Nêu ý nghĩa của nhan đề Đánh nhau với cối xay gió
hãy nêu cảm nghĩ của em về văn bản đánh nhau với cối xay gió
THAM KHẢO:
Chưa có nhân vật nào gây nhiều ấn tượng sâu sắc và lí thú như nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm của nhà văn Xéc-van-tét, một người đáng thương nhưng cũng rất đáng chê với những hành động nực cười của mình.
Ki-ha-da, một nhà quí tộc bình thường, thú vui của chàng là đi săn và câu cá. Vậy mà khi chàng đọc những quyển truyện kiếm hiệp chàng đã say mê đọc suốt ngày bỏ cả những thú vui của mình và bán hết ruộng vườn, tài sản mình có để mua truyện kiếm hiệp, nhưng tệ hơn nữa là chàng nghĩ tất cả những điều trong truyện đều có thật và muốn phiêu lưu một chuyến trong thiên hạ. Chàng đã biến cái tên thật của mình thành cái tên 'Đô-ki-hô-tê nhà quí tộc tài ở xứ Man-tra',biến con ngựa gầy còm của mình thành con tuấn mã và bỏ biết bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho cuộc chu du này.
Chàng ra đi với người giám mã Xa-chô Pan-xa, một người thực tế, gặp may mắn thì ít mà rủi ro thất bại thì nhiều. Buồn cười nhất là cuộc đánh nhau giữa chàng và cối xay gió. Chàng đã tưởng tượng cối xay gió là một tên khổng lồ gian ác và cứ xông vào đánh bất kể lời can thiệp của Xan-chô Phan-xa. Kết quả ra sao chắc các bạn cũng biết đó. Đôn-ki-hô-tê đã chịu một thất bại ê chề đau khổ. Với những hành động điên rồ, không phải chàng là người đáng ghét, mục đích của chàng là cứu người yếu, diệt kẻ gian tà. Chàng đã kiên nhẫn qua bao cuộc ra đi thất bại nhưng chàng không nản chí, vẫn ra đi để tiếp tục cuộc chu du. Bên cạnh chàng là một giám mã có đầu óc thật thực tế. Chàng đánh nhau vì muốn có ý nghĩ cứu người nhưng không biết hành động của mình đều sai cả. Để giữ mình đúng là một quí tộc, chàng đã nhịn ăn, rồi không kêu đau khi bị thương. Như vậy chàng cũng là một người đáng thương. Nhưng em nghĩ rằng bất cứ người nào dù có mục đích tốt đẹp đi chăng nữa nhưng với đầu óc điên rồ thì cũng chẳng làm được gì cả.
Qua tác phẩm, em đã rút ra một bài học từ nhân vật đã gây nhiều tranh cãi này. Không nên đọc những cuốn truyện nhảm nhí và đừng quá say mê đến nỗi lại tưởng tượng chuyện đó là có thật. Đôn-ki-hô-tê đã phí tuổi thanh xuân của mình cho những hành động nực cười. Nhưng may thay đến lúc chết chàng đã nhận thấy hậu quả của việc làm này. Đôn-ki-hô-tê đã phải trả giá. Em viết về nhân vật khá lý thú. Thái độ của em với nhân vật rạch ròi nhưng mới thấy phần đáng ghét mà chưa thấy rõ phần đáng thương, thậm chí đáng yêu của nhân vật này.
Nội dung tư tưởng của đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió là gì?
A.
Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn làm rõ sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
B.
Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn thể hiện Đôn Ki-hô-tê vừa là một người đáng trách, vừa là một người đáng thương.
C.
Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn nói lên những nét khác thường trong suy nghĩ và hành động của Đôn Ki-hô-tê.
D.
Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn ca ngợi tính cách dũng cảm của Đôn Ki-hô-tê.
C.
Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn nói lên những nét khác thường trong suy nghĩ và hành động của Đôn Ki-hô-tê.
Có ý kiến cho rằng Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió là đang đánh nhau với sự mê muội hoang tưởng của mình. Ý kiến của em như thế nào ???
Ý kiến của em giống như ý kiến trên ( tức là ý kiến trên là đúng )
đôn ki-hô-tê quá mê muội và hoang tưởng\(\Rightarrow\)ý kiến đúng
Đôn Ki-hô-tê thực sự quá mê muội và hoang tưởng muốn làm hiệp sĩ như trong mấy câu chuyện mà lão còn tưởng nhầm cối xay gió là tên khổng lồ.=>Ý kiến trên là đúng.
Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, bản thân Đôn Ki-hô-tê tự đánh giá cuộc giao tranh của mình với những chiếc cối xay gió như thế nào?
A. Là một cuộc giao tranh lớn.
B. Là một cuộc giao tranh cân bằng giữa hai đối thủ.
C. Là một cuộc giao tranh không phân thắng bại.
D. Là một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.
Nêu nội dung và nghệ thuật văn bản "Đánh nhau với cối xay gió
Nội dung: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ.Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.
Nghệ thuật:
Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phảnCó giọng điệu hài hước, phê phánNghệ thuật:
Nghệ thuật miêu tả dựa trên bút pháp đối lập, tương phản
Lối kể chuyện hài hước, dí dỏm và có phần chua chát, mỉa mai
Xây dựng những hình tượng nhân vật lưỡng diện mở đầu cho tiểu thuyết phiêu lưu
Nội dung
Nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-cho-pan-xa đều là nhân vật lưỡng diện, có những mặt hay mặt dở. Đó cũng chính là những phẩm chất tốt xấu trong mỗi con người. => Nhà văn nhắn nhủ người đọc cần tạo ra sự cân bằng giữa lý tưởng và thực tế
Nêu ý nghĩa của nhan đề đánh nhau với cối xay gió
Ý nghĩa của trích đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" là :
- Đề cao tấm lòng yêu tự do, công bằng, chính nghĩa và nhân đạo
- Ca ngợi tinh thần sẵn sàng chiến đáu hi sinh cho công bằng, lẽ phải
Nêu ý nghĩa của nhan đề Đánh nhau với cối xay gió
-Đề cao tấm lòng yêu tự do,công bằng,chính nghĩa và nhân đạo.Ca ngợi tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho công bằng lẽ phải.
Ý nghĩa của trích đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" là :
- Đề cao tấm lòng yêu tự do, công bằng, chính nghĩa và nhân đạo
- Ca ngợi tinh thần sẵn sàng chiến đáu hi sinh cho công bằng, lẽ phải
ĐỀ : Dựa vào đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” (Xéc-van-tét), em hãy viết đoạn văn chứng minh Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa là cặp nhân vật bất hủ.
Dàn ý:
ĐỀ : Dựa vào đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” (Xéc-van-tét), em hãy viết đoạn văn chứng minh Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa là cặp nhân vật bất hủ.
Dàn ý: