Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thanh Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Chippy Linh
29 tháng 9 2017 lúc 17:56

*Hình ảnh của cai lệ qua giọng nói, hành động ,thái độ: hống hách, thô bạo, vô nhân tính

*những chi tiết thể hiện cơn giận dữ của chị dậu khi chống lại bọn tay sai:

- Khi hai tên tay sai "sầm sập tiến vào", nỗi nguy đã ập đến, vấn đề đặt ra với chị Dậu khi đó là sự sống chết của chồng:

+ Anh Dậu ốm yếu quá khiếp đảng "lăn đùng ra không nói được câu gì".

+ Chị Dậu đã phải một mình đứng ra đối phó với chúng để bảo vệ chồng.

- Lúc này, vận mạng của anh Dậu là ở trong tay của chị. Tình thế thật là hiểm nghèo, nhưng chính trong tình huống hiểm nghèo ấy, hình ảnh chị Dậu đã nổi bật lên với những phẩm chất thật bất ngờ:

+ Ban đầu, chị "cố thiết tha" van xin bọn chúng. Trong tình thế của chị lúc ấy chỉ có cách van xin. Chúng có những hai tên rất hung hãn, tay lăm lăm "những roi song, tay thước và dây thừng" – toàn những thứ để đánh, trói người. Và điều quan trọng hơn – chúng là "người nhà nước", nhân danh "phép nước" để trừng trị kẻ có tôi. Mà anh Dậu chính là kẻ "có tội" hiển nhiên: đang thiếu thuế (dù chỉ là thiếu suất thuế của "chú Hợi" đã chết từ năm ngoái). Vợ chông chị, những người nông dân cùng khổ, xưa nay hầu như chỉ biết an phận, đâu cưỡng lại "phép nước" được.

+ Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin thống thiết lễ phép của chị Dậu bằng "trợn ngược hai mắt" quát, thét, bằng những quả bịch vào ngực chị Dậu và cứ chồm đến anh Dậu, thì chỉ đến lúc ấy, "hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại".

Sự "liều mạng cự lại" của chị Dậu cũng có hai bước, mức độ khác nhau. Thoạt tiên chị "cự lại" bằng lí:

+ " – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!" Kì thực, chị Dậu đâu biết đến luật pháp cụ thể, chị chỉ nói cái lí tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị Dậu lúc này khác hẳn trước: không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin, mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.

Nhưng khi tên cai lệ hung dữ như chó sói ấy quay lại "tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu", thì chị Dậu đã bật dậy với sức mạnh ghê ghớm bất ngờ.

+ Chị Dậu "nghiến hai hàm răng" (biểu hiện của sự nổi giận cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Không còn đấu lí nữa, chị quyết ra tay đấu lực với bọn ác ôn này.

+ Chị Dậu đã ra tay với sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ: "Túm ngay cổ" tên cai lệ, "ấn dúi ra cửa" làm cho "hắn ngã chỏng queo".

xin chào
Xem chi tiết
Mien Vi
Xem chi tiết
︵✰Ah
7 tháng 2 2022 lúc 16:20

Tham Khảo 

Quan phụ mẫu ngồi trong đình vững chãi cao ráo, an toàn, có người gãi chân kẻ quạt mát, kẻ chực chầu điếu đóm, các tay chân ngồi hầu bài.

=> Chứng tỏ một cuộc sống sang trọng xa hoa rất cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của nhân dân

Quan chỉ mê bài, đáng lẽ phải tắm mưa gội gió đứng trên đê đốc thúc thì quan lại ngồi chơi bài tổ tôm nhàn nhã có kẻ hầu người hạ, ngài mà còn dỡ ván bài hay chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đe vỡ dân trôi ngài cũng thây kệ.Quan gắt khi có người báo tin đe vỡ- Mặc kệ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ bỏ tù những người dân báo tin đe vỡ, và ra lệnh đuổi cổ nó ra.Y tiếp tục đánh đến khi ù thông tôm chi chi nảy mặc cho dân rơi vòa cảnh đe vỡ, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng lúa má ngập hết. Kẻ sống không chỗ ở kẻ chết không nơi chôn, tình cảnh thảm sầu kể sao cho xiết.

=> Hai cảnh tượng hoàn toàn đối lập nhau. Nghệ thuật tương phản được tác giả vận dụng rất khéo léo.

Nguyễn Thanh
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 8 2019 lúc 4:43

+Cai lệ tát, đánh, nhảnh

Chị dậu nghiến 2 hàm răng

Gọi mày-xưng bà

--->Vai trên

+Cự lại bằng hành động

Túm cổ cai lệ ấn dúi ra cửa

Túm tóc lẳng ra thềm(người nhà lý trưởng)

-->Tư thế

-->Chị là người dân tộc mộc mạc,hiền lành,đầy vị tha chị có sức sống mạnh mẽ là người tôn trọng pháp luật.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 21:42

- Những chi tiết mà văn bản đề cập đến ngôi nhà dài bao gồm:

1. Nhà dài

 

- Là nhà sàn.

- Nguyên liệu: tre nứa, gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh.

- Thường làm nhà theo hướng bắc – nam.

- Độ dài thường được ước tính bằng số lượng dầm ngang (đê), nhà có bao nhiêu đê thì có bấy nhiêu gian.

 

2. Hoa văn chạm khắc

- Trong nhà thường được chạm khắc nhiều hình con vật như voi, cua, cá, ... lên xà nhà à thể hiện sự giàu có của chủ nhà.

