cuộc sống và sự nghiệp của các nhà hàng hải ở năm 15-16
cuộc đời và sự nghiệp của các nhà hàng hải và châu âu ở thế kỉ 15-16
Christopher Columbus đã tới được Tân Thế Giới do sự tình cờ. Chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á và khi nhìn thấy miền đất này, ông Columbus đã tin tưởng cho tới ngày qua đời rằng ông đã đạt được mục tiêu. Dù cho có sự nhần lẫn đó, người đời sau vẫn xếp ông Columbus là một trong các nhà hàng hải lớn lao nhất.
Cha của Christopher Columbus tên là Domenico Colombo, là một người thợ dệt len, có cơ sở thương mại tại thành phố cảng Genoa, nước Ý. Christopher tên thật là Cristoforo, ra đời vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu năm 1451. Lúc thiếu thời, Christopher cùng với em trai tên là Bartholomew giúp cha trong việc chải len. Khi lớn lên, Christopher là một chàng thanh niên cao lớn, tóc đỏ, tính tình trầm lặng và rất sùng đạo. Giống như các thanh niên khác của xứ Genoa, Christopher đã theo các đoàn tầu thuyền đi đánh cá mòi và có lẽ đi tới tận đảo Corsica. Christopher cũng có dịp tới các bờ biển Bắc Phi và trong các chuyến hải hành này, chàng đã học hỏi được kỹ thuật đi biển. Vào năm 1476, Christopher Columbus đã theo tầu buôn xứ Genoa tới hải cảng Lisbon thuộc xứ Bồ Ðào Nha rồi tới cả nước Anh và miềnFlanders. Vào thời kỳ này, các quốc gia thuộc miền Ðịa Trung Hải đang gây chiến với nhau, vì vậy các tầu buôn đều phải có hộ tống. Con tầu chở Christopher khi tới phần biển phía nam của Bồ Ðào Nha thì bị tầu lạ tấn công và bị chìm. Christopher bơi được vào bờ và tìm đường tới Lisbon. Vào cuối thế kỷ 15, Bồ Ðào Nha là quốc gia đứng đầu về viễn du hàng hải. Trong một nửa thế kỷ và dưới sự bảo trợ của Hoàng Tử Henry, các thủy thủ Bồ đã thực hiện được các cuộc hải hành quan trọng tới các miền bờ biển Bắc Phi và đã mang về nhiều tài sản giá trị. Nhiều thương nhân gốc Genoa đã làm ăn phát đạt tại Lisbon và vì vậy, Christopher Columbus đã nhìn thấy cơ hội có thể trở nên một thuyền trưởng của các con tầu biển Bồ Ðào Nha. Việc đầu tiên Christopher Columbus phải làm là học nói, đọc và viết các tiếng La Tinh, tiếng Bồ và tiếng Castilian là ngôn ngữ chính của Tây Ban Nha, để có thể tự mình hiểu rõ các sách nói về địa dư. Christopher cũng mưu sinh trong một thời gian bằng nghề vẽ bản đồ. Năm 1479, Christopher kết hôn với cô Dona Felipa Perestrello, có cha là một trong các thuyền trưởng của Hoàng Tử Henry. Họ đã có một con trai tên là Diego. Nhờ giai cấp gia đình cao sang của vợ, Christopher có thể giao du với các nhân vật quan trọng và cũng nhờ vợ, ông đã có được bộ sưu tập các bản đồ của người cha vợ thuyền trưởng và sau đó, tìm hiểu thêm các khám phá và kế hoạch của nước Bồ Ðào Nha. Vào năm 1481, Christopher Columbus phục vụ dưới quyền của Vua John II của Bồ Ðào Nha và đã đi tới Elmina, một hải cảng thương mại của nước Bồ trên miền Bờ Biển Vàng (Gold Coast) của châu Phi. Christopher Columbus là người tự học, biết nhìn xa trông rộng lại có nhiều kinh nghiệm hàng hải nhờ các chuyến viễn du. Giống như nhiều nhà trí thức đương thời, Christopher biết rằng trái đất tròn. Do tin tưởng rằng bằng đường biển đi về hướng tây, ông có thể tới được châu Á là một miền đất giàu có. Hơn 200 năm về trước, Marco Polo đã mô tả nước Trung Hoa khiến cho các người châu Âu rất thèm muốn tới được châu Á. Hàng hóa của châu Á nếu vận chuyển bằng đường bộ, sẽ gặp nhiều trắc trở và bị hư hỏng, khiến cho giá thành tăng cao. Như vậy, các con tầu biển có thể chuyên chở nhiều hàng hóa hơn, sẽ khiến cho giá phẩm vật rẻ hơn. Tới lúc này, các thủy thủ Bồ Ðào Nha đã tìm thấy con đường vòng qua phía nam của châu Phi để đi tới Ấn Ðộ. Christopher tin rằng châu Á nằm ở phía tây của châu Âu nhưng vấn đề đặt ra là khoảng cách giữa hai châu này là bao nhiêu. Christopher Columbus đã nghiên cứu các chi tiết về khoảng cách đề cập trong Thánh Kinh, trong cuốn sách du lịch của Marco Polo và trong cuốn "Imago Mundi" (Hình ảnh của Thế Giới) của Hồng Y Pierra d' Ailly xuất bản vào đầu thế kỷ 15, cũng như căn cứ vào các lập luận của một nhà địa dư người Ý kiêm bác sĩ, có tên là Paolo Toscanelli, để đi tới phần kết luận quá lạc quan là nước Trung Hoa chỉ cách châu Âu 3,500 dậm về hướng tây trong khi khoảng cách thực sự là 11,766 dậm. Sau nhiều năm nghiên cứu với các dẫn chứng từ các học giả và từ các người đi biển danh tiếng, Christopher Columbus đã đệ trình kế hoạch thám hiểm của mình lên Vua John II của nước Bồ Ðào Nha vào năm 1484. Một ủy ban của nhà vua đã cứu xét dự án rồi bác bỏ vì lý do khó tin. Trong khi đó, người vợ qua đời, Christopher bèn mang con qua nước Tây Ban Nha, tìm kiếm người tài trợ kế hoạch. Ông gửi con cho các sư huynh tại tu viện La Rabida. Tại nước Tây Ban Nha, Christopher Columbus nhờ một số bạn bè có thế lực đệ trình kế hoạch thám hiểm lên Vua Ferdinand và Nữ Hoàng Isabella. Mặc dù đang bận tâm về cuộc chiến tranh với người Moors tại Granada, hai vị vua này cũng giao kế hoạch cho một ủy ban cứu xét và trong khi chờ đợi, ông Columbus đã cưới bà Beatriz Enriquez de Harana. Họ có một người con tên là Fernando. Do cứu xét lại kế hoạch của Columbus, Vua John mời nhà thám hiểm trở lại Bồ Ðào Nha nhưng đúng vào lúc này, Bartholomew Dias đã trở về sau khi tìm thấy Mũi Hảo Vọng. Như vậy con đường biển đi tới Ấn Ðộ đã được mở ra và người Bồ Ðào Nha không còn quan tâm tới con đường hướng về phía tây nữa. Trước tin tức này, Columbus đành ở lại Tây Ban Nha. Tháng 1 năm 1492, quân đội Tây Ban Nha đã chiến thắng tại Granada nên Vua Ferdinand và Nữ Hoàng Isabella đồng ý tài trợ chuyến đi của Columbus. Yếu tố quan trọng thứ nhất trong quyết định này là do vị quan Luis de Santagel, người thủ quỹ Cơ Mật Viện của Nữ Hoàng, đã hứa với nhà vua rằng ông ta sẵn sàng dùng tài sản tư để tài trợ dự án. Yếu tố thứ hai là vì Tây Ban Nha không được chính thức chấp nhận dùng con đường biển qua Tây Phi Châu, khi đó đã do nước Bồ Ðào Nha kiểm soát. Ngoài sự đồng ý tài trợ, hai nhà vua Tây Ban Nha này cũng hứa sẽ ban cho Christopher Columbus tước hiệu Ðô Ðốc của Ðại Dương (Admiral of the Ocean Sea) và Phó Vương của tất cả các hải đảo và lục địa nếu tìm thấy được.1.Là người dân châu Á, em có thái độ ntn về sự có mặt của người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lý?
2.Nếu sống ở thế kỉ XV, em có tán thành hướng tìm con đường sang phương Đông của Cô-lôm-bô không? Vì sao?
3. Các nhà hàng hải châu Âu đã mua những mặt hàng gì ở châu Á sau các cuộc phát kiến địa lí? Tại sao họ lại mua những mặt hàng đó?
Giúp mình với, mình cần gấp. Ai làm đúng mình tick cho.
1) Là người dân châu Á, em rất vui khi được gặp gỡ, giao lưu với người châu Âu tại các nước châu Á sau các cuộc phát kiến địa lý.
2) Nếu sống ở thế kỉ XV, em tán thành hướng tìm con đường sang phương Đông của Cô-lôm-bô. Vì đó là 1 bước tiến rất lớn cho sau này.
Câu 3 mink k0 bít
3.Các nhà hàng hải châu Âu đã mua lụa ở châu Á vì ở các nước châu Âu họ không sản xuất ra lụa nên phải mua mặt hàng này ở châu Á để trao đổi,buôn bán lục với những mặt hàng mà họ làm ra.
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 2000 - 2010
(Đơn vị: nghìn ha)
a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2000 - 2010.
b) Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 2000 - 2010 (%)
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2000 - 2010
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Có sự chuyển dịch nhưng còn chậm.
- Xu hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm.
* Giải thích
- Chuyển dịch theo xu thế chung của sản xuất nông nghiệp.
- Do cây công nghiệp lâu năm đem lại hiệu quả cao hơn so vơi cây công nghiệp hàng năm; trong hoàn cảnh nước ta có nhiều thuận lợi về trồng cây công nghiệp lâu năm và thị trường nước ngoài được mở rộng.
Dựa vào bảng 8.3 (SGK trang 31), hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.
