĩ:

+, Vì nhiệm vụ cứu nước không thể chậm trễ. Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đòi hỏi dân tộc ta phải có một sức mạnh phi thường như vậy.

+, Gióng vươn vai thể hiện được sự trưởng thành vượt bậc, về sức mạnh, về tinh thần của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm.

đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

+, Gióng đã không chịu đầu hàng khuất phục – thể hiện sự kiên cường, dám đấu tranh của người dân Việt Nam.

+, Gióng không chỉ dùng vũ khí chống giặc ngoại xâm mà dùng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

+, Việc đánh giặc là trách nhiệm và là sự tự nguyện của bản thân không ai bắt buộc nên khi đánh giặc xong Gióng không trở về nhận thưởng, không hề đòi công danh.

+ Gióng là con của thần, của trời thì nhất định Gióng phải về trời chỉ để lại dấu tích của chiến công trên quê hương thân thuộc của mình.

+ Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang.

_Học tốt_

ROBLOXISTHEBEST
Xem chi tiết
MiMokid
27 tháng 1 2018 lúc 15:06

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha ,tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.

tk mk đi nha

ROBLOXISTHEBEST
27 tháng 1 2018 lúc 15:19

cam on nha 

MiMokid
27 tháng 1 2018 lúc 15:49

ko cóa gì đâu bn

hồ nhật anh
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
31 tháng 7 2019 lúc 10:48

a) Biện pháp tu từ :

+ So sánh : Bắc sống như trời đất của ta.

+ Ẩn dụ : Nói về tình yêu sâu sắc của Bác đối với Đất nước, nhân dân.

b) Biện pháp tu từ :

+ So sánh : Quê hương chùm khế ngọt, Quê hương đường đi học.

+ Điệp từ : "Quê hương" được lặp lại 2 lần.

B.Thị Anh Thơ
31 tháng 7 2019 lúc 9:38

a, So sánh câu: Bác sống như trời đất của ta

Ẩn dụ: Tự do của đời nô lệ

Sữa để em thơ ,lụa tặng già

b,+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
31 tháng 7 2019 lúc 10:49

Bổ sung :

Tác dụng :

a) Đoạn thơ đã nói lên lẽ sống cao đẹp và trái tim yêu thương mênh mông của Hồ Chủ tịch hướng tới năm đối tượng đều vì cuộc sống con người. Bác “yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”. Hai vế tiểu đối: “từng ngọn lúa // mỗi cành hoa” là biểu tượng về mỗi nét đẹp của thiên nhiên, về mỗi thành quả của cuộc sống cần lao, về cái đẹp trong cuộc đời. Tất cả đều được Bác chăm chút, quan tâm. Đó là cách nói ẩn dụ về tình yêu sâu sắc của Bác đối với Đất nước, nhân dân. Câu thơ thứ ba “Tự do cho đời nô lệ” nói lên lẽ sống cao đẹp của Người. Yêu tự do và chiến đấu cho tự do: “Tự do cho đồng bào tôi, tự do cho Tố quốc tôi” là ý nguyện suốt đời của Bác. Câu thơ của Tố Hữu đã nói lên sâu sắc cái gốc nhân ái, cái “ham tột bực” của Người “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân ta được hoàn toàn tự do, dồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Tự do là lí tường cao đẹp của Hồ Chủ tịch. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Người đã viết: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Sự thật, Người không chỉ mang lại tự do cho dân tộc Việt Nam ta, mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giành lại tự do cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Vì thế, câu thơ của Tố Hữu còn mang tầm khái quát: “Hồ Chí Minh là lương tâm của thời đại”. Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu không có hình tượng mĩ lệ, nhưng đọc lên, “tình thơ, hương thơ, hồn thơ” cứ quyện lấy lòng ta mãi. Tố Hữu đã dùng cách nói bình dị, hồn nhiên để thể hiện cái cao cả vĩ đại, đó là tâm hồn và nhân cách cao đẹp Hồ Chí Minh. Các vị ngữ dược sử dụng: “ sống”, “yêu”, “cho”, “để”, “tặng” – đã cho thấy ngòi bút nhuần nhị, tinh tế của Tố Hữu khi viết về Bác Hồ kính yêu. Đoạn thơ trên đã trở thành câu hát của mỗi chúng ta khi nhắc đến tên Người với niềm tự hào và lòng biết ơn vô hạn.