- Những con kì đà được khắc trên xà ngang à cầu mong may mắn sẽ đến với gia đình.

- Hoa văn con rồng có vây hình con cá, râu, sừng nhô lên, ... hoa văn nguyên thủy, mang tính đặc trưng của người Ê-đê.

3. Cầu thang

 

- Gắn với hai cửa của nhà dài, cửa phía trước dành cho khách và nam giới; cửa phía sau dành cho phụ nữ.

- Cầu thang phía trước thường hướng về phía Bắc à cầu thang chính.

- Cầu thang chính bao giờ cũng có hai cầu thang để lên xuống (cầu thang đực, cầu thang cái). Ở cầu thang cái bao gờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết; cầu thang đực không có hoa văn chạm khắc nhiều, thường chỉ chạm khắc những bậc tiện cho việc lên xuống.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 10:44
 

Từ hình minh họa, những chi tiết mà văn bản đề cập đến ngôi nhà dài bao gồm:

- Nhà dài:

+ Là nhà sàn.

+ Nguyên liệu: tre nứa, gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh.

+ Thường làm nhà theo hướng bắc – nam.

+ Độ dài thường được ước tính bằng số lượng dầm ngang (đê), nhà có bao nhiêu đê thì có bấy nhiêu gian.

- Hoa văn chạm khắc:

+ Trong nhà thường được chạm khắc nhiều hình con vật như voi, cua, cá, ... lên xà nhà à thể hiện sự giàu có của chủ nhà.

+ Những con kì đà được khắc trên xà ngang à cầu mong may mắn sẽ đến với gia đình.

+ Hoa văn con rồng có vây hình con cá, râu, sừng nhô lên, ... à hoa văn nguyên thủy, mang tính đặc trưng của người Ê-đê.

- Cầu thang:

+ Gắn với hai cửa của nhà dài, cửa phía trước dành cho khách và nam giới; cửa phía sau dành cho phụ nữ.

+ Cầu thang phía trước thường hướng về phía Bắc à cầu thang chính.

+ Cầu thang chính bao giờ cũng có hai cầu thang để lên xuống (cầu thang đực, cầu thang cái). Ở cầu thang cái bao gờ cũng có hình ảnh bầu sữa mẹ và vầng trăng khuyết; cầu thang đực không có hoa văn chạm khắc nhiều, thường chỉ chạm khắc những bậc tiện cho việc lên xuống.

Hạ Nhi
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
23 tháng 12 2021 lúc 20:19

Tham khảo :

Nếu được chọn 1 chi tiết tiêu biểu để xác định đỉnh điểm của tình huống trong văn bản "tức nước vỡ bờ" thì em sẽ chọn chi tiết chị Dậu quát to vào mặt cao lệ:"Mày trói chồng bà đi bà cho mày xem". Chi tiết này là một chi  tiết làm nên sự bất ngờ, kịch tính đẩy cốt truyện lên tới cao trào, là đánh dấu cho sự thay đổi thái độ của chị Dậu, dự báo một màn hả hê mà phần thắng nghiêng về "người đàn bà lực điền".

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 15:53

- Hình ảnh người dân Gò Me được tác gỉa khắc họa chủ yếu qua hình ảnh những cô gái Gò Me với những chi tiết:

+ Má núng đồng tiền duyên dáng

+ Say sưa, cần cù trong công việc

+ Véo von điệu hò cổ truyền Nam Bộ

+ Tâm hồn mộng mơ theo bướm, theo chim.

→ Những chi tiết miêu tả đã thể hiện sự hồn nhiên, duyên dáng, hăng say trong công việc của những cô gái Gò Me. 

- Những chi tiết này cho em cảm nhận con người nơi đây là những người duyên dáng, chất phác, thật thà, hăng say lao động và có tâm hồn phong phú

Nguyễn Bảo Châu
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
10 tháng 3 2020 lúc 7:48

Ngoại hình: Dượng Hương Thư có 1 ngoại hình thật vạm vỡ, gân guốc và khỏe mạnh như 1 pho tượng đồng đúc: các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.

 Động tác khi đối mặt với con thác dữ vô cùng khéo léo, nhanh nhẹn:

- Dượng Hương Thư đánh trần, co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe 1 tiếng “soạc”, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ. Dượng Hương Thư đứng sau lái, co sào, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

=> Có thể khẳng định đây là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm, vô cùng quả cảm, nhanh nhẹn, mạnh mẽ, dứt khoát và rất bình tĩnh.

- Phép so sánh: Dượng Hương Thư như 1 hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ, mang vẻ đẹp hào hùng, mạnh mẽ, thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.

=> Tác giả đã sử dụng nhiều động từ mạnh, tính từ gợi tả, từ láy và những hình ảnh so sánh để làm nổi bật hình ảnh của con người lao động. Con người có tư thế đẹp, tầm vóc lớn lao sánh ngang với tầm vũ trụ.

Nét tính cách đáng quý: 

- Khi vượt thác, Dượng Hương Thư rắn rỏi, từng trải, nhanh nhẹn, dứt khoát.

- Trong cuộc sống hàng ngày, họ rất hiền lành và nhu mì: “Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhỏ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”. => khác hẳn tính cách lúc vượt thác.

=> Nét tính cách cùng với ngoại hình đã được tô đậm đã góp phần làm ngời sáng vẻ đẹp về người lao động Việt Nam – những người lao động bình dị đời thường, giản dị mạnh mẽ và chân thật.

Khách vãng lai đã xóa
noob300no
30 tháng 4 2021 lúc 19:30

tấn tài gaming