- Cây công nghiệp hàng năm:
+ Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Dâu tằm: Tây Nguyên.
+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ.
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
+ Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Nhìn chung, các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở các đồng bằng.
- Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010
(Đơn vị: nghìn ha)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010.
b) Nhận xét và nêu nguyên nhân của sự phát triển cây công nghiệp nước ta trong giai đoạn trên.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010
b) Nhận xét và nêu nguyên nhân của sự phát triển cây công nghiệp nước ta
* Nhận xét: Giai đoạn 1990 - 2010:
- Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta ngày càng tăng, từ 1199,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2808,1 nghìn ha (năm 2010), tăng 1608,8 nghìn ha (tăng gấp 2,34 lần).
- Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm và không ổn định: tăng 255,6 nghìn ha, từ 542,0 nghìn ha (năm 1990) lên 797,6 nghìn ha (năm 2010), tăng gấp 1,47 lần. Giai đoạn 2005 - 2010, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm.
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và liên tục, lừ 657,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2010,5 nghìn ha (năm 2010), tăng 1353,2 nghìn ha (tăng gấp 3,06 lần).
- So với diện tích cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.
* Những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cây công nghiệp nước ta:
- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp (khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, nguồn nước tưới dồi dào,...), nhưng những tiềm năng này mới chỉ được khai thác một phần.
- Nguồn lao động dồi dào (vì việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động).
- Việc đảm bảo an ninh lương thực đã giúp cho việc chuyển một phần diện tích cây lương thực sang trồng các cây công nghiệp.
- Những chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Nhà nước.
- Sự hoàn thiện công nghiệp chế biến và nâng cao năng lực của các cơ sơ chế biến sản phẩm cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp và sức cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường thế giới.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp có giá trị kinh tế
- Thực hiện những hành vi, việc làm phù hợp để thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
- Ghi lại và chia sẻ với thầy cô, các bạn về kết quả, cảm xúc, những bài học kinh nghiệm của em.
Tham khảo
- Những hành vi, việc làm phù hợp để thể hiện sự tự tin về những đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường và cộng đồng là:
+ Nhiệt tình, năng nổ tham gia các hoạt động tập thể.
+ Tích cực học tập và rèn luyện.
+ …
- Chia sẻ cảm xúc với bố mẹ, thầy cô và bạn bè: vui vẻ, hào hứng, thành tựu…
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:
Thúy Kiều gặp Từ Hải khi ở lầu xanh lần thứ hai và nàng được người anh hùng có chí khí, tài năng hơn người cứu thoát khỏi cuộc sống lầu xanh. Khi đã lập nên sự nghiệp “hùng cứ một phương”, Từ Hải giúp Kiều đền ơn, trả oán. Đoạn này tiếp ngay sau cuộc trả ân, báo oán của Thúy Kiều (từ câu 2419 đến câu 2450).
- Tập đọc diễn cảm đoạn Anh hùng tiếng đã gọi rằng theo ngôn ngữ nhân vật (đối thoại giữa Thúy Kiều – Từ Hải) và theo ngôn ngữ của người kể chuyện.
- Nêu hướng đi trong các cuộc phát kiến địa lí và kết quả đạt được của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Tây ban nha.
Năm 1492 Cô lôm bô tìm ra Châu Mỹ
Năm 1519-1522 Ma gen lan đi vòng qua thế giới
Kết quả : tìm được những vùng đất mới
Chúc bạn học tốt.
+ 1487 B. Di- a - xơ vòng qua cực Nam Châu Phi đến mũi Hảo Vọng.
+ 8- 1492 C. Cô - lôm - bô từ Tây Ban Nha về hướng tây đến biển Ca ri bê, đặt chân đến Châu Mỹ
+ 1497 Va- x cô đơ Ga- ma từ Lix- bon, đến Ca - li - cút (Tây Ấn Độ ).
+ 1519- 1522 Ph. Ma - gien- lan đi qua cực nam Châu Mỹ (eo Ma - gien - lan) vào Thái Bình Dương, và thiệt mạng ở Phi - líp - pin và trở về Tây - ban - nha năm 1522.
Đều xuất phát từ thủ đô Li-xbon (Bồ đào nha) đi 1 vòng từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Chấm dứt cuộc hành trình vòng quanh trái đất bằng đường biển.
nêu hướng đi trong các cuộc phát kiến địa lí và kết quả đạt được của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha
Năm 1492 Cô lôm bô tìm ra Châu Mỹ
Năm 1519-1522 Ma gen lan đi vòng qua thế giới
Kết quả : tìm được những vùng đất mới
đi-a-xơ đã đi vòng qa điểm cực nam châu phi vào năm 1487.Hơn 10 năm sau, năm 1589, V-xcô đơ Ga-ma cũng đi qa đây và cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam ấn độ.Năm 1492, trong hành trình đi về hướng tây để tìm đường sag phương đông ,C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.
đoàn thám hiểm của Ph. ma-gien-lan lần đầu tiên đi vòng qanh trái đất hết gần 3 năm từ năm 1519 đến năm 1522