Hoàng Viết Gia Bảo
Xem chi tiết
Ngô Kiều Yến Nhi
7 tháng 4 2020 lúc 11:12

Câu 1: câu ghép là: b và c

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Linh
7 tháng 4 2020 lúc 11:15

Cau 1 .  Trong cac cau sau cau nao la cau ghep ?

a Hong thong minh ,gioi tho van va co tai ve rat dep

b Mac Dinh Chi lam quan rat thanh liem nen nha ong thuong ngheo tung

c Mat troi len cao , anh nang cang them gay gat 

d Duoi dong , mau lua chin vang xuom lai

Cau 2 .Cho cau van : Khi ngua dap mung lop cop dau hoi hoa lo bat bung nhu tuyet tho xuan sang . Xet theo dac diem cau tao , cau van tren la cau gi

Xet theo dac diem cau tao , cau van tren la cau đơn

học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Cao Thu Anh
Xem chi tiết
minh quang
15 tháng 5 2020 lúc 16:14

Bài 1:

gọi x là số áo tổ 1 may được tháng đầu (áo)

đk x>0

Số áo tổ 2 may tháng đầu: 800 - x (áo)

Số áo tổ 2 may tháng hai 120%.(800 -x)= 1,2(800-x) (áo)

Số áo tổ 1 may tháng đầu 115%x=1,15x (áo)

Số áo cả 2 tố tháng hai may nhiều hơn tháng đầu là: 945 -800 =145(áo)

Theo bài ra ta có phương trình:

1,2(800-x)+1,15x -(800-x) -x =145

(=) 960 -1,2x +1,15 x -800 +x -x =145

(=)(960 -800) -(1,2 -1,15 -1+1)x=145

(=) 160 -0,05 x =145

(=)0,05x=15

(=)x=300 (tmđk)

Vậy số áo đội 1 may tháng đầu là: 300 áo

số áo đội 2 may tháng đầu là: 800 - 300 =500 (áo)

minh quang
15 tháng 5 2020 lúc 16:41

Bài 1 đk x là x thuộc N* mình nhầm

Bài 2: đổi 1h40' =5/3 h

Gọi vận tốc xe lửa thứ nhất là x(km/h)

đk x>0

vận tốc xe lửa thứ hai là x +5 (km/h)

Thời gian xe lửa thứ hai đi đến điểm gặp nhau là: 300/(x+5)(h)

Quãng đường mà xe lửa thứ nhất phải đi là: 645 -300 = 345(km)

Thời gian xe lửa thứ nhất phải đi là: 345/x (h)

Theo bài ra ta có phương trình:

435/x -5/3 =300/(x+5) ( đkxđ: x khác 5 và 0)

(=) 3.345(x+5)/3x(x+5) -5.x(x+5)/3x(x+5)=3.300.x/3x(x+5)

=) 1035(x+5) -5(x2+5) -900x=0

(=)1035x +5175 -5x2-25x -900x =0

(=) -5x2 + 110x +5175 =0

(=) -5(x2 -22x -1035)=0

(=)x2 -45x +23x -1035 =0

(=)x(x-45) +23(x-45) =0

(=) (x-45)(x+23)=0

(=) x - 45 =0 hoặc x +23 =0

(=) x=45(tmđk) hoặc x=-23(không tmđk)

Vậy vận tốc lửa thứ nhất là 45 km/h

vận tốc lửa thứ hai là 45 + 5 = 50 km/h

Chúc bạn học tốt